Bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Có nhiều cách giúp bạn giải đáp nhanh vấn đề bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh, thường gây khó chịu dai dẳng.

Bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa?
Tìm hiểu bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa nhanh chóng

Ngứa là triệu chứng điển hình của nổi mề đay 

Nổi mề đay là một dạng phản ứng của da khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm… Bệnh có các biểu hiện gồm nổi nốt sần, da phù và rất ngứa…

Ngứa da là triệu chứng thường gặp của bệnh nổi mề đay. Triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng, tự khỏi, đôi khi bệnh nhân bị ngứa khắp người càng gãi càng ngứa. Ngứa cũng nghiêm trọng hơn vào buổi tối và khi trời lạnh.

Khi bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa? 

Những cách dưới đây có thể trị ngứa do nổi mề đay:

1. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp. Thông thường khi bị ngứa do nổi mề đay, bác sĩ hay chỉ định các loại thuốc sau: 

  • Kem corticosteroid hoặc thuốc mỡ: Dùng thuốc bôi lên vùng da bị mề đay. Sau đó sẽ bôi lên 1 lớp kem dưỡng ẩm để giúp thuốc thấm sâu vào da và phát huy công dụng điều trị tốt hơn. Những loại khác gồm pimecrolimus (Elidel), tacrolimus (Protopic)… 
  • Thuốc kháng histamin dạng uống hoặc bôi: Thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa, khó chịu. Hoạt chất của loại thuốc này có khả năng tốt trong việc hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn. 
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc này có khả năng ức chế tái hấp thu serotonin, giảm ngứa và cải thiện tâm trạng.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 
Dùng thuốc bôi ngoài hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ để giảm nhanh cơn ngứa

2. Áp dụng các biện pháp tại nhà 

Bạn cũng có thể giảm ngứa khi nổi mề đay bằng những biện pháp đơn giản sau: 

Dùng tinh dầu bạc hà

Tinh chất của tinh dầu này có khả năng làm mát, giảm đau và giảm ngứa khá tốt. Bạn chỉ cần thoa lên vùng da bị ngứa mỗi ngày 2 lần là có thể làm các triệu chứng ngứa giảm hẳn. 

Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch khi pha với nước có thể tạo hỗn hợp giúp bảo vệ bề mặt da, dưỡng ẩm hiệu quả. Cách này cũng giúp chống oxy hóa, giảm viêm, kích ứng da, khô ráp và ngứa khá tốt. Khi dùng, pha bột yến mạch vào nước tắm và dùng hàng ngày.

Giấm táo

Hoạt chất của giấm táo chứa nhiều axit axetic có khả năng kháng viêm kháng khuẩn khá tốt. Thông thường có thể pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa lên bề mặt da, sau khi khô thì vệ sinh lại bằng nước ấm.

Chú ý không nên dùng cách này cho vùng có vết thương hở và da bị nứt nẻ. 

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm ngứa khi mắc bệnh mề đay. Cụ thể bạn nên: 

  • Uống đủ nước để duy trì quá trình trao đổi chất, lọc thải các chất độc hại. Uống nhiều nước cũng là cách duy trì lớp ẩm tự nhiên cho da. Có thể bổ sung thêm nước trái cây hoặc rau củ.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung dưỡng chất, giúp tăng sức đề kháng cho da. 
  • Hạn chế việc dùng các thức ăn dễ gây kích ứng như đồ cay nóng, hải sản, rượu bia và các chất kích thích.

Dùng kem dưỡng ẩm

Trên da luôn có một lớp ẩm tự nhiên bảo vệ da và chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Việc bôi các loại kem dưỡng ẩm có tác động tích cực đến lớp da này, giúp giảm ngứa rõ rệt. 

Dùng kem dưỡng ẩm
Dùng kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày giúp cấp ẩm, xây dựng hàng rào bảo vệ da và giảm ngứa

Tránh tiếp xúc chất gây kích ứng / dị ứng

Không nên gãi, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây triệu chứng mề đay như lông thú nuôi, hóa chất, phấn hoa… Trong trường hợp cần thiết thì cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ. 

Nhiều trường hợp ngứa không thể tự điều trị tại nhà mà cần phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau: 

  • Những cơn ngứa kéo dài hơn 2 tuần và xuất hiện rất thường xuyên 
  • Ngứa có kèm theo phát ban, sưng bất thường 
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, viêm hoặc lở loét 
  • Triệu chứng ngứa xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể hoặc toàn bộ cơ thể. 

Qua những gì được chia sẻ, hy vọng bạn đã biết được khi nổi mề đay nên làm sao để hết ngứa. Tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu chúng ta áp dụng đúng cách. Vậy nên bạn không nên quá lo lắng chỉ làm cho các biểu hiện bệnh thêm trầm trọng. 

Bạn có thể tham khảo thêm: 

Chia sẻ:
Tìm hiểu cách chữa mề đay bằng diện chẩn

Chữa mề đay bằng diện chẩn là phương pháp nhận được sự quan tâm của nhiều người bệnh. Tuy nhiên,…

Chữa bệnh mề đay bằng thuốc Nam 7 cách chữa bệnh mề đay bằng thuốc nam hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh mề đay bằng thuốc nam lành tính, ít gây tác dụng phụ khi sử dụng dài ngày.…

Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa do nhiều nguyên nhân. Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa và cách xử lý nhanh chóng

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng thường gặp ở các bạn nữ. Tình trạng này xảy…

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc Bệnh nhân khỏi mề đay sau 1 liệu trình chia sẻ hiệu quả thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Bị nổi mề đay mẩn ngứa ngay từ khi còn nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Nhân viên…

Tiêu ban Giải độc thang - Giải pháp "vàng" cho bệnh nhân mề đay mẩn ngứa Tiêu ban Giải độc thang – Giải pháp “vàng” cho bệnh nhân mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là căn bệnh phổ biến chiếm khoảng 20% dân số Việt Nam. Căn bệnh này dù…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua