Mề đay cholinergic – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Mề đay cholinergic là một biến thể của bệnh mề đay mẩn ngứa. Căn bệnh này có những triệu chứng tương tự mề đay thông thường, nhưng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể quá nóng. Bệnh có thể kéo dài và tái phát liên tục, gây ra biến chứng nguy hiểm.

Mề đay cholinergic
Mề đay cholinergic xảy ra khi nhiệt độ cơ thể quá nóng, thường kéo dài và tái phát liên tục

Mề đay cholinergic là bệnh gì?

Mề đay cholinergic còn được gọi là bệnh nổi mề đay cấp tiết cholin. Đây là một bệnh phát ban ngoài da và là biến thể của mề đay mẩn ngứa. Bệnh xảy ra do da phản ứng với acetylcholin – một chất trung gian có vai trò dẫn truyền thần kinh, giúp kiểm soát sự co giãn của mạch máu và làm chậm nhịp tim.

Quá trình phản ứng kích thích các tế bào mast tăng tiết histamin gây ra các triệu chứng của bệnh mề đay cholinergicy.  Bệnh thường xảy ra ở những người có nhiệt độ cơ thể quá nóng hoặc đổ nhiều mồ hôi.

Những triệu chứng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Đôi khi chúng kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục dẫn đến nổi mề đay cholinergic mãn tính. 

Phân loại mề đay cholinergic

Bệnh mề đay cholinergic được chia thành 4 loại chính dựa trên nguyên nhân, bao gồm:

  • Mề đay cholinergic do dị ứng với mồ hôi
  • Mề đay cholinergic do tắc lỗ chân lông
  • Mề đay cholinergic do tự phát
  • Mề đay cholinergic do có giảm tiết mồ hôi

Biến chứng của bệnh mề đay cholinergic

Mề đay cholinergic thường không gây nguy hiểm, đa số có thể tự khỏi. Tuy nhiên một số người có triệu chứng kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp biến chứng sốc phản vệ và đe dọa tính mạng.

Mặt khác, việc bùng phát khi trời nóng và đổ nhiều mồ hôi làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của người bệnh, gây khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay cholinergic

Nguyên nhân chính xác của bệnh mề đay cholinergic chưa được biết rõ. Tuy nhiên bệnh có thể bùng phát khi gặp những yếu tố sau:

  • Đổ nhiều mồ hôi: Bệnh có xu hướng bùng phát khi đổ nhiều mồ hôi, thường sau khi tập thể dục, thời tiết nắng nóng, xông hơi, sốt…
  • Nhiệt độ cao: Sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài và bên trong khiến quá trình thoát nhiệt bị trì trệ. Từ đó tạo điều kiện cho mề đay mẩn ngứa bùng phát.
  • Thuốc: Dùng một số loại thuốc chống viêm, kháng sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Bệnh có thể xảy ra khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng như sán và giun.
 Nguyên nhân gây nổi mề đay cholinergic
Nổi mề đay cholinergic thường là do vận động thể thao ra nhiều mồ hôi

Nguy cơ thường tăng cao ở các trường hợp:

  • Người bị viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc bị viêm mũi dị ứng
  • Thường xuyên sử dụng thuốc aspirin
  • Có tiền sử gia đình bị mề đay cholinergic
  • Suy giảm chức năng thần kinh – tuyến mồ hôi
  • Thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao.

Triệu chứng mề đay cholinergic

Một số dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh mề đay cholinergic:

  • Khi mới khởi phát, có cảm giác ngứa như muỗi chích. Sau đó, ngứa lan rộng ra các vùng xung quanh
  • Da nổi những nốt ban đỏ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau và xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

Những trường hợp nặng có thể gặp thêm những triệu chứng sau:

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Đánh trống ngực
  • Co thắt dạ dày

Chẩn đoán bệnh mề đay cholinergic

Chẩn đoán dựa trên triệu chứng và các thử nghiệm, bao gồm:

  • Tập thể dục: Chuyên viên y tế sẽ yêu cầu bệnh nhân tập một số động tác thể dục. Sau đó, họ sẽ theo dõi và tìm dấu hiệu của bệnh mề đay cholinergic trên cơ thể người bệnh.
  • Thử nghiệm làm ấm thụ động: Ngồi trong phòng làm ấm hoặc dùng nước ấm để kiểm tra xem có triệu chứng mề đay cholinergic có xuất hiện hay không.
  • Thử nghiệm thuốc methacholine trên da: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào da và xem triệu chứng có bùng phát không.

Điều trị bệnh mề đay cholinergic

Mề đay cholinergic thường tự biến mất sau khoảng vài giờ. Một số người có triệu chứng kéo dài cần điều trị để tránh biến chứng.

1. Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà cho chứng mề đay cholinergic thường bao gồm việc sử dụng các loại thảo dược lành tính, có khả năng làm dịu triệu chứng ngứa ngáy và vết sẩn.

  • Dùng lá khế: Lấy một nắm lá khế chua, rửa sạch đun sôi với 1 lít nước dùng uống trong ngày.
  • Dùng đu đủ: Chuẩn 100g đu đủ già nhưng chưa chín, 1 nhánh gừng nhỏ và 100ml giấm gạo. Đem đun đu đủ với giấm gạo và gừng khi gần cạn thì tắt bếp, lấy đu đủ ra ăn trong ngày.
  • Dùng tía tô: Dùng khoảng 50g lá tía tô đem rửa sạch, giã nát rồi chắt lấy nước cốt uống. Phần bã lá tía tô chà xát lên vùng da bị bệnh.

cách chữa mề đay cholinergic tại nhà bằng lá tía tô

2. Dùng thuốc Tây y

 Dựa vào tình trạng, bác sĩ sẽ dùng loại thuốc phù hợp để giảm ngứa và phản ứng dị ứng. Những loại thường dùng:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc có tác dụng làm giảm những kích thích ở da, giảm ngứa và điều trị dị ứng.
  • Thuốc tiêm: Tiêm 0,05 mL methachlin 0.02% hoặc 0.05mL carbamylcholin 0.002% có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh mề đay cholinergic.
  • Kem/ thuốc bôi: Dùng kem chống dị ứng, lotion dưỡng ẩm hoặc moisturizing Creams,… để cung cấp độ ẩm cho da và giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, nổi ban đỏ.
  • Một số loại khác:
    • Thuốc kháng cholinergic
    • Danazol
    • Oral scopolamine butylbromide
    • Enzoyl scopolamine
Thuốc chữa bệnh mề đay cholinergic
Chữa bệnh mề đay cholinergic bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Phòng ngừa bệnh mề đay cholinergic

Có nhiều cách giúp phòng ngừa bệnh mề đay cholinergic, cụ thể:

  • Dùng điều hòa hoặc quạt để làm mát cơ thể
  • Hạn chế ra ngoài trời hoặc tập thể dục khi thời tiết nắng nóng.
  • Hạn chế những hoạt động có thể làm đổ nhiều mồ hôi.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, luôn tạo tâm lý thoải mái để phòng ngừa bệnh mề đay cholinergic hiệu quả.

Bệnh mề đay cholinergic không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thường tự khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp có triệu chứng kéo dài và gây biến chứng nếu không được chữa. Tốt nhất bệnh nhân cần sớm thăm khám để được các sĩ tư vấn điều trị.

Bài đọc thêm:

Chia sẻ:
Một số mẹo dân gian có thể giúp điều trị mề đay hiệu quả 4 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả – Mẹo dân gian

Những cách chữa mề đay bằng lá khế có thể làm dịu cảm giác ngứa ngáy và phù nề của…

Nổi mề đay quanh mắt và những điều bạn cần lưu ý

Nổi mẩn ngứa quanh mắt khiến da bị khô, ngứa, đỏ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tăng nguy cơ…

Mẩn ngứa ở trẻ em và cách chữa hiệu quả nhất từ thảo dược thiên nhiên

Mẩn ngứa ở trẻ em gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Để…

Nổi mẩn ngứa khi trời nóng và cách xử lý hiệu quả, an toàn

Nổi mẩn ngứa khi trời nóng thường có triệu chứng nghiêm trọng, nổi nhiều mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy…

Thuốc Chophytol – Công dụng, Cách dùng, Giá bán & Lưu ý

Thuốc Chophytol là dược phẩm của Công ty Rosa-Phytopharma Laboratoires - Pháp. Thuốc có tác dụng lợi mật, thông tiểu,…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Hoàng Diệp Anh
    Nguyễn Hoàng Diệp Anh says: Trả lời

    Dạo này em tự dưng bị triệu chứng là hoạt động mạnh làm cơ thể nóng lên thì cơ thể em bắt đầu nổi lên những đốm đỏ to nhỏ khắp mặt tay người và vùng cổ nhưng khi vào chỗ mát thì sẽ hết. Nếu mà khi nổi lên như thế một lúc mà ko vào chỗ mát thì nó bắt đầu nổi lên những cái mụn giống như mề đay cholinergic. Cho em hỏi bệnh này là bệnh gì và làm cách nào để chấm dứt nó

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua