Bị nổi mề đay có nên kiêng gió không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bị nổi mề đay có nên kiêng gió không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo dân gian, người bị mề đay mẩn ngứa tuyệt đối không tiếp xúc gió và nước lạnh. Tuy nhiên quan niệm này chưa đúng.

mề đay có kiêng gió không
Tìm hiểu bệnh nhân bị nổi mề đay có cần kiêng gió hay không

Bị nổi mề đay có nên kiêng gió không?

Theo các chuyên gia Da liễu, người bị nổi mề đay có cần kiêng gió hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nổi mề đay do dị ứng thời tiết hoặc tác nhân khác trong môi trường, người bệnh cần kiêng gió lạnh để tránh tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa thêm nghiêm trọng. 

Theo Đông y, nhiễm gió, nhiễm lạnh và cơ địa quá mẫn cảm là những nguyên nhân chính gây ra mề đay, khiến da nổi nhiều mẩn đỏ và ngứa ngáy. Vì thế mà những người dị ứng thời tiết cần tránh gió lạnh, kiêng tắm nước lạnh và nên giữ ấm cơ thể.

Đối với các trường hợp nổi mề đay không do dị ứng thời tiết, người bệnh không cần kiêng gió. Thay vào đó nên hạn chế ra ngoài nhằm tránh tiếp xúc nhiều với khói bụi, không khí ô nhiễm, hóa chất, phấn hoa hoặc lông động vật có trong không khí.

Không nên ở trong phòng kín hoặc che chắn quá kĩ khi đi ra ngoài. Việc này có thể khiến da bị bí bách, khó chịu và chảy nhiều mồ hôi khiến mề đay thêm nghiêm trọng. Việc kiêng cử quá mức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến da bị nổi mẩn và ngứa nghiêm trọng hơn.

nổi mề đay có ra gió được khôn
Người bệnh mề đay mẩn ngứa không cần tránh gió hoàn toàn

Nổi mề đay nên kiêng gì?

Khi bị nổi mề đay, việc kiêng cử là điều cần thiết để ngăn ngừa bệnh phát triển trên diện rộng. Cụ thể người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Tránh gãi để không làm tăng nổi mề đay, tổn thương da và gây nhiễm trùng.
  • Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia,…
  • Không nên tiêu thụ những loại thức ăn cay, nóng, giàu đạm hoặc đồ ngọt.
  • Nhiều loại mỹ phẩm có thể gây kích ứng da và ngứa. Vì vậy nên lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Kiêng tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong nước quá lâu. Điều này có thể khiến da bị khô và làm bùng phát tình trạng mề đay.

ĐỌC THÊM: Bị nổi mề đay có tắm được không? Có cần kiêng nước không?

Biện pháp khắc phục mề đay tại nhà

Bên cạnh vấn đề “mề đay có phải kiêng gió không?” người bệnh cần quan tâm đến việc điều trị hiệu quả. Trong đó lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, tránh biến chứng và rủi ro cần phải được ưu tiên.

Biện pháp khắc phục mề đay tại nhà gồm:

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và làm bằng chất liệu cotton. Tránh các loại vải tổng hợp gây hầm bí và dễ gây cọ xát da.
  • Hạn chế tối đa việc trầy xước hoặc các tổn thương bề mặt da.
  • Thay đổi loại xà phòng, chọn loại dành riêng cho dạ nhạy cảm và không có tính tẩy cao.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong để khóa ẩm và hạn chế tình trạng khô da.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung vitamin và khoáng chất thích hợp để tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật. Bên cạnh việc kiêng cử và thực hiện chăm sóc tại nhà người bệnh mề đay cũng nên đến bệnh viện để được tư vấn điều trị hợp lý.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp “nổi mề đay có kiêng gió không” và liệu pháp điều trị bệnh hiệu quả. Hãy liên hệ với các bác sĩ để được khám, tư vấn chi tiết và tận tình.

Bài đọc thêm

Ngày đăng 13:53 - 20/12/2023 - Cập nhật lúc: 10:50 - 22/05/2024
Chia sẻ:
Mẩn ngứa ở trẻ em và cách chữa hiệu quả nhất từ thảo dược thiên nhiên

Mẩn ngứa ở trẻ em gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Để…

5 cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản mà hay

Áp dụng cách chữa mề đay bằng lá tía tô có thể giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, làm…

Bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa?

Có nhiều cách giúp bạn giải đáp nhanh vấn đề bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa.…

Cách trị nổi mề đay tại nhà được kết tinh từ nền y học cổ truyền

“Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn vì…

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa – Dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa có thể là do dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua