Trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng và các bệnh lý liên quan

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng là một tình trạng khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây và cách xử lý các triệu chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng và các bệnh lý
Trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng có thể là dấu hiệu cho một số bệnh ngoài da khác

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng

Mề đay mẩn ngứa thường phát triển khi các tế bào trong da của trẻ tiết ra một chất hóa học gọi là Histamine. Histamine có thể gây ra sưng, đỏ và ngứa. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng:

1. Do nước bọt thừa

Trẻ em thường tiết khá nhiều nước bọt ở khu vực xung quanh miệng. Và làn da của trẻ thì rất mỏng manh, nhạy cảm do đó môi trường ẩm ướt liên tục thường khiến da bị kích ứng và xuất hiện các nốt mẩn ngứa.

Ở một số trường hợp, nổi mẩn ngứa do tiết nhiều nước bọt có thể khiến da bị bội nhiễm, dẫn đến bệnh chốc lở khiến trẻ đau đớn.

2. Bệnh nấm miệng

Nấm miệng là một trong những nguyên nhân cơ bản có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa ở miệng, chiếm 30% các trường hợp trẻ bị nổi mẩn ngứa ở miệng dưới 6 tháng tuổi.

Khi bị nấm miệng, da của trẻ thường xuất hiện các mẩn đỏ li ti kèm kèm tình trạng bị nứt nẻ ở góc miệng. Bên cạnh đó, một số trẻ có thể bị nổi các mảng màu trắng trên lưỡi. Do bệnh nấm miệng không gây ra đau đớn nên trẻ thường không quấy khóc. Điều này thường gây khó khăn cho việc nhận biết và điều trị bệnh.

3. Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, đôi khi tạo thành một mùa nhất định trong năm. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 3 đến 5 tháng hoặc 9 đến 12 tháng.

bệnh tay chân miệng khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng
Tay, chân, miệng là một bệnh khá phổ biến và có thể khiến bé bị nổi mẩn ngứa quanh miệng

Khi mắc bệnh trẻ thường xuất hiện rất nhiều mẩn ngứa ở tay, chân, miệng. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa ở mông và lưng dưới. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị sốt cao đến 38 – 39 độ kèm theo mệt mỏi, đau họng.

Lưu ý: Trẻ em bị tay, chân, miệng cần được cách ly khỏi các trẻ khác để tránh tình trạng lây nhiễm. Đưa trẻ đến cơ quan y tế uy tín khi trẻ nổi mẩn ngứa quanh miệng kèm theo sốt cao và khó thở.

4. Dị ứng

Dị ứng có thể là một nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa quanh miệng ở trẻ, tuy nhiên nguyên nhân này thường rất ít phổ biến. Một số tác nhân gây ra dị ứng cho trẻ là:

  • Thực phẩm, đặc biệt là đậu phộng, trứng, sữa hoặc động vật có vỏ.
  • Thuốc, nhất là thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Đồ vật bằng nhựa hoặc cao su.
  • Cỏ dại hoặc một số loại hoa.
  • Côn trùng đốt hoặc cắn.
  • Lông động vật.
  • Hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa và kem dưỡng da.

5. Chốc lở

Bệnh chốc lở là tình trạng viêm da bị nhiễm trùng. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là trẻ thường xuất hiện các vết loét, mẩn ngứa, phát ban đỏ xung quanh miệng. Sau một thời gian, tình trạng này sẽ đóng vảy thành lớp mề đay màu vàng nhạt.

Chốc lở thường xảy ra ở trẻ em vì trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cũng như bảo vệ da. Khi ngứa thường hay gãi và làm bề mặt da bị tổn thương.

6. Thủy đậu

Thủy đậu là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gây nổi mẩn ngứa quanh miệng. Bệnh khá nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng và gây viêm phổi, viêm gan, viêm màng não,…

Thủy đậu khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng
Bệnh thủy đậu khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng

Triệu chứng phổ biến của bệnh thủy đậu bao gồm phát ban xung quanh miệng và các khu vực khác trên cơ thể. Bệnh cạnh mẩn ngứa và mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, trẻ lớn hơn có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói.

Cách xử lý khi trẻ nổi mẩn ngứa quanh miệng

Các biện pháp xử lý nhằm kiểm soát các cơn ngứa và tránh những tác nhân có thể khiến mề đay mẩn ngứa xung quanh miệng trở nên tồi tệ hơn.

Đối với trường hợp mẩn ngứa nhẹ:

  • Làm ướt khăn hoặc chườm lạnh lên xung quanh miệng của trẻ để giảm ngứa.
  • Thường xuyên đùa giỡn với bé để bé tạm thời quên đi cơn ngứa.
  • Cắt ngắn móng tay để hạn chế bé gãi gây tổn thương da.
  • Sử dụng thuốc kháng Histamine không kê đơn để ngăn ngừa các cơn ngứa.
phòng ngừa trẻ nổi mẩn ngứa quanh miệng
Cách xử lý khi trẻ nổi mẩn ngứa quanh miệng

Đối với trường hợp nổi mẩn ngứa nặng hơn:

  • Nếu sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà mà không được hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng Histamine hoặc Steroid cho trẻ. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhận viên y tế có chuyên môn.
  • Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ tiêm Epinephrine để điều trị mẩn ngứa. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp nghiệm trọng.

Đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Thuốc kháng Histamine kê toa và không kê toa không thể làm giảm cơn ngứa.
  • Mẩn đỏ hoặc cơn ngứa có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ có dấu hiệu bị côn trùng đốt hoặc dị ứng với một loại thức ăn nào đó. Bé có thể cần sử dụng một số loại thuốc điều trị các phản ứng dị ứng vào những lần tiếp theo.

Biện pháp phòng ngừa

Nếu trẻ thường xuyên nổi mẩn ngứa quanh miệng, người chăm sóc nên ghi lại một số việc xảy ra trước khi trẻ nổi mẩn ngứa. Điều này có thể hỗ trợ cho bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và lập kế hoạch ngăn ngừa các cơn mẩn ngứa tái phát trong tương lai.

Vệ sinh vùng da xung quanh miệng của trẻ đúng cách. Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để rửa miệng cho bé 2 lần mỗi ngày.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, người chăm sóc nên làm sạch lưỡi của bé bằng dụng cụ chuyên dụng được bác sĩ chỉ định.

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn ngứa quanh miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm các bệnh lý nguy hiểm. Do đó để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Đọc thêm:

Ngày đăng 14:26 - 20/12/2023 - Cập nhật lúc: 10:41 - 22/05/2024
Chia sẻ:
Top 5 Cách Chữa Bệnh Nổi Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả

Cách chữa bệnh nổi mề đay tại nhà bằng dân gian chủ yếu sử dụng những loại thảo dược có…

Khỏi hẳn mề đay sau sinh chỉ sau 1 tháng nhờ bài thuốc quý của Trung tâm Thuốc dân tộc

Từng mất ăn mất ngủ triền miên vì mề đay nổi khắp người sau khi sinh em bé, đã có…

Mề đay cholinergic – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Mề đay cholinergic là một biến thể của bệnh mề đay mẩn ngứa. Căn bệnh này có những triệu chứng…

Da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa do nhiều nguyên nhân. Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa và cách xử lý nhanh chóng

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng thường gặp ở các bạn nữ. Tình trạng này xảy…

Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm và cách xử lý

Nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng nổi sẩn, phù nề và ngứa dữ dội thường xảy ra…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua