Nổi mề đay khi mang thai: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị an toàn

Nổi mề đay khi mang thai không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh khiến mẹ bầu khó chịu, đôi khi ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Nổi mề đay khi mang thai là gì?
Nổi mề đay khi mang thai gặp ở 1% các bà bầu. Đây là tình trạng nổi mẩn ngứa, phát ban lành tính trong thai kỳ. Những triệu chứng thường tập trung ở vùng bụng, nổi trên các vết rạn da, nhưng cũng có thể xảy ra ở tay, chân và nhiều vị trí khác.

Nổi mề đay, mẩn ngứa khi mang thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này thường liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone khiến cơ thể nhạy cảm và hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó dễ phát triển bệnh mề đay mẩn ngứa khi tiếp xúc với các dị nguyên.
Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?
Nổi mề đay ở mẹ bầu thường không nguy hiểm. Những triệu chứng có thể gây khó chịu nhưng ít phát sinh biến chứng, có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng ngứa ngay kéo dài, mẹ bầu có thể bị mất ngủ. Lâu ngày khiến cơ thể suy yếu và ảnh hưởng đến thai nhi.
Hầu hết các trường hợp liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone khiến cơ thể nhạy cảm. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của ứ mật trong gan và các bệnh lý khác…
Nếu không điều trị, biến chứng sốc phản vệ, nghẽn đường thở, bội nhiễm do gãi ngứa có thể xảy ra. Vì vậy bạn cần sớm thăm khám để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Dấu hiệu nổi mề đay ở bà bầu
Nổi mề đay khi mang thai thường là cấp tính và sẽ biến mất sau khi sinh. Bệnh có những triệu chứng nổi bật sau:
- Nổi mẩn đỏ tập trung thành từng mảng hoặc rải rác khắp cơ thể
- Ngứa ngáy, lan rộng khi gãi nhiều
- Một số trường hợp có sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, khó thở…
Khi mới khởi phát, biểu hiện nổi mề đay ở bà bầu thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, do thể trạng yếu hơn người bình thường nên bệnh diễn tiến nhanh chóng, gây ngứa ngáy nghiêm trọng, khiến bà bầu vô cùng mệt mỏi.
Nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa khi mang thai
Mề đay ở phụ nữ mang thai thường xuất hiện ở lần mang thai đầu tiền, vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 3. Những nguyên nhân gây bệnh thường gặp gồm:
- Da căng: Da bị kéo căng khi thai nhi phát triển. Điều này khiến các mô liên kết bị tổn thương, gây viêm dưới da, hình thành các vết phát ban, đỏ, sưng.
- Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Quá trình mang bầu, cơ thể chị em có sự thay đổi rất lớn về nội tiết tố, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Sự tăng sinh mạnh mẽ nồng độ estrogen, progesterone và tăng cường proopiomelanocortin khiến bà bầu nhạy cảm hơn, đề kháng yếu kém. Từ đó dễ gặp phải tình trạng mề đay, mẩn ngứa.
- Tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Mang thai khiến cơ địa nhạy cảm hơn, dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với dị nguyên như khói bụi, côn trùng, phấn hoa, lông động vật, hóa chất…
- Sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin: Dùng sắt, canxi, các loại vitamin tổng hợp… có thể tăng áp lực cho gan và thận, khiến việc lọc bỏ độc tố trong cơ thể bị trì trệ. Từ đó gây ra mề đay mẩn ngứa.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn uống không kiểm soát hoặc tiêu thụ nhiều thức ăn dễ gây dị ứng (như hải sản, đậu phộng, hạnh nhân…) có thể dẫn tới nổi mề đay.
- Dị ứng thời tiết: Đột ngột tiếp xúc với khí lạnh hoặc nóng chảy nhiều mồ hôi có thể khiến mẹ bầu bị ngứa da và nổi sẩn đỏ.
Cách chữa nổi mề đay khi mang thai
Những cách dưới đây có thể giúp mẹ bầu chữa nổi mề đây an toàn và hiệu quả:
1. Dùng thảo dược
Việc sử dụng thảo dược có thể làm dịu cơn ngứa và những nốt sẩn đỏ. Đồng thời giúp cải thiện làn da, giảm nguy cơ tái phát.
- Tắm bột yến mạch
Bột yến mạch thường được thêm vào các loại kem bôi chữa mề đay mẩn ngứa và bệnh chàm. Loại thảo dược này giúp giảm ngứa, cấp ẩm và làm dịu da.
Cho một chén yến mạch xay nhuyễn vào bồn tắm, sau đó ngâm mình trong khoảng 10 – 20 phút. Có thể trộn bột yến mạch với mật ong và nước, đắp hỗn hợp lên vùng da có mẩn ngứa.

- Chườm lạnh
Bọc một vài viên đá trong một mảnh vải mỏng, sau đó đặt lên da hoặc chườm khăn ướt trong 10 phút. Biện pháp này sẽ giúp giảm ngứa và sưng.
- Sử dụng tinh dầu
Một số loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu hoa cúc, bạc hà, đinh hương… có thể làm dịu làn da bị kích ứng, chống ngứa và hỗ trợ chữa nổi mề đay ở bà bầu. Biện pháp này cũng khá an toàn với phụ nữ mang thai.
*Lưu ý: Pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng để tránh kích ứng da. Có thể thoa hỗn hợp tinh dầu pha loãng 3 lần một ngày trong 4 tuần để hạn chế các triệu chứng.
2. Dùng thuốc Tây
Phụ nữ mang thai chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Khi dùng thuốc trị nổi mề đay cho mẹ bầu, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng, dùng loại thuốc an toàn cho cả mẹ và con.
Những loại thuốc có thể được chỉ định:
- Thuốc kháng histamin: Như Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine… có thể dùng cho phụ nữ mang thai.
- Kem dưỡng ẩm: Thoa kem dưỡng ẩm giúp cấp ẩm, làm mềm da, giảm ngứa và ngăn ngừa kích ứng da. Ngoài ra sản phẩm cũng giúp hỗ trợ ngăn ngừa viêm da. Trong đó Glycerine là loại kem dưỡng ẩm tự nhiên được sử dụng nhiều nhất.

Xem thêm: 16 thuốc trị nổi mề đay hiệu quả, giúp khỏi nhanh
Nổi mề đay khi mang thai kiêng gì, ăn gì?
Nếu bị nổi mề đay khi mang thai, bạn cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
- Hạn chế việc tắm nước nóng. Tắm nước mát hoặc có độ ấm vừa phải để tránh làm khô da.
- Không gãi ngứa để trầy xước hoặc tổn thương trên bề mặt da.
- Mặc quần áo thoải mái, tránh quần áo gò bó gây bí da.
- Giữ cho tâm trạng ổn định, hạn chế căng thẳng, stress, áp lực công việc.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm gây dị ứng trong quá khứ.
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng và nhiều chất béo.
Nên ăn những thực phẩm sau:
- Hoa quả, rau củ giàu vitamin C như: Cam, bưởi, ổi, củ cải…
- Các loại rau củ giàu chất xơ, vitamin E như: rau cải xanh, rau bina…
- Một số loại gia vị như: nghệ, chanh, mật ong…
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng nổi mề đay và phác đồ điều trị hiệu quả nhất, bà bầu nên sớm thăm khám và điều tại cơ sở y tế uy tín.
Bài đọc thêm:
- Nổi mề đay có nên kiêng gió không? Chuyên gia giải đáp
- 20 cách trị mề đay tại nhà đơn giản mà khỏi nhanh
