Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không và cách xử lý an toàn
Bà bầu đi ngoài ra máu có thể khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và bất an. Đây là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, nhưng đồng thời cũng là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sức khỏe cần được chú ý. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý, theo dõi bai viết sau.
Bà bầu đi ngoài ra máu nguyên nhân do đâu?
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ gặp tình trạng đi ngoài ra máu do nhiều nguyên nhân. Thường thấy nhất là do vùng hậu môn hay trực tràng đang gặp vấn đề.
1. Táo bón
Bệnh táo bón có thể xảy ra bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nguyên nhân thường là do sự tăng sản xuất hormone ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của phụ nữ.
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa, stress, ít vận động, bổ sung canxi, sắt… sẽ gây nên táo bón, khiến mẹ bầu rặn mạnh hơn khi đi đại tiện gây tổn thương niêm mạc trực tràng hoặc hậu môn, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.
2. Bà bầu đi ngoài bị ra máu do bệnh trĩ
Khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng ở bà bầu tăng cao, nguyên nhân thường do sự gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bởi sự phát triển của thai nhi, gây suy yếu cấu trúc mô liên kết, tạo cơ hội cho những búi trĩ được hình thành và dần tụt ra khỏi lỗ hậu môn.
Ngoài ra, khi mang thai, tình trạng táo bón kéo dài, gây ra đau rát, căng tức hậu môn dẫn đến ra máu khi đi đại tiện.
3. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là hậu quả của táo bón và trĩ, thường xảy ra khi bà bầu cố gắng đại tiện. Việc co giãn quá mức của các cơ xung quanh ống hậu môn có thể làm nứt niêm mạc và mạch máu, gây ra tình trạng đi ngoài ra máu.
Nếu không được can thiệp, vết nứt có thể lớn lên, tạo điều kiện cho viêm nhiễm và lở loét.
4. Chảy máu trực tràng
Chảy máu trực tràng là một tình trạng phổ biến, đặc biệt xảy ra ở phụ nữ mang thai khiến mẹ bầu dễ gặp triệu chứng ra máu khi đại tiện. Nguyên nhân có thể là do bệnh trĩ, biến chứng của bệnh Crohn, viêm ruột, polyp đại tràng, ung thư đại tràng…
Ngoài ra, bà bầu có thể gặp các triệu chứng bổ sung như trực tràng căng cứng và đau nhức, cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng, ngất xỉu do mất máu hoặc thiếu máu nghiêm trọng.
Bà bầu đi ngoài ra máu có sao không?
- Đi ngoài ra máu nếu chỉ kéo dài trong 1 – 2 ngày và sau đó tự hết, thì được coi là bình thường và không đáng quan ngại.
- Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ra thiếu máu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Khi đi ngoài ra máu do táo bón, đặc biệt ở những tuần đầu mang thai, bà bầu cần cẩn thận vì việc mót rặn có thể gây nguy cơ sảy thai khi thai nhi chưa bám chắc vào tử cung.
- Nếu đi ngoài ra máu là do chảy máu trực tràng, việc thăm khám để tìm ra bệnh lý liên quan là cần thiết nhất, bởi tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu kéo dài.
Cách xử lý an toàn cho bà bầu bị đi ngoài ra máu
Gặp bác sĩ khi:
- Tình trạng không cải thiện sau 1-2 ngày.
- Hậu môn có dấu hiệu nứt lớn và đau rát.
- Máu chảy ra quá nhiều.
- Gặp các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn…
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các thủ thuật y khoa chuyên sâu để chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến bà bầu đi ngoài ra máu. Đây sẽ là căn cứ để đưa ra được phác đồ chữa trị phù hợp nhất.
Cách cải thiện tình trạng tại nhà:
Giảm áp lực cho vùng bụng:
- Ngồi xổm khi đi vệ sinh để giảm áp lực cho vùng bụng.
- Thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng và tránh ngồi lâu tại cùng một vị trí.
- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ để cải thiện sức khỏe và giảm căng thẳng trong thai kỳ.
Điều chỉnh chế độ ăn uống:
- Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, gạo nâu, táo lê, chuối, mâm xôi giúp cải thiện chức năng của đại tràng và bình thường hóa trạng thái phân.
- Tránh thức ăn gây áp lực lên hệ tiêu hóa như thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều động vật nội tạng và thực phẩm chế biến sẵn.
- Ăn uống lành mạnh không chỉ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa mà còn ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
Uống nhiều nước
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Uống nước giúp hạn chế chứng táo bón và bệnh trĩ, kích thích quá trình chuyển hóa, giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
Thiết lập thói quen đại tiện theo giờ
- Buổi sáng khi thức dậy là thời gian được cho là phù hợp nhất để đại tiện. Đại tiện theo một khung giờ nhất định giúp giảm áp lực cho trực tràng và hậu môn.
- Không nên nhịn đại tiện bởi có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém đi.
Vệ sinh hậu môn đúng cách
- Vệ sinh hậu môn đúng cách có thể ngăn ngừa việc hình thành các ổ áp xe khiến hậu môn nóng rát sưng đỏ, có mủ hoặc lây lan.
- Bà bầu có thể dùng rau diếp cá đun với nước để vệ sinh hậu môn, giúp sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu không thể tự hết trong vài ngày thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay. Tuyệt đối không được chủ quan để tránh những hệ lụy nguy hiểm phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Bà bầu đi ngoài ra máu có thể là tín hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Điều quan trọng là không nên hoảng sợ mà chủ động tìm đến sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Bằng cách này, mẹ bầu có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và bé yêu, hướng tới một thai kỳ khỏe mạnh và an lành.
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu bị táo bón có nên rặn khi đại tiện không?
- Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?
Bình luận (1)
Bà bầu đi câu ra máu có ảnh hưởng đến bé không