Bị Khô Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Hướng Điều Trị

Bị khô miệng (chứng hôi miệng) xảy ra khi hoạt động tuyến nước bọt bị rối loạn. Tình trạng này có thể xảy ra do mất nước, tác dụng phụ của thuốc, căng thẳng, hút thuốc lá, sử dụng bia rượu,…. Hoặc là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn cần được thăm khám và điều trị sớm.

Khô miệng là gì? 

Khô miệng (Xerostomia) đề cập đến tình trạng giảm sản xuất nước bọt trong khoang miệng. Các biểu hiện của chứng bệnh này khiến người bệnh khó chịu trong ăn uống, giao tiếp hàng ngày cũng như làm tăng nguy cơ mắc phải một số vấn đề khác về răng miệng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Khô miệng
Khô miệng đặc trưng bởi tình trạng rối loạn tuyến nước bọt

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong giữ ẩm khoang miệng, cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Đồng thời bảo vệ các mô miệng trước những tác nhân gây loét, viêm. Bên cạnh đó, nước bọt còn giúp trung hòa axit, bảo vệ răng trước vi khuẩn gây sâu răng, viêm nhiễm, góp phần quan trọng trong quá trình tái khoáng men răng. Vì vậy, khi hoạt động sản xuất nước bọt giảm sẽ ảnh hưởng đến các chức năng trên và làm tăng nguy cơ khô miệng.

Số liệu thống kê nhận thấy, chứng khô miệng chiếm khoảng 10% dân số và ảnh hưởng nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, hiện tượng rối loạn sản xuất nước bọt thường xuất hiện ở người cao tuổi và trường hợp sử dụng thuốc trong thời gian dài. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này cần được kiểm soát sớm để khắc phục các biểu hiện khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết 

Bạn có thể dễ dàng nhận biết biểu hiện khô miệng vì tình trạng này được thể hiện rõ ràng. Miệng bị khô là cảm giác khoang miệng khô khốc vì không tiết nước bọt để giữ độ ẩm. Hiện tượng này ít khi xảy ra đơn độc mà thường đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Giảm tiết nước bọt
  • Khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn và giảm vị giác
  • Khi giao tiếp liên tục trong nhiều giờ có thể gây khó chịu
  • Khát nước liên tục là một trong những biểu hiện điển hình của tình trạng này
  • Miệng bị hôi và đắng
  • Có cảm giác bỏng rát ở niêm mạc miệng, lưỡi
  • Khi miệng bị khô khốc, bạn sẽ có cảm giác lưỡi dính vào vòm miệng và gây khó chịu
  • Khi quan sát sẽ thấy lưỡi khô, đỏ, môi có thể bị nứt, bong da, loét gây đau đớn
  • Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến sưng tuyến nước bọt, khô thực quản

Bị khô miệng là do đâu? 

Khô miệng là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Để dễ dàng trong việc xác định mức độ tình trạng, bài viết chia chứng bệnh này thành 2 nhóm nguyên nhân là nguyên nhân thông thường và nguyên nhân bệnh lý.

1. Nguyên nhân thông thường 

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến nước bọt và gây khô miệng. Thực tế, nước bọt có thể giảm sản xuất do tình trạng mất nước, lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá, căng thẳng quá mức, tác dụng phụ của thuốc,…

Hút thuốc lá gây khô miệng
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khô miệng

Dưới đây là một số nguyên nhân thông thường gây ra Xerostomia:

  • Cơ thể mất nước: Không bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho cơ thể là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng khô miệng. Khi mất nước, khoang miệng sẽ bị khô, hoạt động sản xuất nước bọt giảm và khiến miệng khô khốc. Cơ thể mất nước thường do lười uống nước, nôn mửa, tiêu chảy, mất máu, đổ nhiều mồ hôi,… Nhưng không được bù lại lượng nước thất thoát.
  • Căng thẳng quá mức: Khi căng thẳng, áp lực sẽ làm tăng nồng độ hormone cortisol trong cơ thể. Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, hormone cortisol có thể làm thay đổi tính chất của nước bọt, từ đó làm tăng nguy cơ bị Xerostomia.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Chứng khô miệng có thể xảy ra do một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, điều trị trầm cảm, thuốc kháng histamin, cao huyết áp, tiêu chảy, thuốc hóa trị…. Nếu xảy ra do nguyên nhân này, tình trạng có thể được kiểm soát sau khi ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh hoặc thay thế loại thuốc phù hợp thay vì tự ý hiệu chỉnh thuốc.
  • Xạ trị: Thực hiện xạ trị tại vùng đầu và cổ có thể gây ra tình trạng khô miệng. Nguyên nhân là tia bức xạ tác động đến tuyến nước bọt và làm giảm khả năng sản xuất nước bọt.
  • Lão hóa: Như đã đề cập, hoạt động sản xuất nước bọt ở người cao tuổi thấp hơn so với người trẻ và trẻ nhỏ. Vì vậy, tỉ lệ khô miệng ở người già thường cao hơn. Bên cạnh đó, trường hợp sử dụng thuốc điều trị có thể khiến tình trạng này trở nên nặng nề hơn.
  • Sử dụng bia rượu, thuốc lá: Những thành phần có trong thuốc lá và bia rượu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Theo đó, các thành phần này có thể làm giảm sản xuất nước bọt, khiến miệng khô khốc, khó chịu.
  • Thói quen ngủ ngáy, há miệng: Những thói quen này sẽ khiến nước bọt trong khoang miệng bay hơi. Sau một thời gian, miệng và cổ họng bị khô, khó chịu.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân thông thường, tình trạng khô miệng còn là biểu hiện của một số bệnh lý. Những bệnh lý này có thể tác động đến hoạt động của tuyến nước bọt hoặc thậm chí làm thay đổi tính chất nước bọt và gây ra các biểu hiện khô miệng, giảm vị giác, khó chịu.

Đau rát miệng
Trong nhiều trường hợp, tình trạng khô miệng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Các bệnh lý gây khô miệng, bao gồm:

  • Đái tháo đường
  • Tổn thương thần kinh
  • Bệnh xơ nang
  • Bệnh Alzheimer 
  • Nấm miệng
  • Các bệnh tự miễn (hội chứng Sjögren, viêm khớp dạng thấp, HIV/ AIDS,…) 

Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng tình trạng khô miệng tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng, hoạt động ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng giảm tiết nước bọt kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng,… Do đó, ngay khi nhận thấy biểu hiện này, bạn cần thăm khám và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.

Các phương pháp điều trị chứng khô miệng 

Các phương pháp điều trị chứng khô miệng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Do đó, trước khi điều trị, bác sĩ sẽ khai thác lịch sử dùng thuốc, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt,… Kế đến kiểm tra miệng để xác định lượng nước bọt trong khoang miệng. Từ đó tìm ra nguyên nhân khiến tuyến nước bọt rối loạn và gây ra tình trạng khô miệng.

Khám răng miệng
Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết

Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh điều trị y tế, bạn cần kết hợp các biện chăm sóc, cải thiện tại nhà và thay đổi lối sống để kiểm soát tình trạng này nhanh chóng.

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà 

Trường hợp bị khô miệng ở mức độ nhẹ, xảy ra do các nguyên nhân thông thường. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp cải thiện tại nhà để hỗ trợ hoạt động sản xuất nước bọt, làm ẩm khoang miệng và làm giảm các biểu hiện đi kèm. Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà song song với phương pháp điều trị chuyên sâu để kiểm soát tình trạng nhanh chóng.

Dưới đây là một số cách làm giảm tình trạng hôi miệng:

  • Uống nước lạnh và nên chia thành nhiều lần uống trong ngày để giúp làm ẩm khoang miệng, giảm cảm giác khó chịu
  • Có thể ngậm từng viên nước đá nhỏ để cải thiện hoặc dùng một số loại đồ uống lạnh không đường
  • Để làm giảm cảm giác khó chịu khi miệng bị khô, bạn có thể dùng kẹo cao su không đường hoặc kẹo ngậm không đường.
  • Chải răng đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần, sử dụng nước súc miệng không chứa cồn để làm giảm tình trạng khô miệng quá mức. Việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng do bệnh lý gây ra.
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để cải thiện tình trạng
  • Trường hợp đi kèm với tình trạng khô môi, bạn nên sử dụng thêm son dưỡng để làm giảm cảm giác đau rát, khó chịu
  • Trong thời gian bị khô miệng, cần kiêng bia rượu, thuốc lá, các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, axit.
  • Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm nước bọt nhân tạo chứa axit và lạm dụng các loại nước bọt nhân tạo khác.
  • Để làm giảm cảm giác khô miệng, bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như gừng, lô hội, rễ cây marshmallow, rễ cây thục quỳ,…

2. Điều trị y tế

Trường hợp khô miệng xảy ra do dùng thuốc hoặc một số nguyên nhân bệnh lý. Bác sĩ sẽ can thiệp các phương pháp điều trị chuyên sâu để kiểm soát tình trạng, đồng thời khắc phục bệnh lý nguyên nhân nhằm phòng ngừa các biến chưng phát sinh.

Nước bọt nhân tạo
Những loại nước bọt nhân tạo chỉ có tác dụng tại chỗ (làm mềm và ẩm niêm mạc miệng) nên có thể sử dụng trong thời gian dài

Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

  • Trường hợp khởi phát do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Bác sĩ sẽ xem xét điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp để kiểm soát tình trạng. Hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ thay loại thuốc phù hợp.
  • Hướng dẫn người bệnh sử dụng các sản phẩm có tác dụng dưỡng ẩm miệng như nước súc miệng, gel bôi, nước bọt nhân tạo hoặc một số loại thuốc kê đơn.
  • Trường hợp chứng khô miệng tiến triển nặng nề, bác sĩ có thể chỉ định cevimeline, pilocarpine để tăng sản xuất  nước bọt, khắc phục các biểu hiện khó chịu.
  • Để phòng ngừa sâu răng do khô miệng gây ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đeo khay fluoride trước khi ngủ hoặc dùng chlorhexidine súc miệng.

Khô miệng – Khi nào cần gặp bác sĩ? 

Khô miệng xảy ra do giảm sản xuất nước bọt. Tình trạng này thường không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là trường hợp khởi phát do các nguyên nhân thông thường. Tuy nhiên, một số trường hợp bị khô miệng do mắc các bệnh lý cần được thăm khám sớm và điều trị đúng cách.

Do đó, cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Miệng vẫn bị khô sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà và sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ.
  • Chức năng nhai, nuốt và giao tiếp bị ảnh hưởng trực tiếp
  • Miệng bị sưng đỏ, loét và xuất hiện các mảng trắng gây đau rát
  • Nghi ngờ loại thuốc đang sử dụng gây ra tình trạng khô miệng
  • Ảnh hưởng đến vị giác
  • Xuất hiện một số biểu hiện bất thường như khô mắt, tiểu nhiều

Khô miệng là tình trạng giảm sản xuất nước bọt, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe tổng thể nhưng các biểu hiện do chứng bệnh này gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Khô Miệng Hiệu Quả Từ YHCT
Chứng khô miệng trong Đông y là tình trạng nhiệt tích ở miệng do phế nhiệt, nhiệt độc, thận âm hư suy, âm hư, tâm hỏa can thịnh... gây nên.…
Khô miệng ở người già Bệnh Khô Miệng Ở Người Già Là Do Đâu? Điều Trị Thế Nào?

Người lớn tuổi là đối tượng dễ mang đa bệnh do sức đề kháng suy yếu khiến cơ thể dễ…

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng Uống Nhiều Nước Nhưng Vẫn Khô Miệng: Báo Hiệu Bệnh Gì?

Khô miệng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện…

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm Khô miệng khi ngủ vào ban đêm và Cách xử lý, khắc phục

Khô miệng khi ngủ vào ban đêm là tình trạng rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Mặc…

Khô miệng mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản Khô Miệng Người Mệt Mỏi Là Bị Gì? Biện Pháp Xử Lý

Mệt mỏi khô miệng là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân,…

Khô miệng, mất ngủ Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Không Được Khỏe

Khô miệng, mất ngủ kèm theo nổi mụn nhọt, hơi thở nóng... là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua