Bị Trĩ Sau Sinh Có Tự Khỏi Không? Mất Bao Lâu?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Phụ nữ sau sinh là đối tượng rất dễ bị trĩ. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm bởi việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như sức khỏe của bé. Chính vì vậy, có khá nhiều mẹ bỉm thắc mắc bị trĩ sau sinh có tự khỏi không hoặc có cần phải điều trị không. 

Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Bệnh trĩ sau sinh dù chỉ ở mức độ nhẹ cũng không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Mẹ cần tích cực điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện kết hợp với các mẹo chữa bệnh trĩ để đẩy lùi các triệu chứng của căn bệnh này.

Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?
Bị trĩ sau sinh có tự khỏi không là thắc mắc được nhiều mẹ bỉm quan tâm

Tuy nhiên, với tâm lý chủ quan, ngại đi khám, nhiều chị em để mặc bệnh trĩ phát triển nặng tới mức phải điều trị bằng thuốc, thủ thuật hoặc thậm chí là phẫu thuật cắt trĩ.

Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ giống như các triệu chứng trĩ sau sinh, mẹ cần thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng để được chẩn đoán và hướng dẫn cách khắc phục bệnh phù hợp, hiệu quả.

Gợi ý: Những bác sĩ nữ khám bệnh trĩ uy tín, tận tình cho chị em

Điều cần biết về bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý ở hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc cao nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, trong đó phụ nữ sau sinh nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao nhất.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh trĩ sau sinh là kết quả của nhiều yếu tố tác động. Những nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm:

  • Rặn mạnh trong quá trình chuyển dạ và sinh nở: Với những người phụ nữ sinh thường, họ phải rặn mạnh liên tục. Lúc này, cổ tử cung phải mở to để đưa em bé ra ngoài khiến cho khoang chậu chịu nhiều áp lực. Các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng cũng bị tụ máu và sưng phồng thúc đẩy búi trĩ hình thành.
  •  Do táo bón kéo dài: Việc nằm nhiều, ít vận động sau khi sinh vô tình lại khiến cho nhu động ruột hoạt động chậm lại.  Thức ăn di chuyển trong ruột lâu hơn và bị đại tràng tái hấp thu nước dẫn đến táo bón. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ sau sinh.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Uống ít nước, ăn nhiều thực phẩm chứa chất đạm nhưng lại cắt giảm chất xơ là lý do khiến nhiều mẹ bỉm táo bón kinh niên có nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh khá cao. 
  • Bệnh trĩ sau sinh do bổ sung nhiều canxi: Việc tự ý mua thuốc về nhà uống hoặc lạm dụng bổ sung canxi quá mức có thể gây táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí là bệnh trĩ.
  • Có tiền sử bị trĩ khi mang thai: Nếu mẹ bỉm từng bị bệnh trĩ khi mang thai thì bệnh có thể kéo dài đến sau sinh. Các triệu chứng bệnh có xu hướng diễn tiến nặng hơn gây chảy nhiều máu khi đi cầu và khiến búi trĩ bị căng phồng, sa ra ngoài.
  • Do lao động nặng nhọc: Một số phụ nữ phải làm việc vất vả, khuôn vác đồ nặng sau khi sinh khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng chịu nhiều áp lực, sưng phồng lên.

2. Triệu chứng bệnh trĩ sau sinh

Phụ nữ bị trĩ sau sinh thường có các biểu hiện sau:

  • Đi cầu thấy máu:

Khi mới phát hiện trĩ sau sinh, máu thường ít và chỉ xuất hiện khi đi cầu một cách không đều. Do đó, nếu không chú ý quan sát phân hoặc giấy vệ sinh, ít người nhận biết được bệnh trĩ từ giai đoạn ban đầu.

Theo thời gian, tình trạng trĩ sau sinh thường tồi tệ hơn. Sự hiện diện của máu trong phân trở nên rõ ràng hơn khi lượng máu mất tăng dần. Máu có thể chảy nhỏ giọt liên tục hoặc bao phủ khu vực bên ngoài của phân.

Trong một số trường hợp, máu có thể rò rỉ vào trong hậu môn trực tràng nhưng không được đào thải ra ngoài ngay mà sẽ đông lại, gây ra tình trạng đi cầu ra máu cục.

  • Hậu môn xuất hiện búi trĩ gây cảm giác vướng víu, đau đớn

Tùy thuộc vào dạng trĩ, búi trĩ có thể hình thành ở đường lược (trĩ nội) hoặc bên ngoài cửa hậu môn (trĩ ngoại). Ở cấp độ 1&2, búi trĩ chỉ nhỏ như một cục thịt thừa và không gây nhiều cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, ở giai đoạn 3 hoặc 4, búi trĩ sưng phồng lớn, chắn ngang hậu môn, gây ra cảm giác vướng víu, đau đớn và buộc phải rặn mạnh để đẩy phân.

Đôi khi, búi trĩ có thể bị sa ra ngoài cửa hậu môn, gây ra cảm giác đau đớn liên tục, khiến cho phụ nữ sau sinh khó chịu và không thoải mái khi đứng hoặc ngồi.

  • Ngứa ngáy, ẩm ướt ở hậu môn

Phản ứng sưng viêm ở búi trĩ kích thích tiết ra nhiều dịch gây ẩm ướt ở hậu môn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy, nhiễm trùng hậu môn.

Triệu chứng bệnh trĩ sau sinh
Ngứa hậu môn là một trong những dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh trĩ sau sinh
  • Thuyên tắc trĩ:

Hiện tượng thuyên tắc trĩ xảy ra khi các mạch máu trong búi trĩ bị tắc nghẽn, hình thành lên cục máu đông khiến người bệnh bị đau đớn dữ dội. Đây là một biểu hiện nghiêm trọng thường gặp ở phụ nữ bị trĩ sau sinh. 

3. Bệnh trĩ sau sinh điều trị bao lâu thì khỏi?

Bệnh trĩ sau sinh không tự khỏi được, nhưng nếu thực hiện chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ giảm đi rất nhanh. Thông thường, sau thời gian ở cữ, việc vận động, ăn uống khoa học với nhiều nước và chất xơ cũng như hạn chế ngồi nhiều sẽ giúp bệnh giảm bớt sau 1-2 tuần.

Duy trì thói quen này trong khoảng 1-2 tháng có thể làm cho bệnh hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, nếu bệnh đã nặng hoặc điều trị muộn thì cần đi thăm khám ngay

Đọc thêm: Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thầu Dầu Tía – Thử Ngay

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả

Để điều trị bệnh trĩ sau sinh, các phương pháp bảo tồn sẽ được ưu tiên lựa chọn để tránh những ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ. Dưới đây là những phương pháp chữa trị đang được áp dụng phổ biến cho phụ nữ sau sinh bị trĩ.

1. Trị bệnh trĩ sau sinh ở mức độ nhẹ

Trong đó giai đoạn 1 & 2 là mức độ nhẹ của bệnh, búi trĩ mới hình thành nên còn nhỏ, các triệu chứng mới xuất hiện. Lúc này, mẹ bỉm có thể áp dụng các mẹo tự nhiên để khắc phục bệnh mà không cần phải dùng thuốc. 

Uống nhiều nước:

Để ngăn chặn không cho bệnh trĩ tiếp tục tiến triển nặng hơn, mẹ nên uống nhiều nước, ít nhất là 2 – 2,5 lít mỗi ngày. Ưu tiên sử dụng nước ấm hoặc nước ép trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể. Chất lỏng có tác dụng bôi trơn đường ruột, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và hạn chế tình trạng sưng đau búi trĩ mỗi khi đi ngoài. 

– Chườm lạnh:

Lấy vài cục đá nhỏ bọc vào trong miếng vải sạch rồi áp trực tiếp vào hậu môn. Lặp đi lặp lại mẹo này vài lần trong ngày sẽ giúp mẹ giảm bớt được cảm giác đau rát khó chịu.

– Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn

Chất xơ tham gia vào quá trình tạo khối cho phân, kích thích nhu động ruột co bóp, đồng thời tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Chính vì vậy, việc tăng lượng chất xơ vào khẩu phần ăn cho những người bị trĩ sau sinh là rất cần thiết. 

Trị bệnh trĩ sau sinh ở mức độ nhẹ
Ăn nhiều rau xanh là cách đơn giản để khắc phục bệnh trĩ sau sinh

Mẹ nên ưu tiên các loại rau củ quá tính mát và có đặc tính nhuận tràng như đu đủ, bí xanh, mồng tơi, rau ngót, rau đay, bầu bí, dưa hấu…

Hạn chế ăn đồ cay nóng, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, thực phẩm chế biến sẵn nếu không muốn bệnh trĩ sau sinh tiếp tục tiến triển nặng hơn.

– Vận động hợp lý:

Ngay cả trong thời gian ở cữ, thỉnh thoảng mẹ cũng nên đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột co bóp, giúp thực ăn nhanh được tiêu hóa. Việc vận động hợp lý cũng góp phần giúp mẹ bỉm kiểm soát tốt bệnh trĩ sau sinh.

– Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ sau sinh 

Một số bài thuốc dân gian thường được áp dụng để chữa bệnh trĩ sau sinh: 

  • Dùng rau diếp cá: Rau diếu cá chứa các hợp chất quý như quercetin và isoquercetin giúp kháng viêm, làm bền thành tĩnh mạch, thu nhỏ búi trĩ. Để sử dụng, mẹ lấy mẹ lấy một nắm rau diếp cá giã nát cùng với vài hạt muối ăn. Vắt nước cốt thoa trực tiếp vào hậu môn 2 – 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc chữa bệnh từ nghệ: Với thành phần curcumin dồi dào, nghệ được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên cho người bị trĩ sau sinh. Mẹ chỉ việc giã nghệ tươi lấy nước cốt thoa vào hậu môn vài lần trong ngày. Cách khác, hãy lấy nghệ đem nấu chung với lá diếp cá, lá sung và một nhúm muối biển để lấy nước xông rửa hậu môn 1 lần/ ngày.
  • Chữa bệnh trĩ sau sinh bằng lá trầu không: Lấy 100g lá trầu không đem nấu với 2 lít nước. Thêm vào một chút muối ăn, quậy tan. Tiến hành xông hậu môn khi nước lá trầu còn nóng.

Tham khảo thêm: 12 Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Chóng

2. Điều trị bệnh trĩ sau sinh ở mức độ nặng

Các biện pháp tự nhiên thường không cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị trĩ sau sinh ở giai đoạn nặng. Chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị hoặc can thiệp bằng ngoại khoa.

Thuốc chữa bệnh trĩ sau sinh

Để chữa bệnh trĩ sau sinh, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc điều trị tại chỗ dạng viên đạn đặt hậu môn. Thuốc có chứa hydrocortisone hay lidocaine – những hoạt chất chống viêm ngứa, giảm đau hậu môn khi bị trĩ.

Điều trị bệnh trĩ sau sinh ở mức độ nặng
Các loại thuốc đạn có thể được chỉ định để điều trị cho phụ nữ bị trĩ sau sinh

Ngoài ra, một số nhóm thuốc khác cũng có thể được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị trĩ sau sinh như thuốc kháng viêm steroid, thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc chứa rutin có tác dụng làm bền thành mạch…

– Điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng ngoại khoa:

Nếu không đáp ứng được với thuốc điều trị, phẫu thuật ngoại khoa sẽ được lựa chọn sau cùng. Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng để cắt trĩ cho phụ nữ sau sinh như:

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm nhất định và chi phí điều trị cũng khác nhau. Chị em cần tới bệnh viện để bác sĩ thăm khác kỹ lưỡng và chọn phương pháp phù hợp nhất.

 Cách phòng ngừa bị trĩ sau sinh

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh, chị em nên chủ động thực hiện tốt công tác dự phòng bệnh từ sớm. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho mẹ:

  • Đảm bảo luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể. Uống nước đều đặn nhiều lần trong ngày ngay cả khi không thấy khát.
  • Đi lại, vận động nhẹ nhàng. Tập luyện các bài tập phù hợp với phụ nữ sau sinh như yoga, hít thở sâu, tập co thắt cơ hậu môn.
  • Tránh stress vì căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ bị trĩ sau sinh.
  • Ngủ đủ giấc, không làm việc gắng sức.
  • Cắt giảm chất đạm, chất béo trong chế độ ăn. Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi để dễ tiêu hóa hơn.
  • Không nhịn khi mót đi đại tiện hoặc cố gắng rặn mạnh mỗi khi đi cầu.

“Bị trĩ sau sinh có tự khỏi không” là thắc mắc và lo lắng của rất nhiều mẹ bầu. Căn bệnh này không thể tự khỏi được nếu không có biện pháp can thiệp. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, tốt nhất chị em nên sắp xếp thời gian tới bệnh viện thăm khám và điều trị sớm.

Bạn nên tham khảo thêm: 

Ngày đăng 09:05 - 04/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:49 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Nghệ sĩ Bình Xuyên điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc Hành trình Nghệ sĩ Bình Xuyên điều trị bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc – Chấm dứt nỗi đau ám ảnh lâu năm bằng giải pháp Đông y đơn giản

Bị bệnh trĩ lâu năm nhưng điều trị mãi không khỏi, tưởng như phải sống chung với với bệnh cả…

Mổ trĩ ở đâu tốt nhất? [10 bệnh viện chuyên trĩ ở Hà Nội & TP HCM]

Mổ trĩ ở đâu tốt nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng dịch vụ, kinh nghiệm của…

Đau bụng đi cầu ra máu – Lý do bạn cần đi khám ngay

Đau bụng đi cầu ra máu là một dấu hiệu đáng lo ngại và cần được điều trị, chăm sóc…

Cắt trĩ có được bảo hiểm chi trả không? (cập nhật 2024)

Cắt trĩ có được bảo hiểm chi trả sẽ phụ thuộc vào loại bảo hiểm, phương pháp điều trị và…

Tập gym có thể mang đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh trĩ Tập gym khi bị trĩ – Bài tập an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe

Tập gym khi bị trĩ có thể giúp cải thiện sức khỏe nhưng cần chú ý đến việc lựa chọn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua