Tác hại của bệnh trĩ từ từ nhưng đau đớn hơn bạn nghĩ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tác hại của bệnh trĩ thường đến từ từ khiến người bệnh không thể lường trước. Nếu không sớm điều trị dứt điểm, bệnh có thể phát sinh ra các biến chứng khiến sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng.

Những thông tin cần biết về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là vấn đề rất phổ biến thường xuất hiện khi tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị suy yếu và sưng giãn. Búi trĩ hình thành có thể từ từ tụt ra khỏi lỗ hậu môn, chúng có hình dạng tương tự giống với những cục thịt thừa.

tác hại của bệnh trĩ
Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều tác hại khó lường

Thống kê cho thấy, bệnh trĩ ảnh hưởng tới khoảng 55% dân số Việt Nam, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính. Bệnh này chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, một người có thể mắc cả 2 loại. Các yếu tố sau được cho là liên quan đến sự khởi phát của bệnh:

  • Đại tiện kéo dài, thường xuyên mót rặn
  • Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
  • Ăn đồ cay nóng, thiếu chất xơ trong chế độ ăn
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Áp lực tâm lý, căng thẳng, stress
  • Thừa cân, béo phì
  • Tuổi cao
  • Phụ nữ mang thai.

Bệnh trĩ gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát, căng tức hậu môn, đại tiện ra máu… ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều tác hại khó lường.

Tác hại của bệnh trĩ bạn cần chú ý

Bệnh trĩ không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, mà còn gây stress tâm lý cho người bệnh. Nhiều người mắc bệnh nhưng ngại điều trị, thậm chí sống chung với bệnh lâu dài. Điều này tạo điều kiện cho bệnh phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

thiếu máu do trĩ
Thiếu máu là một trong những tác hại gây ra bởi bệnh trĩ khi thường xuyên đại tiện ra máu

1. Thiếu máu, nhiễm trùng máu

Đại tiện ra máu là triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ. Ở mức độ nhẹ, máu thường chỉ lẫn vào phân. Nhưng trong trường hợp nặng, máu có thể chảy thành từng giọt hoặc tia. Máu chảy ra nhiều có thể gây thiếu máu, dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi, mất tập trung…

Khi bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn áp xe hậu môn, nguy cơ nhiễm trùng máu cao. Áp xe hậu môn kéo dài có thể dẫn đến nhiều mủ và lan rộng nhiễm trùng, làm điều trị trở nên phức tạp.

Tham khảo thêm: Tập gym khi bị trĩ – Bài tập an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe

2. Tắc mạch

Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều tác hại, không phân biệt loại bệnh. Trĩ nội có thể gây đau bên trong, cảm giác gợn cộm trong hậu môn, khi ấn vào trực tràng có thể cảm nhận được một cục cứng.

Trĩ ngoại thường có dấu hiệu của tắc mạch, thường là cục máy động trong lòng mạch máu hoặc bọc máu khi tĩnh mạch bị vỡ. Điều này dẫn đến hậu môn sung huyết hoặc bị chèn ép bởi áp lực, thường do mót rặn hoặc khuân vác nặng.

3. Sa nghẹt búi trĩ

Bệnh trĩ thường gây ra tình trạng sa búi trĩ ngoài hậu môn, đặc biệt là trong trường hợp của trĩ nội. Áp lực chèn ép khiến cơ vòng trong hậu môn bị chèn ép, gây ra búi trĩ sa ra ngoài quá mức.

Áp lực này cản trở sự lưu thông máu đến búi trĩ, làm cho chúng phù nề, to lên và cứng hơn. Búi trĩ không còn khả năng tự thụt lại vào trong trực tràng, gây ra đau đớn và làm khó khăn khi di chuyển hoặc thực hiện sinh hoạt hàng ngày.

sa búi trĩ
Bệnh trĩ không kiểm soát sớm có thể khiến búi trĩ sa ra ngoài tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử

4. Viêm nhiễm, hoại tử

Viêm nhiễm và hoại tử là hậu quả của việc sa búi trĩ không được can thiệp kịp thời. Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn nếu không vệ sinh đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn do vi khuẩn và vi nấm. Hậu môn chứa nhiều vi khuẩn gây hại từ phân.

Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ sa có thể viêm nhiễm, lở loét và hoại tử, tạo ra tình trạng nguy hiểm.

5. Tác hại của bệnh trĩ gây viêm phụ khoa ở phụ nữ

Ở phụ nữ, việc hậu môn và bộ phận sinh dục gần nhau tạo điều kiện cho vi khuẩn lan rộng từ hậu môn sang phần phụ. Điều này gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài những tác hại này, không điều trị bệnh trĩ kịp thời còn có thể dẫn đến:

  • Rối loạn chức năng hậu môn
  • Triệu chứng da liễu
  • Suy giảm chức năng vận động
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không? Bằng cách nào?

Một số lưu ý cho những người mắc bệnh trĩ

Nắm vững tác hại của bệnh trĩ giúp cải thiện ý thức trong việc điều trị. Dưới đây là những điều người bệnh cần lưu ý:

  • Sớm thăm khám và điều trị khi phát hiện dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ.
  • Tránh nhịn đại tiện hoặc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách.
  • Bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 – 2,5 lít, có thể bao gồm cả nước ép trái cây tươi.
  • Tránh thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu bia, chất kích thích…
  • Hạn chế mang vác nặng và làm việc quá sức, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đủ.
  • Tránh mặc quần áo bó sát để giảm ma sát vùng hậu môn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu, kích thích nhu động ruột và khắc phục tình trạng táo bón.
uống đủ nước
Uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ mỗi ngày để phòng tránh bệnh trĩ

Một số gợi ý điều trị để ngăn ngừa tác hại của bệnh trĩ 

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, việc quan trọng nhất là chọn phương pháp điều trị phù hợp. Y học hiện đại cũng như Đông y đều có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nên dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh và ưu nhược điểm của từng phương pháp. Có 2 phương pháp đông y và tây, có thể sử dụng.

Tác hại của bệnh trĩ không chỉ gây ra những phiền toái và đau đớn trong cuộc sống hàng ngày, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng để hạn chế những hậu quả nghiêm trọng. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
biến chứng của bệnh trĩ Những biến chứng của bệnh trĩ nguy hiểm hơn bạn tưởng

Các biến chứng của bệnh trĩ, chẳng hạn như nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí là nhiễm trùng máu, cần…

Lá chữa bệnh trĩ 5 Loại lá chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn dùng thuốc tây

Một số lá cây chữa bệnh trĩ có thể giúp làm co búi trĩ, giúp nhanh chóng thoát khỏi tình…

Chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu – Hướng dẫn A-Z

Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu là phương pháp được lưu truyền từ lâu đời. Nhờ tận dụng đặc…

nghệ sĩ Bình Xuyên chữa bệnh trĩ tại thuốc dân tộc Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp đón Nghệ sĩ Bình Xuyên đến khám và điều trị bệnh trĩ – Hiệu quả dứt điểm ngay từ những liệu trình đầu tiên

Thuốc dân tộc từ nhiều năm nay đã trở thành đơn vị khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu được…

7 cách chữa lòi dom tại nhà đơn giản – Dùng là khỏi

Sử dụng cách chữa lòi dom tại nhà là khuynh hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khống chế…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua