Khô Miệng Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Báo Hiệu Bệnh Lý Gì?

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy có thể xảy ra do một số nguyên nhân thông thường như thiếu nước, vệ sinh răng miệng kém, tác dụng phụ của thuốc điều trị,… Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này là biểu hiện của các bệnh lý cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh phát sinh các biến chứng nặng nề. 

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy là bệnh gì? 

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp và có thể là biểu hiện nhận biết nhiều vấn đề sức khỏe. Theo đó, tình trạng này đặc trưng bởi vị giác thay đổi, cảm nhận vị đắng ở khoang miệng và miệng bị khô, khó chịu. Từ đó gây khó khăn trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy
Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống cũng như giao tiếp

Tình trạng khô miệng, đắng miệng khi ngủ dậy thường đi kèm với một số biểu hiện khác như chán ăn, giảm vị giác, đắng ở cổ họng, hơi thở có mùi hôi, cơ thể mệt mỏi, thường xuyên khát nước,… Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:

1. Mắc các bệnh lý răng miệng

Tình trạng khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy thường là biểu hiện của các bệnh răng miệng. Thông thường, tình trạng này đi kèm với một số biểu hiện như đau nhức, hơi thở có mùi, răng bị ê buốt, gặp khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng,…

Một số bệnh nha khoa gây ra tình trạng khô, đắng miệng, bao gồm:

  • Viêm nướu răng
  • Viêm nha chu
  • Sâu răng
  • Hôi miệng

Trường hợp tình trạng xảy ra do mắc các bệnh nha khoa bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Việc tuân thủ phương pháp chữa trị kết hợp với chăm sóc đúng cách không chỉ khắc phục miệng khô và đắng mà còn còn ngăn ngừa các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

2. Trào ngược dạ dày 

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh dạ dày phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý là do chế độ ăn uống kém khoa học, nghiện bia rượu, cơ thực quản dưới bị yếu hoặc giãn ra, vi khuẩn Hp,… Trào ngược dạ dày thực quản đặc trưng bởi tình trạng ợ chua, ợ nóng, cảm giác nóng từ ngực lan đến cổ, dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng,…

Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản được xem là một trong những nguyên nhân gây khô, đắng miệng khi ngủ dậy

Thực tế, đa số các trường hợp bị trào ngược dạ dày đều gặp phải tình trạng đắng miệng, khô miệng khi ngủ dậy. Hơn nữa, bệnh còn khiến hơi thở có mùi hôi, gây bào mòn men răng và làm tăng nguy cơ phát sinh sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.

3. Bệnh thận 

Thận là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể. Cơ quan này giữ các chức năng như bài tiết độc tố trong cơ thể thông qua đường tiểu, lọc máu, điều hòa huyết áp,… Người gặp các vấn đề về thận, lượng độc tố trong cơ thể sẽ bị ứ đọng, không thể bài tiết hoàn toàn. Lâu dài sẽ phát sinh các phản ứng ở da, khoang miệng, điển hình là tình trạng hôi miệng, miệng có vị kim loại, đắng và khô sau khi ngủ dậy.

Các bệnh về thận có mức độ nghiêm trọng và phát triển quá nhiều giai đoạn. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị sớm không chỉ gây ra các biến chứng nặng nề, gặp khó khăn trong việc chữa trị mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở miệng hoặc nghi ngờ mắc bệnh thận bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị đúng cách.

4. Bệnh gan 

Tương tự với thận, gan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải độc tố trong cơ thể. Khi cơ quan này bị tổn thương, suy yếu sẽ khiến độc tố ứ đọng và phát sinh các phản ứng qua da, mắt, khoang miệng. Theo đó, người bị bệnh gan có dấu hiệu hôi miệng, khô miệng, da vàng, mắt vàng. Nhiều trường hợp cảm nhận được vị đắng trong khoang miệng, nhất là sau khi ngủ dậy.

Các vấn đề gan thường gặp ở người có chế độ ăn kém khoa học, nghiện bia rượu, hút thuốc lá,…. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý cũng như hỗ trợ chức năng gan, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, từ bỏ các thói quen ảnh hưởng đến gan, thận. 

5. Bệnh Alzheimer gây khô miệng, đắng miệng 

Alzheimer là một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Bệnh xảy ra khi các tế bào thân kinh bị tổn thương và chết. Từ đó, khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, trí nhớ giảm, gần như không thể thực hiện các hoạt động phức tạp,…

Hội chứng Sjogren
Cảm giác khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Người bị Alzheimer thường không có khả năng tự đi ăn uống hoặc do giao tiếp khó khăn nên không thể nhờ người chăm sóc. Vì vậy, nhiều trường hợp mắc phải chứng bệnh này bị khô và đắng miệng. Lâu dài sẽ khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng.

6. Hội chứng Sjögren 

Hội chứng Sjögren đề cập đến tình trạng viêm các tuyến do tập trung tế bào lympho T, nhất là tuyến lệ và tuyến nước bọt. Khi các tế bào miễn dịch tấn công vào tuyến nước bọt sẽ khiến quá trình sản xuất nước bọt bị gián đoạn và gây ra tình trạng khô miệng, đắng miệng khi ngủ dậy.

Hội chứng này không được kiểm soát sớm có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề như nhiễm nấm Candida, mắc các bệnh nha khoa như hôi miệng, nhiệt miệng, sâu răng, viêm nha chu,…. Hội chứng Sjögren là một dạng rối loạn tự miễn nên gần như không có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy dấu hiệu của hội chứng để được xử lý sớm.

7. Tiểu đường gây khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy 

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy thường là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lượng đường trong máu không được kiểm soát hoặc do sử dụng một số loại thuốc điều trị đái tháo đường được bác sĩ chỉ định. 

Trường hợp bị tiểu đường gây đắng miệng, khô miệng kéo dài cần kiểm tra đường huyết đều đặn. Trong trường hợp nghi ngờ triệu chứng xảy ra do sử dụng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được xem xét điều chỉnh hoặc thay đổi loại thuốc phù hợp để khắc phục tình trạng trên.

8. Một số nguyên nhân khác 

Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên, ngủ dậy bị khô và đắng miệng còn có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân và yếu tố sau:

  • Khô miệng
  • Phụ nữ mang thai
  • Bỏng rát miệng
  • Cơ thể thiếu nước
  • Đang dùng thuốc điều trị
  • Thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá
  • Người cao tuổi

Có thể nhận thấy, khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Việc dựa vào các biểu hiện đi kèm sẽ rất khó xác định nguyên nhân khởi phát. Do đó, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán để xác định cụ thể bệnh lý. Từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Cách khắc phục khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy 

Tình trạng đắng miệng khô miệng khi ngủ dậy có thể cải thiện thông qua một số biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để khắc phục tình trạng này. Các biện pháp chỉ có tác dụng cải thiện biểu hiện, không thể khắc phục bệnh lý nguyên nhân. Vì vậy, tránh tình trạng lạm dụng cách chữa này, trong trường hợp cần thiết bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng là biện pháp quan trọng giúp làm sạch răng miệng cũng như phòng ngừa các vấn đề nha khoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng vệ sinh răng miệng đúng cách và đầy đủ các bước. Không thể phủ nhận, việc vệ sinh răng miệng kém là yếu tố làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh nha khoa, trong đó có tình trạng đắng miệng, khô miệng khi ngủ dậy.

Vệ sinh mặt lưỡi thường xuyên
Vệ sinh lưỡi từ 2 – 3 lần/ tuần với dụng cụ chuyên dụng

Để cải thiện các biểu hiện trên, bạn cần chú ý một số vấn đề về vệ sinh răng miệng như sau:

  • Chải răng đều đặn từ 2 – 3 lần/ ngày, dùng bàn chải có kích thước phù hợp để làm sạch các răng khuất và chải răng đúng cách để tránh tổn thương mô nướu, mòn men răng.
  • Sau mỗi bữa ăn, cần sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng. Trường hợp gặp khó khăn khi dùng chỉ nha khoa, bạn có thể sử dụng máy tăm nước để làm sạch.
  • Sau khi chải răng, cần kết hợp dùng nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, tăng tác dụng làm sạch răng miệng. Tránh dùng các sản phẩm nước súc miệng chứa cồn vì có thể khiến khoang miệng bị khô rát và đắng.
  • Đừng quên vệ sinh lưỡi từ 2 – 3 lần/ tuần với dụng cụ chuyên dụng. Bởi đây là vị trí chứa nhiều vi khuẩn, mảng bám. Nếu không được làm sạch thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề nha khoa.
  • Tập thói quen súc miệng với nước sạch và nhai kẹo cao su không đường sau các bữa ăn nhẹ để loại bỏ các mảng bám và kích thích hoạt động sản xuất nước bọt, ngăn ngừa tình trạng khô và đắng miệng.

2. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp 

Chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến vị giác cũng như tình trạng khô miệng sau khi ngủ dậy. Người có chế độ ăn kém khoa học, thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, món ăn và thức uống gây mất nước nhiều sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các biểu hiện khô và đắng miệng.

Ngược lại, việc thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học có thể cải thiện tình trạng này đáng kể, đồng thời hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản, tốt cho gan, thận và phòng ngừa các vấn đề nha khoa.

Ăn nhiều rau xanh
Bổ sung các thực phẩm có vị chua ngọt tự nhiên như cam quýt, dâu tây, me,… nhằm kích thích khoang miệng tiết nước bọt

Hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện chứng khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy:

  • Bổ sung từ 2 – 3 lít nước/ ngày là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng khô miệng, đắng miệng. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể dùng nước ép rau củ, trái cây hoặc sinh tố để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng vì gây bùng phát các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản – nguyên nhân gây khô và đắng miệng.
  • Kiêng bia rượu, các thức uống chứa cồn, cà phê, nước ngọt có gas và các thức uống gây mất nước nói chung. Đồng thời từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Để tăng hoạt động tiết nước bọt, cải thiện triệu chứng, bạn nên dùng một số loại trái cây có vị chua nhẹ như cam, chanh, bưởi, dâu tây, cóc, xoài,… Không áp dụng cho người gặp các vấn đề dạ dày. Bên cạnh đó, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa axit vì có thể khiến men răng bị mòn, ê buốt răng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng, làm giảm cảm giác khó chịu ở khoang miệng như rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều nước, thực phẩm giàu probiotic (kim chi, sữa chua, kombucha,…)

Có thể nhận thấy, việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học và phù hợp không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tốt cho răng miệng mà còn làm giảm các triệu chứng khó chịu ở khoang miệng như khô miệng, đắng miệng, hơi thở có mùi hôi. Đối với những trường hợp gặp các vấn đề sức khỏe đặc biệt như tiểu đường, mang thai, bệnh thận,…. nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe.

3. Một số bài thuốc Đông chữa khô miệng đắng miệng 

Bên cạnh các biện pháp chăm sóc trên, người bị đắng và khô miệng khi ngủ dậy có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để cải thiện tình trạng này. Phương pháp này tận dụng các dược liệu tự nhiên nên được đánh giá có độ an toàn, lành tính, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc gặp một số bệnh nội khoa nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước thực hiện để tránh phát sinh các tác dụng ngoại ý.

Bài Khổng thị thanh vị phương:

Công dụng: Khắc phục tình trạng khô miệng, đắng miệng đi kèm với các biểu hiện như táo bón, nước tiểu vàng, mùi hôi trong khoang miệng.

Thuốc Đông y chữa khô miệng
Người bị đắng và khô miệng khi ngủ dậy có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để cải thiện tình trạng

Cách sắc thuốc:

  • Chuẩn bị xạ can, tri mẫu mỗi vị 12g, sinh thạch cao 20g, mạch môn 10g
  • Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ
  • Sắc trên lửa vừa đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành 2 lần trước bữa ăn
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn

Bài Trúc nhự thanh vị ẩm:

Chuẩn bị:

  • Lô căn 30g
  • Bạch thược 12g
  • Trúc nhự 12g
  • Thạch hộc 10g
  • Chỉ xác 10g
  • Cam thảo 6g
  • Bạc hà 6g
  • Bồ công anh 15g
  • Mạch môn 15g
  • Thạch cao nung 15g

Hướng dẫn sắc thuốc:

  • Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm với lượng nước vừa đủ
  • Đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang 

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy – Khi nào cần gặp bác sĩ? 

Tình trạng khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy thường xảy ra do một số nguyên nhân thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn cần được kiểm soát sớm. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện sau.

  • Tình trạng khô miệng, đắng miệng kéo dài và các biện pháp cải thiện tại nhà không mang lại hiệu quả
  • Đi kèm các biểu hiện như hơi thở có mùi hôi, sưng đau mô nướu, chảy máu răng,…
  • Nghi ngờ khô miệng đắng miệng do mắc các bệnh nội khoa như bệnh gan, thận, tiểu đường,…

Cảm giác khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy được kiểm soát tốt nếu được thăm khám, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, trường hợp chủ quan, điều trị sai cách có thể khiến bệnh lý nguyên nhân tiến triển ở mức độ nặng và gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Khô môi và nhiệt miệng Khô Môi và Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Giải Pháp Khắc Phục
Khô môi và nhiệt miệng là 2 triệu chứng sức khỏe phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng từ…
Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ cần nhiều nước hơn bình thường Khô Miệng Khi Mang Thai và Các Hệ Lụy Nguy Hiểm Cho Mẹ
Khô miệng khi mang thai là một trong những tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Đa phần là…
Khô miệng ở người già Bệnh Khô Miệng Ở Người Già Là Do Đâu? Điều Trị Thế Nào?

Người lớn tuổi là đối tượng dễ mang đa bệnh do sức đề kháng suy yếu khiến cơ thể dễ…

Khô miệng, mất ngủ Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe

Khô miệng, mất ngủ kèm theo nổi mụn nhọt, hơi thở nóng... là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng…

Khô miệng mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản Khô Miệng Người Mệt Mỏi Là Bị Gì? Biện Pháp Xử Lý

Mệt mỏi khô miệng là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân,…

Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Khô Miệng Hiệu Quả Từ YHCT

Chứng khô miệng trong Đông y là tình trạng nhiệt tích ở miệng do phế nhiệt, nhiệt độc, thận âm…

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy Khô Miệng Đắng Miệng Khi Ngủ Dậy Báo Hiệu Bệnh Lý Gì?

Khô miệng đắng miệng khi ngủ dậy có thể xảy ra do một số nguyên nhân thông thường như thiếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua