Bệnh vảy cá là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Vảy cá là bệnh da liễu mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô, tích tụ thành các vảy nhỏ có hình dạng như vảy cá. Bệnh có tính di truyền cao nên thường khởi phát sớm trong những năm đầu đời.

bệnh vảy cá có chữa được không
Bệnh vảy cá là tình trạng da liễu mãn tính, xảy ra khi da không thể loại bỏ các tế bào chết

Bệnh vảy cá là gì?

Bệnh vảy cá là tình trạng dị dạng da, xảy ra khi da không thể loại bỏ các tế bào chết. Dẫn đến hiện tượng tế bào chết tích tụ và khô tạo thành các mảng bám trên bề mặt da.

Bệnh có tính chất di truyền và khởi phát sớm trong những năm đầu đời. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh cũng có thể khởi phát khi đã trưởng thành và tồn tại suốt đời.

Nguyên nhân gây bệnh vảy cá

Nguyên nhân gây bệnh vảy cá được cho là do dị dạng da và có tính chất di truyền cao (chiếm hơn 50%). Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Nhiễm trùng da ở lớp thượng bì
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp
  • Rối loạn tuyến sinh dục và tuyến hung
  • Thiếu vitamin A (tạo điều kiện xuất hiện dày sừng nang lông và tăng nguy cơ mắc bệnh vảy cá)

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy cá

Triệu chứng của bệnh phụ thuộc giai đoạn khởi phát và mức độ tổn thương da. Với những trường hợp nhẹ, triệu chứng duy nhất bạn có thể gặp phải là tình trạng da khô và nứt nhẹ như vảy cá.

bệnh vảy cá có lây không
Tổn thương đặc trưng của bệnh vảy cá là tình trạng da khô và nứt nẻ như vảy cá

Tuy nhiên nếu tổn thương da nặng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Da khô và thô ráp
  • Tổn thương da có các vảy dày, màu trắng bạc hoặc nâu
  • Da khô và không có hiện tụ mủ hay chảy nước
  • Lớp thượng bì da thường nứt ra giống hình dạng vảy cá
  • Tổn thương chỉ khu trú ở thượng bì và hầu như không ảnh hưởng đến niêm mạc
  • Triệu chứng có tính đối xứng và thường xuất hiện ở mặt duỗi của các chi
  • Một số trường hợp có thể xuất hiện tổn thương da ở kẽ tay, kẽ chân, bẹn , nách, da đầu, lòng bàn tay/ bàn chân,…

Ngoài các triệu chứng ở da, bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng đi kèm khác, như:

  • Lông ít
  • Móng tay và móng chân dễ gãy
  • Tóc thưa và khô
  • Ít tiết mồ hôi

Các triệu chứng của bệnh vảy cá được chia thành 3 hình thái lâm sàng, bao gồm vảy da màu đen bẩn (Ichthyosis nigricans), vảy da dày và xù như lông nhím (Ichthyosis hystrix) và vảy da như vảy rắn (Ichthyosis serpentine).

Trong đó, hình thái vảy da dày và xù như lông nhím (Ichthyosis hystrix) được đánh giá là nặng nhất. Hình thái này thường xuất hiện ở những trường hợp bệnh phát triển từ trong bào thai.

Bệnh vảy cá có nguy hiểm không?

Bệnh vảy cá có xu hướng mãn tính và kéo dài đến suốt đời. Bệnh nhẹ hơn vào mùa hè và bùng phát mạnh khi thời tiết khô hanh.

Tổn thương do vảy cá khiến bề mặt da giảm sức chống đỡ. Vì vậy da dễ mắc phải các tình trạng da liễu khác như viêm da tiếp xúc, chàm hóa, viêm da mủ, dày sừng nang lông,…

Lưu ý: Bệnh đỏ da dạng vảy cá bẩm sinh là một thể rất nghiêm trọng và phát sinh triệu chứng khi trẻ mới được sinh ra. Hầu hết những trẻ ở thể bệnh này đều không có khả năng sống và mất từ rất sớm.

Bệnh vảy cá có lây và chữa được không?

Vảy cá là bệnh lý do di truyền và một số yếu tố bất thường trong cấu trúc da. Vì vậy bệnh không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên bệnh lý này có nguy cơ di truyền cao từ cha mẹ sang con.

Vì căn nguyên của bệnh là do di truyền và rối loạn trong cơ chế sản sinh tế bào da nên bệnh không thể chữa trị hoàn toàn. Các biện pháp điều trị được áp dụng chỉ có vai trò làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều khá lành tính và có thể kiểm soát tốt nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.

Chẩn đoán bệnh vảy cá

Vảy cá có dấu hiệu khá điển hình, vì vậy bác sĩ chủ yếu chẩn đoán thông qua hình thái lâm sàng. Với những trường hợp không có triệu chứng đặc trưng, bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với những bệnh lý sau:

  • Dày sừng nang lông
  • Đỏ da dạng vảy cá

Các phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh vảy cá

Vảy cá là bệnh khá lành tính và hầu hết đều có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Trước tiên bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc bôi ngoài da để loại bỏ các tế bào chết tích tụ. Chỉ khi tình trạng đáp ứng kém với thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ mới chỉ định thuốc uống và tiêm.

1. Thuốc điều trị tại chỗ

Để làm bong các vảy tế bào chết trên bề mặt da, bác sĩ có thể yêu cầu bạn pha nước tắm với thuốc tím hoặc bicarbonat natri. Các dung dịch này còn có khả năng làm mềm da và giảm tình trạng nứt nẻ.

bệnh vảy cá có chữa được không
Thuốc mỡ chứa acid salicylic được sử dụng để cải thiện triệu chứng khô và bong vảy

Bên cạnh đó, có thể bôi thuốc mỡ chứa acid salicylic có nồng độ từ 2 – 3% nhằm bạt sừng và giảm quá trình bong vảy. Hoặc dùng thuốc bôi chứa vitamin A nhằm điều tiết quá trình tăng sinh tế bào sừng và loại bỏ các vảy bong tích tụ trên da.

Một số trường hợp còn được yêu cầu tắm hơi ở nhiệt độ cao (khoảng 60 độ C) nhằm kích thích cơ thể tiết mồ hôi và làm giảm tình trạng da khô đặc trưng của bệnh lý này.

2. Thuốc uống/ tiêm

Nếu tổn thương da diễn ra trên diện rộng hoặc đáp ứng kém với các biện pháp điều trị tại chỗ, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc uống hoặc tiêm để kiểm soát bệnh.

  • Vitamin A uống/ tiêm: Loại thuốc này có tác dụng hạn chế quá trình tăng sinh tế bào da, từ đó làm giảm các tế bào chết tích tụ. Tuy nhiên vitamin A có thể làm phát sinh nhiều tác dụng phụ, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ.
  • Vitamin E: Vitamin E có vai trò giữ ẩm và tăng sinh collagen cho làn da. Bổ sung viên uống chứa thành phần này có khả năng làm mềm và giảm khô da ở bệnh nhân bị vảy cá.

Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân vảy cá

Vảy cá là bệnh mãn tính và kéo dài suốt cuộc đời. Vì vậy bạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý để có thể chung sống với bệnh.

cách chữa bệnh vảy cá
Ngoài ra, cần thực hiện chế độ chăm sóc hợp lý để hỗ trợ làm giảm tiến triển của bệnh

Các biện pháp chăm sóc bạn có thể áp dụng, bao gồm:

  • Nên tắm với nước ấm để hỗ trợ làm dịu và loại bỏ các tế bào chết tích tụ trên bề mặt da.
  • Lựa chọn các loại xà phòng dịu nhẹ và có độ pH cân bằng. Dùng xà phòng có độ pH cao có thể khiến da khô, nứt nẻ và bong tróc mạnh.
  • Sau khi tắm cần lau khô cơ thể ngay sau đó. Tình trạng để da khô tự nhiên có thể làm mất nước và khiến triệu chứng của bệnh vảy cá trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da 2 lần/ ngày. Khi thời tiết khô lạnh, bạn có thể tăng tuần suất sử dụng để làm giảm khô ráp da.
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong thời tiết khô hanh nhằm giảm mất nước và ngăn ngừa khô ráp.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết nhằm giữ ẩm và cải thiện các triệu chứng do vảy cá gây ra.
  • Hoạt động thể chất đều đặn có thể kích thích tuyến mồ hôi sản sinh dầu và giữ ẩm cho tầng thượng bì.
  • Nên tắm nắng khoảng 5 – 10 phút/ ngày nhằm làm giảm quá trình tăng sinh tế bào sừng.

Hiện nay quá trình điều trị bệnh vảy cá còn nhiều hạn chế và bất lợi. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu là cải thiện tế bào chết tích tụ, giảm bong vảy và làm dịu da. Vì vậy bên cạnh các loại thuốc được chỉ định, bạn nên phối hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý để kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Chia sẻ:
mẩn ngứa khuỷu tay đầu gối Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối là do bệnh gì gây ra?

Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay và đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang sống chung…

Bị bệnh thủy đậu kiêng gì nhanh khỏi, không lo sẹo?

Bệnh thủy đậu kiêng gì để thúc đẩy quá trình phục hồi và tránh để lại sẹo? Dưới đây là…

lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa Cách dùng lá đơn đỏ (đơn tướng quân) chữa viêm da cơ địa

Dùng lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa có thể giúp ích trong việc cải thiện làn da tổn…

Thuốc DEP - Công dụng, giá bán và cách dùng trị ghẻ Thuốc DEP – Công dụng, giá bán và cách dùng trị ghẻ

Thuốc D.E.P là dạng thuốc mỡ thường được sử dụng trị bệnh ghẻ và viêm da do côn trùng đốt.…

bệnh chàm tổ đỉa Bệnh chàm tổ đỉa là gì và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay?

Bệnh chàm tổ đỉa là tình trạng viêm lớp nông của da, tiến triển theo từng đợt. Bệnh được đặc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua