Danh sách thực phẩm gây táo bón bạn nên hạn chế

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm gây táo bón không chỉ khiến bạn khó đi cầu mà còn làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vấn đề sức khỏe trong tương lai. Do vậy, việc lựa chọn kỹ lưỡng những gì bạn ăn hàng ngày là rất quan trọng để tránh những hậu quả không mong muốn.

9 Thực phẩm gây táo bón nên tránh xa

Bệnh táo bón có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày. Một số trường hợp mắc bệnh do thường xuyên sử dụng các thức ăn dưới đây:

thực phẩm gây táo bón
Có những thực phẩm nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây táo bón, rối loạn tiêu hóa

1. Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế là loại ngũ cốc được chiết tách, sản xuất qua quá trình tinh luyện, xử lý làm thay đổi lớn các thành phần tự nhiên của chúng. Nhóm thực phẩm này không còn chất xơ tự nhiên, có quá nhiều tinh bột, đường và các phụ gia có hại, dễ gây táo bón và nhiều bệnh lý khác. Các loại ngũ cốc tinh chế dễ gây táo bón thường gặp là:

  • Bánh mì trắng
  • Gạo tẩy quá trắng
  • Mì ống (pasta) làm từ bột mì tinh chế
  • Bánh quy, bánh ngọt và các sản phẩm làm từ bột mì tinh chế
  • Bột mì tinh chế (bột mì trắng)
  • Bánh gạo
  • Ngũ cốc ăn sáng (đặc biệt là loại có chứa đường và ít chất xơ)
  • Bột ngô tinh chế
  • Bánh mì tỏi được làm từ bánh mì trắng
  • Bánh pizza với đế làm từ bột mì tinh chế

2. Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn – Thủ phạm gây táo bón hàng đầu

Thức ăn nhanh, các loại snack như khoai tây chiên, xúc xích chiên, bim bim rất giàu chất béo nhưng lại vô cùng ít chất xơ. Khi đi vào cơ thể, chúng cản trở và làm chậm quá trình tiêu hóa gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu. 

 Hơn nữa, thức ăn nhanh còn chứa nhiều natri, có thể gây giữ nước trong cơ thể, ngăn cản quá trình đào thải nước qua phân. Nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây ra tình trạng táo bón. 

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể để phục vụ các hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây táo bón do chúng chứa nhiều chất béo, Immunoglobulin mà lại cung cấp quá ít chất xơ. 

sữa và các sản phẩm từ sữa là thức ăn gây táo bón
Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng là một trong những thực phẩm làm tăng nguy cơ táo bón nếu dùng quá nhiều

Mặc dù vậy, các sản phẩm từ sữa như nấm sữa kefir, sữa chua thì lại giàu probiotic. Chất này có lợi cho sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột từ đó hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa và làm giảm táo bón. 

Bỏ túi ngay: 15 thực phẩm trị táo bón hiệu quả- “Ăn là khỏi”

4. Thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm đông lạnh thường được yêu thích vì tiện dụng, tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa ăn. Thế nhưng chúng lại là nhóm thực phẩm gây táo bón không được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

Theo lý giải, thực phẩm đông lạnh chứa nhiều natri. Khi đi vào cơ thể, thức ăn đòi hỏi phải có lượng nước lớn để tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến quá trình đào thải phân. Chính vì vậy, nếu bạn sử dụng thực phẩm đông lạnh với lượng lớn hoặc dùng trong thời gian dài sẽ rất dễ bị táo bón.

5. Chất làm ngọt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các chất làm ngọt như đường tinh luyện, stevia, siro cây thích, agave là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa ở trẻ em. Nếu trẻ đang gặp vấn đề về tiêu hóa, việc sử dụng các chất làm ngọt có thể khiến tình trạng này thêm trầm trọng.

Do đó, thay vì sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo, các bậc cha mẹ nên cho bé sử dụng siro trái cây và hạn chế cho bé ăn đồ ngọt nếu không muốn bị táo bón tấn công.

6. Socola và kẹo – Thức ăn gây táo bón

Ăn Socola và kẹo có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em và cả người lớn. Chúng đều chứa nhiều đường, ít chất xơ và các dưỡng chất khác nên việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này sẽ gây táo bón. 

Ngoài ra, ăn quá nhiều Chocolate còn khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, ảnh hưởng đến sự co cơ và hoạt động của nhu động ruột.

7. Thịt đỏ

Thịt đỏ không được khuyến khích sử dụng do chứa hàm lượng protein quá cao. Khi đi vào cơ thể, chúng lưu lại rất lâu trong dạ dày và gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu và cả táo bón.

thịt đỏ là thực phẩm gây táo bón
Người ăn nhiều thịt đỏ thường dễ bị khó tiêu, táo bón

Để giảm nguy cơ táo bón khi sử dụng thịt đỏ, tốt nhất nên giảm bớt lượng sử dụng và kết hợp ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ. Hầu như mọi loại thịt đều chỉ nên được ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Hạn chế ăn vào buổi tối vì dễ gây khó tiêu khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn.

8. Chuối xanh

Chuối xanh là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng với lượng nhiều và thường xuyên, chuối xanh có thể gây táo bón, làm dạ dày trở nên khó chịu.

Theo các nghiên cứu khoa học, có đến 70 -80% trọng lượng tinh bột trong chuối xanh là tinh bột kháng hấp thụ, một loại carbohydrate phức tạp có đặc tính giống chất xơ. Thế nhưng loại chất xơ này lại đặc biệt khó tiêu.

Hơn nữa chuối xanh còn chứa nhiều tannin, một chất  làm săn se, có vị chát khi ăn, dễ gây rối loạn tiêu hóa đặc biệt là táo bón ở nhiều người.

9. Trứng

Trứng dù có kết cấu khá mềm nhưng lại chứa nhiều đạm dễ gây táo bón nếu sử dụng không đúng cách. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa một lượng lớn cholesterol xấu, dễ gây xơ hóa động mạch khi ăn quá nhiều.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người lớn nên ăn 5 – 7 quả trứng/tuần, trẻ em dưới 1 tuổi thì không nên sử dụng. Để tránh bị táo bón, tốt nhất bạn nên ăn trứng luộc thay vì chiên rán, ăn sống hoặc ốp la.

Xem thêm: 9 Nguyên nhân gây táo bón không phải ai cũng biết

Có cần kiêng hoàn toàn các thức ăn gây táo bón?

Không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn các thực phẩm gây táo bón. Điều quan trọng là bạn cần cân nhắc và điều chỉnh lượng tiêu thụ chúng trong chế độ ăn hàng ngày của mình.

sử dụng thức ăn gây táo bón đúng cách
Không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn các thức ăn gây táo bón mà chỉ cần điều chỉnh lượng dùng cho phù hợp

Một số biện pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón mà không cần loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm trên:

  • Tăng cường chất xơ: Bổ sung thêm chất xơ từ rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và hạt có vỏ vào chế độ ăn. Chất xơ giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.
  • Uống nhiều nước: Một chế độ ăn giàu chất xơ kết hợp với việc uống đủ nước (khoảng 6-8 cốc mỗi ngày) có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
  • Vận động: Tăng cường hoạt động thể chất giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
  • Thay đổi lối sống: Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường và chất béo, đồng thời giảm thiểu căng thẳng. Dành thời gian thư giãn cũng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón.
  • Chế độ ăn cân đối: Dù bạn không cần phải tránh hoàn toàn các thực phẩm gây táo bón, việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, với sự đa dạng của các loại thức ăn sẽ giúp duy trì sức khỏe đường ruột.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể của bản thân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong đúng cách hiệu quả

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là phương pháp được sử dụng khá phổ biến.…

Bà bầu bị táo bón có nên rặn không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu Bà bầu bị táo bón có nên rặn khi đại tiện không?

Bà bầu bị táo bón không nên cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện. Hành động này tiềm ẩn…

Làm thế nào để đi đại tiện hàng ngày, vào giờ nhất định?

Đi đại tiện hàng ngày có thể góp phần hỗ trợ điều trị táo bón, bệnh trĩ và cải thiện…

Đau bụng táo bón là tình trạng thường gặp với cảm giác ấm ách, bụng trướng khó chịu Đau bụng táo bón – Cách giảm đau, đi cầu nhanh

Đau bụng táo bón là một nỗi ám ảnh với nhiều người. Lúc này bụng thường xuyên ấm ách khó…

trị táo bón cho trẻ theo dân gian 10+ cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian hiệu quả nhất

Cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian từ lâu đã được nhiều mẹ thực hiện nhờ tính an…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua