7 Cách đi ngoài ngay lập tức bạn phải bất ngờ về sự hiệu quả
Khi bị táo bón, việc tìm kiếm cách đi ngoài ngay lập tức trở nên cấp thiết đối với nhiều người. Để khắc phục tình trạng này, những phương pháp đơn giản như tăng cường bổ sung chất xơ, duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể, sử dụng thuốc nhuận tràng… đã trở thành những lựa chọn hàng đầu.
Vì sao bị táo bón? Táo bón lâu ngày có ảnh hưởng gì?
Táo bón là tình trạng phân cứng khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn, có thể xuất hiện ít lần trong tuần. Nguyên nhân gây táo bón có thể do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, lười vận động, sử dụng một số loại thuốc, các bệnh lý về tiêu hóa…
Táo bón kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc phân tích tụ lâu ngày trong ruột có thể dẫn đến các vấn đề như:
- Bệnh trĩ: Áp lực tăng lên khi rặn gây sưng và viêm các tĩnh mạch ở hậu môn, dẫn đến trĩ.
- Nứt kẽ hậu môn: Do phân cứng gây tổn thương niêm mạc hậu môn, quá trình rặn khiến hậu môn bị tổn thương.
- Viêm đại tràng: Chất thải tích tụ lâu ngày có thể gây viêm nhiễm ở đại tràng, thậm chí có thể gây ung thư đại trực tràng nếu chất độc tích tụ lâu ngày trong đại tràng.
- Sa trực tràng: Táo bón kéo dài có thể gây sa trực tràng, tức là một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị đẩy ra ngoài hậu môn.
- Tắc ruột: Trong một số trường hợp nặng, táo bón có thể gây tắc ruột, làm ngưng trệ hoàn toàn việc di chuyển của chất thải trong ruột.
- Hội chứng ruột kích thích: Táo bón kéo dài có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Nhiễm độc cơ thể: Khi phân không được thải ra ngoài, các chất độc trong phân có thể được hấp thụ lại vào cơ thể, dẫn đến tình trạng nhiễm độc, gây mệt mỏi, da xám xịt và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Các vấn đề khác: Táo bón còn có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau bụng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy, nếu xảy ra tình trạng táo bón, việc áp dụng các biện pháp cải thiện nhanh chóng là điều cần thiết để mang lại sự dễ chịu cho cơ thể, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Tham khảo thêm: Bà bầu bị táo bón có nên rặn khi đại tiện không?
7 Cách để đi ngoài ngay lập tức khi bị táo bón đơn giản tại nhà
Táo bón khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn hoặc không thể đi ngoài được, bụng chướng và đau tức. Tuy nhiên những cách đơn giản dưới đây có thể giúp cải thiện tình trạng này.
1. Bổ sung chất xơ dễ đi cầu
Bổ sung chất xơ là cách hiệu quả để tạo ra nhu động ruột và hỗ trợ quá trình đại tiện. Chất xơ có thể làm tăng khối lượng và số lượng phân, điều này giúp phân được đẩy ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Người bệnh táo bón có thể ăn một khẩu phần nhiều chất xơ như:
- Yến mạch
- Bánh mỳ và ngũ cốc nguyên hạt
- Rau xanh và trái cây tươi
- Gạo và các loại đậu
Nếu gặp khó khăn khi tiêu thụ các loại thức ăn kể trên, người bệnh táo bón có thể bổ sung chất xơ bằng các sản phẩm như:
- Canxi polycarvophil (FiberCon)
- Psyllium (Metamucil, Konsyl)
- Methylcellulose (Citrucel)
Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi sử dụng các loại chất xơ bổ sung.
Bạn cần biết: Người già bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?
2. Uống nhiều nước
Uống nước đúng cách, ít nhất 8 ly (1,5 – 2 lít) mỗi ngày là điều cần thiết cho nhu động ruột hoạt động bình thường. Do đó, nếu bị táo bón, người bệnh hãy uống nhiều nước để làm loãng phân và hỗ trợ đẩy phân ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nước có thể giúp làm ẩm và mềm phân, điều này có thể cải thiện cảm giác đau đớn khi đi đại tiện.
3. Dùng thuốc nhuận tràng
Sử dụng thuốc nhuận tràng là cách để đi ngoài ngay lập tức hiệu quả nhất. Thuốc có thể thúc đẩy chuyển động ruột giúp phân di chuyển nhanh hơn và dễ dàng đi ra khỏi cơ thể.
Các loại thuốc nhuận tràng được dùng phổ biến bao gồm:
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Dulcolax, Correctol hoặc Senokot.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Magiê Hydroxit, Polyethylen, Lactulose.
- Thuốc nhuận tràng bôi trơn có thể hỗ trợ bôi trơn thành ruột và cho phép phân đi qua đại tràng và thoát ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Uống thuốc nhuận tràng bôi trơn trong vòng 2 giờ sau khi ăn, người bệnh có thể đi ngoài trong 6 – 8 giờ tiếp theo.
Thuốc nhuận tràng có thể không có hiệu quả với một số đối tượng. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây ra một số hệ quả không mong muốn. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp nhất.
Đừng bỏ qua: Táo bón uống thuốc gì? 5 loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng
4. Dùng chất làm mềm phân
Ngoài cách uống nhiều nước để làm mềm phần, người bệnh có thể sử dụng các chất làm mềm phân để hỗ trợ tiêu hóa, giúp đi đại tiện dễ dàng. Các chất làm mềm phân phổ biến như:
- Colace
- Surfak
Tuy nhiên các chất làm mềm phần thường rút nước từ ruột để làm mềm phân. Do đó, để tránh tình trạng mất nước, người bệnh cần bổ sung nhiều nước hoặc chất lỏng.
5. Uống thuốc xổ
Uống thuốc xổ là một trong những cách đi đại tiện ngay lập tức nhiều người đang áp dụng. Các loại thuốc xổ điều trị táo bón thường chứa Natri Photphat, dầu khoáng hoặc chứa hoạt chất khiến người bệnh tiêu thụ nhiều nước.
Thuốc xổ có thể làm sạch đường ruột. Tuy nhiên liệu pháp này chỉ được sử dụng khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Tác dụng phụ phổ biến thuốc xổ có thể làm mất nước và khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, thuốc xổ có thể làm chảy máu trực tràng, tắc nghẽn phổi và có thể dẫn đến tử vong, mặc dù trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Đáng chú ý: Thuốc xổ trị táo bón: Khi nào nên dùng và cần lưu ý gì?
6. Dùng thuốc đạn
Thuốc đạn cũng là một liệu pháp được khuyến khích khi người bệnh đang cố tìm cách đi ngoài ngay lập tức. Thuốc đạn trực tràng có thể làm tăng nhu động ruột bằng cách làm mềm phân và đẩy phân ra khỏi cơ thể.
Các loại thuốc đạn không kê đơn phổ biến bao gồm Glycerin hoặc Bisacodyl. Người bệnh có thể tìm thấy các loại thuốc này tại các nhà thuốc mà không cần toa thuốc của bác sĩ.
Tuy nhiên, việc đặt thuốc đạn có thể gây khó khăn và đau đớn ở lần đầu tiên thực hiện. Bên cạnh đó, thuốc này tác dụng trực tiếp lên trực tràng và tan vào máu, do đó một số đối tượng như phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
7. Các mẹo đi ngoài ngay lập tức khác
Ngoài những cách đi ngoài ngay lập tức đã chia sẻ ở trên, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo khác để quá trình đại tiện được thuận lợi hơn như:
- Hạn chế căng thẳng, giảm stress và giữ cho tâm trạng thoải mái.
- Thay đổi tư thế đi vệ sinh cũng là một cách hiệu quả, người bệnh có thể mang một chiếc ghế nhỏ vào nhà vệ sinh, sau đó kê hai chân lên ghế sao cho đầu gối cao hơn hông, điều này giúp phân đi qua trực tràng tốt hơn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ cũng làm tăng lượng máu di chuyển ở ổ bụng và hỗ trợ vấn đề đi ngoài.
- Massage bụng có thể kích thích nhu động ruột và giúp người bệnh táo bón đi ngoài dễ dàng hơn.
Những lưu ý khi áp dụng các cách đi ngoài ngay lập tức
Trước khi áp dụng những cách cách đi đại tiện ngay lập tức, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:
- Ưu tiên ăn nhiều chất xơ, thực phẩm nhuận tràng như chuối, khoai lang, đậu bắp… và uống nhiều nước.
- Nếu tình trạng táo bón không được cải thiện, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc.
- Không tự ý dùng các loại thuốc sổ.
- Dùng thuốc đúng hướng dẫn, không lạm dụng vì có thể dẫn đến phản ứng ngược.
- Đi đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi đại tiện, không nên nhịn.
Tham khảo thêm: 6 Loại sữa cho trẻ táo bón được tin dùng
Những cách phòng ngừa táo bón hiệu quả tại nhà
Táo bón là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng những biện pháp đơn giản tại nhà. Dưới đây là một số cách giúp người bệnh duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng này:
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
- Tăng cường chất xơ vào chế độ ăn uống, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
- Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Không nhịn đi vệ sinh, thiết lập thói quen đi vệ sinh đều đặn vào buổi sáng để tránh làm rối loạn chức năng ruột.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn… để tránh làm khô cứng phân.
- Bổ sung sữa chua và các loại thực phẩm lên men lành mạng để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Massage bụng thường xuyên để hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu… để giảm stress, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Khi đối mặt với tình trạng táo bón khó chịu, việc tìm kiếm các cách đi ngoài ngay lập tức là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả lâu dài và tránh những ảnh hưởng không mong muốn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào hay sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Có thể bạn quan tâm:
- Lưu ngay 7 món ăn trị táo bón hiệu quả mà lại dễ nấu
- Táo bón ở trẻ sơ sinh: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả
Bình luận (33)
Moi người ơi cho em hỏi giá thuốc có cao ko ah.e sinh viên ko có nhiều tiền ah
Bệnh dạ dày cũng gây ra tình trạng táo bón đúng không bác sĩ, trước đây cháu có bị dạ dày mấy năm, điều trị nhiều thuốc nhưng chỉ cầm chừng được thời gian, dạo gần đây cháu bắt đầu xuất hiện triệu chứng của táo bón như đi ngoài khó, thi thoảng mới đi ngoài, mỗi lần đi rất lâu mới đi được. Cháu có sử dụng sorbitol nhưng cũng chỉ được thời gian thôi. Bác sĩ cho cháu hỏi với tình trạng của cháu nên điều trị như thế nào đây ạ.
Ông cháu bị táo bón lâu năm, cũng có điều trị bằng nhiều thuốc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt nhưng chỉ được thời gian rồi tái lại. Nay cháu đọc được bài viết này thấy trung tâm thuốc dân tộc có bài thuốc điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh khá là hay nên rất muốn mua thuốc về cho ông điều trị. Nhưng hiện tại ông cháu đang bị tăng huyết áp điều trị bằng thuốc tây y thì có điều trị được bằng bài thuốc này không ạ, xin bác sĩ tư vấn giúp cháu với ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết của Trung tâm. Với tình trạng của ông bạn, thì bạn có thể đưa ông qua thăm khám trực tiếp tại Trung tâm để bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám kỹ hơn, và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho ông bạn. Còn hiện tại bài thuốc của Trung tâm hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên khá an toàn lành tính, không tác dụng phụ, được Bộ Y Tế kiểm định và cấp phép lưu hành. Cũng có 1 số người bị tăng huyết áp cũng đang điều trị táo bón tại đây, đáp ứng với thuốc rất tốt, bạn có thể cân nhắc để đưa ông đến thăm khám và điều trị.
Thân ái!