Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Khô Miệng Hiệu Quả Từ YHCT

Chứng khô miệng trong Đông y là tình trạng nhiệt tích ở miệng do phế nhiệt, nhiệt độc, thận âm hư suy, âm hư, tâm hỏa can thịnh… gây nên. Người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi là những đối tượng dễ bị khô miệng nhất. Sau chẩn đoán, tùy theo nguyên nhân gây bệnh và từng thể lâm sàng sẽ được chuyên gia chỉ định dùng bài thuốc phù hợp

Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng
Chứng khô miệng trong Đông y được sinh ra do phế nhiệt, thận âm hư suy, tâm hỏa can thịnh…

Tìm hiểu chứng khô miệng theo quan niệm Đông y

Khô miệng là tình trạng xảy ra phổ biến và có thể gây những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh khô miệng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đau rát, khó chịu, miệng có vị lạ, ảnh hưởng vị giác… Trong đó tân dịch thuộc thủy, thận chủ thủy nên nếu khô miệng kéo dài có thể phát sinh cặn thận, suy giảm chức năng thận cùng nhiều hệ lụy, rủi ro khác cho sức khỏe. 

Theo quan niệm trong y học cổ truyền, chứng khô miệng được xác định là do các nguyên nhân sau:

  • Do chứng thận âm hư suy; 
  • Do tâm hỏa can thịnh;
  • Do phế nhiệt; 
  • Do hao tổn tân dịch; 
  • Do tác dụng phụ của thuốc;
  • … 
Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng
Tùy theo từng thể bệnh khác nhau của chứng khô miệng sẽ được kê toa bài thuốc phù hợp

Chứng khô miệng được chia thành các thể riêng biệt với các biểu hiện triệu chứng khác nhau. Do đó, người bệnh cần được thăm khám để xác định thể bệnh, kết hợp với thể trạng sức khỏe hiện tại sẽ được chuyên gia chỉ định áp dụng phương pháp luận trị phù hợp. 

Nguyên tắc trị khô miệng bằng Đông y chủ yếu thông qua các bước đánh giá, tìm ra căn nguyên gây bệnh, sau đó áp dụng các bài thuốc phù hợp nhằm cải thiện cơ quan nội tạng bị suy yếu dẫn đến khô miệng. Ưu điểm lớn nhất của giải pháp này là sử dụng các bài thuốc với sự kết hợp của nhiều vị thuốc quý, vừa đem lại hiệu quả rõ rệt vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. 

Các bài thuốc Đông y chữa khô miệng theo từng thể bệnh

Nền y học cổ truyền ghi nhận rất nhiều bài thuốc chữa chứng khô miệng. Tùy theo từng thể bệnh lâm sàng được chẩn đoán, thầy thuốc sẽ kê toa thuốc phù hợp để cải thiện các triệu chứng, đồng thời bồi bổ tăng cường chức năng các tạng trong cơ thể. 

1. Bài thuốc trị khô miệng do tâm hỏa can thịnh 

Người bị khô miệng do tâm hỏa can thịnh thường có các triệu chứng đặc trưng sau: khô miệng, đau họng, toát mồ hôi liên tục, tiểu ít, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, váng đầu, tâm phiền, ngủ không ngon giấc…

Pháp trị: bổ thủy để sinh tân dịch và tả tâm hỏa. 

Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng
Bài thuốc trị khô miệng do tâm hỏa can thịnh có tác dụng cải thiện tình trạng khô miệng, niêm mạc, toát mồ hôi, đau họng…

Người mắc thể bệnh này có thể áp dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các vị thuốc gồm: chi tử, thục địa, bạch thược và thảo quyết minh (sao vàng) mỗi vị 12g, sa sâm, hắc táo nhân, thạch hộc và đương quy mỗi vị 16g, rau má, cỏ mực và tang diệp mỗi vị 20g cùng 5 quả đại táo. Sắc 2 ngày 1 thang thuốc, uống ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn. 
  • Bài thuốc 2: sinh địa, chi tử, sơn thù và cam thảo mỗi loại 12g, hoàng cầm và hoàng liên mỗi loại 10g, đương quy, hắc táo nhân, cát căn và thạch hộc mỗi vị 16g, 20g lá mã đề và 5 quả đại táo. Sắc 2 ngày 1 thang thuốc, chia làm 4 phần, mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn. 

2. Bài thuốc chữa khô miệng do thận âm hư suy

Theo lý thuyết trong Đông y, âm dương cân bằng thì cơ thể mới khỏe mạnh, còn âm hư thì cơ thể suy yếu, mệt mỏi, suy nhược, khô miệng, thường xuyên hoa mắt chóng mặt, toàn thân không có sức lực, hay đau lưng mỏi gối, phụ nữ dễ bị rối loạn kinh nguyệt, nam giới dễ bị di tinh, mộng tinh

Do đó, những người có thận âm hư suy hoàn toàn có thể gây ra chứng khô miệng do âm hư hỏa vượng. Kèm theo đó là một số triệu chứng như váng đầu, hoa mắt và triều nhiệt. 

Pháp trị: bổ âm dưỡng huyết, bổ âm sinh thủy và sinh tân dịch. 

Để điều trị thể bệnh này, người bệnh có thể được áp dụng 2 bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc sau: thục địa, sơn thù, bạch linh và cam thảo mỗi vị 12g, trạch tả, hoài sơn, khiếm thực, tang bạch bì và thạch hộc mỗi loại 16g, 10g đan bì cùng 5 quả đại táo. Sắc mỗi ngày 1 thang, sắc kỹ 3 lần, phần nước thu được chia làm 3 lần, uống hết trong ngày. Liệu trình dùng liên tục trong 10 – 15 ngày. 
  • Bài thuốc 2: Dùng các nguyên liệu gồm: khiếm thực, thạch hộc, tang thầm, sơn thù, kỷ tử, trạch tả và cam thảo mỗi vị 12g, đan bì, mơ muối và bạch linh mỗi loại 10g, hoài sơn, thục địa, đậu đen (sao thơm) và củ định lăng mỗi loại 16g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

3. Bài thuốc trị khô miệng do phế nhiệt

Bệnh nhân mắc chứng khô miệng do phế nhiệt thường có những biểu hiện đặc trưng như: khô miệng và niêm mạc, da khô, hơi tở nóng, đau họng, ăn không ngon, ngủ không yên, ho khan, tiểu rắt, tiểu đỏ, dễ bị táo bón… 

Pháp trị: Bổ phế, sinh tân. 

Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng
Bài thuốc trị khô miệng thể phế nhiệt với pháp trị bổ phế, sinh tân nhằm cải thiện triệu chứng

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà thầy thuốc chỉ định áp dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Dùng các vị thuốc sau: bạch thược, thiên môn, cát cánh, chi tử và đương quy mỗi vị 12g, mạch môn và ngũ vị mỗi loại 10g, tang diệp và rau má mỗi vị 20g cùng 16g sa sâm. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống hết trong ngày, sau mỗi bữa ăn. 
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị mã đề thảo, sâm đại hành (sao thơm), mạch môn và cát cánh mỗi loại 16g, sinh địa và cam thảo mỗi vị 12g, cát căn và tang diệp mỗi loại 20g. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc này, phần nước thuốc thu được chia làm 3 phần để uống trong ngày. Liệu trình dùng liên tục 10 ngày sẽ có hiệu quả. 

4. Bài thuốc trị khô miệng do nhiệt độc

Chứng khô miệng do nhiệt độc thường xảy ra kèm theo hôi miệng, miệng loét sưng đau, nóng đỏ, khô rát, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, có rêu vàng… 

Pháp trị: Thanh nhiệt giải độc. 

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị tế tân và quế tâm mỗi vị 45g, 30g xuyên khung, 90g cam thảo, 15g đinh hương. Đem tất cả vị thuốc trên tán thành bột mịn, trộn cùng một lượng mật ong vừa đủ và hoàn thành viên. Cho vào hũ thủy tinh bảo quản, mỗi ngày dùng 5g trước khi đi ngủ. 
  • Bài thuốc 2: Dùng các vị thuốc gồm huyền sâm, tri mẫu và ngọc trúc mỗi loại 12g, 20g sinh địa, 8g thăng ma, 40g thạch cao, 10g mộc thông, 4g cam thảo. Sắc lấy nước uống mỗi ngày trước khi đi ngủ. 
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 4g bán hạ chế, 9g trúc diệp, 18g mạch môn, 5g nhân sâm, 30g thạch cao, 3g cam thảo và 8g gạo. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm sắc với 1 lượng nước vừa đủ. Kiểm tra nước thuốc cạn xuống còn khoảng 1/3 thì tắt bếp, rót ra chén, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. 

Một số lưu ý khi điều trị khô miệng bằng Đông y

Dù các bài thuốc Đông y trị khô miệng được đánh giá đem lại hiệu quả tốt, mức độ an toàn và lành tính cao, nhưng khi trực tiếp áp dụng bệnh nhân cần chú ý tuân thủ một số điều sau đây để tránh gây tác dụng phụ hoặc khiến triệu chứng bệnh càng chuyển biến xấu hơn:

Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng
Hiệu quả của các bài thuốc Đông y chữa khô miệng không đồng nhất, nên không phải trường hợp nào áp dụng cũng có kết quả
  • Không tự ý bốc thuốc hoặc dùng các bài thuốc Đông y trôi nổi không rõ nguồn gốc, các vị thuốc không đảm bảo an toàn. 
  • Tốt nhất nên trao đổi trực tiếp với các bác sĩ uy tín chuyên về y học cổ truyền để được tư vấn và chỉ định sử dụng bài thuốc phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng bệnh. 
  • Hầu hết các bài thuốc Đông y chữa khô miệng đều sử dụng các loại dược liệu tự nhiên nên hiệu quả khá chậm, không nhanh bằng thuốc Tây. Vì vậy, người bệnh cần liên trì áp dụng các bài thuốc được chuyên gia chỉ định trong thời gian dài để đạt được kết quả tối ưu. 
  • Những trường hợp đang điều trị khô miệng bằng thuốc Tây cần phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phương pháp này để tránh gây tương tác làm giảm tác dụng của cả 2 nhóm thuốc. 
  • Chữa khô miệng bằng Đông y chỉ phù hợp với những trường hợp mức độ bệnh nhẹ. Ngược lại, nếu khô miệng xảy ra nghiêm trọng và là dấu hiệu của các bệnh lý khác thì tốt nhất nên chủ động thăm khám và điều trị theo phác đồ hiện đại. 
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc Đông y, người bệnh cần kết hợp thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước và các thói quen sinh hoạt khoa học. Không nên dùng rượu bia hay các chất kích thích khác vì đây là những yếu tố làm mức độ khô miệng càng trở nên trầm trọng. 

Chữa khô miệng bằng các bài thuốc Đông y là phương pháp đã và đang được nhiều người áp dụng thành công dưới sự giám sát của các chuyên gia về y học cổ truyền. Tuy nhiên, do tác dụng của thuốc Đông y không có tính đồng nhất nên không phải trường hợp nào cũng đem lại hiệu quả cải thiện rõ rệt. Do đó, hãy chuẩn bị một tâm lý thoải mái nhất khi thực hiện phương pháp này và kiên trì trong thời gian dài để có được kết quả như mong đợi. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy Khô Miệng Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Báo Hiệu Bệnh Lý Gì?
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy có thể xảy ra do một số nguyên nhân thông thường như thiếu nước, vệ sinh răng miệng kém, tác dụng phụ của…
Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Báo Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện…

Khô môi và nhiệt miệng Khô Môi và Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Giải Pháp Khắc Phục

Khô môi và nhiệt miệng là 2 triệu chứng sức khỏe phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng từ…

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm Khô miệng khi ngủ vào ban đêm và Cách xử lý, khắc phục

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là tình trạng rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Mặc…

Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ cần nhiều nước hơn bình thường Khô Miệng Khi Mang Thai và Các Hệ Lụy Nguy Hiểm Cho Mẹ

Khô miệng khi mang thai là một trong những tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Đa phần là…

Cần thăm khám bác sĩ khi gặp phải tình trạng khô miệng khát nước tiểu nhiều Khô Miệng Khát Nước Tiểu Nhiều Là Dấu Hiệu Bị Bệnh Gì?

Khô miệng khát nước thường xảy ra khi thời tiết nóng nực, ăn nhiều thức ăn mặn, ít uống nước…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua