Bị nổi mề đay phải kiêng những thứ này để hết ngứa, hết tái phát
Cần nắm rõ bị nổi mề đay kiêng gì để có hướng chăm sóc phù hợp, giúp sớm thoát khỏi tình trạng và ngăn tái phát. Một số vấn đề có thể khiến tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị nổi mề đay nên kiêng gì?
Để ngăn ngừa nổi mề đay phát triển trên diện rộng, người bệnh nên kiêng những vấn đề sau đây:
1. Gãi ngứa
Khi bị nổi mề đay, việc gãi ngứa có thể khiến cơn ngứa tồi tệ hơn và lan rộng trên vùng da khác. Mặt khác gãi ngứa khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Thay vì gãi hoặc chà xát, người bệnh có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy bằng cách đắp gạc lạnh, khăn ướt hoặc chữa nổi mề đay bằng nước muối.
2. Chất kích thích
Tránh dùng chất kích thích bao gồm thuốc lá, rượu, bia, caffein hoặc cocain,… Theo chuyên gia, những hoạt chất này khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, mất dần chức năng bảo vệ. Từ đó khiến bệnh mề đay ngày càng lan rộng và nặng nề hơn.
3. Hóa mỹ phẩm
Nếu cơ thể bị dị ứng với các thành phần chứa trong các loại mỹ phẩm, người bệnh nên ngưng sử dụng. Tuyệt đối, không tiếp tục dùng, tránh tình trạng bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng xấu đến làn da.
BẬT MÍ: Cách chăm sóc da sau khi bị dị ứng mỹ phẩm giúp hết ngứa, lành nhanh
4. Thực phẩm
Thực phẩm tuy không giúp chữa khỏi bệnh nhưng đóng vai trò thiết yếu trong việc làm giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, song song với mặt có lợi vẫn tồn tại những loại đồ ăn thức, uống gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến tình trạng nổi mề đay ngày càng tồi tệ như:
+ Thực phẩm cay nóng
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, ớt, đồ chiên rán,… gây nhiệt bên trong cơ thể, khiến da khô, bong tróc và ngứa ngáy dữ dội hơn. Vì vậy, để giúp kiểm soát triệu chứng, người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng các loại thức ăn này.
+ Thực phẩm chứa nhiều đường và muối
Ăn quá nhiều đường và muối có thể kích thích lên hệ thống thần kinh ngoại biên, khiến bệnh mề đay trở nên trầm trọng hơn. Nhóm thực phẩm này cũng làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, khiến các vết loét, mẩn ngứa trên da khó lành, đồng thời tăng tỷ lệ tái phát bệnh.
+ Thực phẩm giàu đạm
Khi bị nổi mề đay, hệ miễn dịch cơ thể có dấu hiệu suy yếu. Và việc bổ sung hàm lượng đạm cao từ hải sản, thịt bò, cá biển,… sẽ khiến cơ thể chuyển hóa và hấp thu kém, làm tăng nguy dị ứng và ảnh hưởng đến việc điều trị.
5. Kiêng gió lạnh
Gió được xem là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay, mẩn ngứa ở những người quá nhạy cảm. Chính vì vậy, trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên tránh xa yếu tố này.
Ngoài ra gió tự nhiên hoặc nhân tạo đều chứa nhiều bụi bẩn, gây ngứa ngáy và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Tuy nhiên cần tránh để cơ thể nóng bức, đổ nhiều mồ hôi.
6. Không lạm dụng thuốc
Nổi mề đay có thể do dị ứng thuốc. Do đó, để khắc phục bệnh, giúp xoa dịu cơn ngứa, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn bác sĩ kê trên đơn. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, tránh tình trạng bệnh không khỏi mà còn gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác trên cơ thể như thận hoặc gan.
Người bị nổi mề đay ngoài việc kiêng gãi, kiêng ăn thực phẩm giàu đạm, cay nóng,… bệnh nhân cũng nên có chế độ tập luyện khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tăng cường bổ sung thực phẩm có tính mát, giải độc giúp hạ nhiệt và tăng cường hệ miễn dịch.
XEM THÊM:
- Bị nổi mề đay phải làm sao để hết ngứa nhanh chóng?
- Có nên dùng vảy tê tê chữa mề đay? Lưu ý gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!