5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản mà hay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Áp dụng cách chữa mề đay bằng lá tía tô có thể giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, làm dịu da và hạn chế nổi mẩn đỏ. Lưu ý thực hiện theo hướng dẫn để đạt hiệu quả tối đa.

Công dụng chữa mề đay của lá tía tô

Nhờ chứa những thành phần có lợi, lá tía tô mang đến hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nổi mề đay. Loại lá này đã được chứng minh là có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kiểm soát các tình trạng tự miễn, ức chế sự nhân lên của các loại virus như virus SARS-CoV-2.

Lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm
Lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện nhanh tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa

Hoạt chất Priseril ở lá tía tô giúp tăng tốc độ chữa lành da tổn thương;  thành phần vitamin E giúp tăng độ ẩm, làm mịn , giảm khô và ngứa da do bệnh lý mề đay, bệnh chàm

Đặc biệt chiết xuất từ loại lá này còn có tác dụng ngăn chặn các phản ứng dị ứng bên trong cơ thể, cải thiện nhanh tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa, đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.

5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô hiệu quả

Để điều trị nổi mề đây mẩn ngứa, bạn có thể áp dụng 5 cách chữa bệnh từ lá tía tô, bao gồm:

Cách 1: Đắp + uống nước cốt lá tía tô

Kết hợp uống nước cốt và đắp lá tía tô có thể làm dịu vùng da bệnh từ bên ngoài và điều trị chứng nổi mề đay từ bên trong.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá tía tô rửa thật sạch, để ráo rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Tiếp tục cho nguyên liệu vào nấu cùng 200ml nước trong khoảng 5 phút
  • Chắt phần nước cốt lá để uống, dùng phần bã lá đắp lên da trong khoảng 15 phút
  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần, các dấu hiệu bệnh sẽ có sự cải thiện. 

Cách 2: Hãm nước lá tía tô để uống 

Đây là cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản nhất. Khi uống nước lá tía tô, các thành phần trong thảo dược có thể giúp giảm ngứa và dị ứng da từ bên trong, cải thiện nhanh tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

Uống nước lá tía tô mỗi ngày giúp giảm ngứa và dị ứng da từ bên trong
Uống nước lá tía tô mỗi ngày giúp cải thiện làn da, giảm ngứa và dị ứng da từ bên trong

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: lá tía tô, gừng tươi 
  • Lá tía tô đem rửa thật sạch còn gừng thì gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng.
  • Cho lá tía tô và gừng vào ấm rồi hãm như khi dùng lá chè xanh. 
  • Dùng để uống khi còn nóng. 

Cách 3: Bôi nước lá tía tô 

Cách này giúp tinh chất của lá tía tô thấm sâu trực tiếp vào da và giúp điều trị những tổn thương trên da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô và 1 ít muối hạt 
  • Tía tô rửa thật sạch rồi giã nát cùng 1 ít muối hạt
  • Cho tía tô đã giã nát vào một miếng vải sạch rồi xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay. Nhớ kết hợp massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm sâu vào da hơn. 
  • Để qua đêm và tắm lại thật sạch vào sáng hôm sau. 

Cách 4: Chườm nóng với lá tía tô 

Cách chườm nóng với lá tía tô có tác dụng giảm ngứa và nổi mẩn đỏ trên da, giãn mạch, lưu thông khí huyết.

Cách thực hiện:

  • Dùng lá tía tô rửa thật sạch, để ráo nước. 
  • Sao vàng lá tía tô
  • Khi lá còn nóng thì cho vào túi vải và chườm lên vùng da bệnh
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần. 

Cách 5: Tắm nước lá tía tô 

Nếu bị nổi mẩn ngứa khắp người không rõ nguyên nhân hoặc nổi mề đay diện rộng, bạn có thể nấu nước lá tía tô để tắm. Cách này sẽ giúp làm dịu cơn ngứa, giảm nổi mẩn ngứa và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tắm bằng nước lá tía tô
Tắm bằng nước lá tía tô nếu bệnh nổi mề đây mẩn ngứa lan rộng toàn thân hoặc có vùng ảnh hưởng lớn

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá tía tô lớn, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước nấu trong khoảng 20 phút
  • Đổ nồi nước lá vào chậu, pha thêm nước cho nguội bớt
  • Dùng nước lá tía tô để tắm khi nước còn ấm, có thể tận dụng bã lá để chà xát lên những tổn thương trên da. 

Thực hư hiệu quả của lá tía tô

Sử dụng lá tía tô chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ tình trạng ngứa do do mề đay. Do hiệu quả dược tính thấp nên người bệnh phải thật sự kiên trì và thực hiện thường xuyên thì mới có tác dụng.

Hơn nữa cách áp dụng, định lượng thuốc đều do cảm tính, kinh nghiệm dân gian nên hiệu quả không cao. Cách chữa này chỉ được em là phương pháp hỗ trợ không có tác dụng điều trị triệt để.

Việc áp dụng sai cách, lạm dụng quá nhiều có thể gây phỏng rộp da, khiến mề đay nặng hơn và tăng nguy cơ tổn thương, bội nhiễm do nhiễm khuẩn. Vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Hiện có 5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô an toàn và hiệu quả, những trường hợp nhẹ có thể áp dụng để giảm nhẹ các triệu chứng.

 

Xem ngay:

Chia sẻ:
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khắp người thường là dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Tuy nhiên nhiễm…

Da bị đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy sần sùi là bị gì?

Da bị đỏ mẩn ngứa và tróc vẩy sần sùi là một dạng rối loạn da, thường liên quan đến…

Bị nổi mề đay có nên kiêng gió không?

Bị nổi mề đay có nên kiêng gió không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo dân gian, người…

Bị nổi mề đay phải kiêng những thứ này để hết ngứa, hết tái phát

Cần nắm rõ bị nổi mề đay kiêng gì để có hướng chăm sóc phù hợp, giúp sớm thoát khỏi…

Nổi Mề Đay Gây Khó Thở Nguy Hiểm Không? Xử Lý Sao? Nổi Mề Đay Gây Khó Thở Nguy Hiểm Không? Xử Lý Sao?

Nổi mề đay gây khó thở có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Đây là một tình trạng…

Chia sẻ
Bỏ qua