Nổi mề đay kiêng gì, ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia
Cần nắm rõ nổi mề đay kiêng gì, ăn gì để có cách chăm sóc và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh.
Nổi mề đay kiêng gì để giúp bệnh nhanh khỏi?
Người bệnh nên quan tâm đến vấn đề nổi mề đay kiêng gì để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Một số loại thực phẩm và hoạt động có thể khiến bệnh nổi mề đay nghiêm trọng hơn.
Hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, cá… dễ gây dị ứng, khiến các triệu chứng mề đay nặng hơn, tăng nguy cơ sốc phản vệ, nhất là với người có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, trong chế độ ăn uống bạn nên kiêng các loại hải sản.
Thực phẩm giàu đạm
Thịt bò, thịt gà, sữa bò… chứa nhiều đạm, khó chuyển hóa và hấp thụ nên dễ gây kích ứng, khiến triệu chứng mề đay nặng hơn. Khi đang có biểu hiện mề đay, bạn nên loại bỏ nhóm thực phẩm này ra khỏi thực đơn.
Thức ăn và gia vị cay nóng, đồ uống chứa cồn
Nhóm thực phẩm cay nóng gồm đồ chiên rán, gia vị cay nóng (tiêu, ớt…), rượu bia, nước ngọt có ga… khiến cơ thể nóng trong, bứt rứt, khó chịu, tăng phản ứng viêm, khô da, da dễ bị bong tróc, tăng nguy cơ bội nhiễm.
Tránh gió lạnh
Nguyên nhân gây bệnh mề đay có yếu tố của phong hàn, phong nhiệt, thời tiết lạnh. Vì vậy, rất nhiều người bệnh thường bị nổi mẩn ngứa khi dùng điều hòa nhiệt độ thấp, quạt gió mạnh hoặc sau khi tắm.
Một số lưu ý:
- Hạn chế dùng điều hòa nhiệt độ thấp, quá chênh lệch với môi trường bên ngoài.
- Không để quạt gió thẳng vào người
- Ra ngoài nên che chắn để tránh gió lạnh và dị nguyên trong môi trường.
- Không nên để cơ thể quá nóng, đổ nhiều mồ hôi.
Tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa khó chịu, người bệnh không nên kiêng tắm bởi có thể làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Tắm hàng ngày bằng nước ấm tại nơi kín gió, không nên tắm bằng nước lạnh.
ĐỌC THÊM TẠI ĐÂY: Bị nổi mề đay có tắm được không?
Tránh các yếu tố gây kích ứng khác
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh mề đay nên chú ý thêm một số vấn đề sau:
- Không gãi vùng da bị ngứa
- Tránh căng thẳng
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nếu bị nổi mề đay do dị ứng với ánh nắng
- Kiêng gió tại vùng da bị bệnh
- Tránh tiếp xúc với các dị ứng nguyên
- Không lạm dụng các loại thuốc chống dị ứng, giảm ngứa, không tùy tiện điều trị khi chưa có tư vấn của bác sĩ.
Nên ăn gì khi bị nổi mề đay? 3 nhóm thực phẩm vàng
Bên cạnh mề đay kiêng ăn gì, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị như:
Người bị nổi mề đay nên ăn rau, củ, quả
Các loại rau củ quả như rau có lá màu xanh đậm, bông cải xanh, táo đỏ, cam, bưởi… giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể tốt cho tình trạng nổi mề đay do phong nhiệt.
Nổi mề đay nên ăn tỏi, nghệ
Tỏi, nghệ có tính kháng khuẩn, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn da, vitamin giúp tăng sức đề kháng, hồi phục da.
Uống trà xanh
Hoạt tính EGCG trong lá trà xanh rất tốt cho cơ thể, nhất là đối với bệnh mề đay. Vì vậy, bị nổi mề đay bạn nên bổ sung nước trà xanh.
Nổi mề đay có tự khỏi không và nguyên tắc điều trị
Nổi mề đay không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Bệnh thường tái phát dai dẳng khi có yếu tố kích hoạt như môi trường, khí hậu, dị nguyên. Do đó, ngoài bổ sung dinh dưỡng, người bệnh nên chú ý những điều nên làm sau:
- Tích cực vận động cơ thể, hạ nhiệt và giải độc cơ thể
- Khám chữa mề đay tại cơ sở y tế uy tín. Tại đây bác sĩ sẽ tư vấn dị ứng nổi mề đay nên uống thuốc gì hiệu quả.
Trên đây là những thông tin giải đáp nổi mề đay kiêng gì, ăn gì nhanh khỏi. Bệnh nhân nên kiêng cử đúng cách và bổ sung thực phẩm có lợi để giảm nhẹ các triệu chứng.
XEM THÊM:
- Biểu hiện của bệnh mề đay mẩn ngứa do HIV
- 20 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp nhanh hết ngứa
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!