Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thầu Dầu Tía – Không Thử Hơi Phí
Chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía là bài thuốc dân gian phổ biến, hiệu quả cao, nhờ đặc tính kháng viêm, giảm sưng, giúp giảm ngứa, co búi trĩ và hỗ trợ điều trị an toàn.
Công dụng chữa bệnh trĩ của cây thầu dầu tía
Thầu dầu tía (Ricinus communis L) là dược liệu phổ biến, cây cao 4-5 mét, sử dụng hạt và lá để điều trị trĩ ngoại. Cả hạt và lá có tính bình, giảm đau, tiêu thũng và chống ngứa. Rễ cũng giúp khư phong hoạt huyết.
Theo Đông y, chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía có công dụng như sau:
- Giảm đau, ngứa rát: Nhờ tính cay và bình, thầu dầu tía giúp giảm đau, ngứa rát, khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
- Giảm sưng tấy: Thầu dầu tía có tác dụng tiêu sưng, giúp làm giảm sưng tấy búi trĩ.
- Chảy máu: Thầu dầu tía có tác dụng chỉ huyết, giúp cầm máu hiệu quả trong trường hợp trĩ chảy máu.
- Làm teo búi trĩ: Theo y học cổ truyền, thầu dầu tía có khả năng làm teo búi trĩ. Tuy nhiên, hiệu quả này cần thời gian sử dụng lâu dài và thường chỉ hiệu quả với các trường hợp trĩ nội độ 1, 2.
- Ngăn ngừa biến chứng: Thầu dầu tía có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, hạn chế biến chứng của bệnh trĩ như hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn.
Có thể bạn quan tâm: Lá hẹ chữa bệnh trĩ được không, thực hiện thế nào?
Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía
Dùng nước lá thầu dầu tía
Lá thầu dầu có chứa các hợp chất giúp chống viêm và giảm đau. Khi ngâm rửa, bài thuốc giúp làm dịu vùng da bị tổn thương và giảm viêm nhiễm. Việc ngâm rửa với lá thầu dầu cũng có thể giảm ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá thầu dầu và đun sôi với nước trong khoảng 7 – 10 phút.
- Để nước lá nguội dần, sau đó lấy dung dịch này để rửa vùng bị trĩ.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần để giảm đau và ngứa.
Đắp lá thầu dầu
Đắp lá thầu dầu có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng, giúp làm sạch vùng bị tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng. Phương pháp này cũng giúp thư giãn cơ bắp xung quanh vùng bị trĩ, giảm bớt cảm giác căng thẳng và đau nhức.
Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía như sau:
- Lấy 1 nắm lá và lá ở hoa thầu dầu giã nát
- Sao hỗn hợp này trên bếp cho đến khi nóng vừa đủ thì dùng vải mềm bọc lại
- Đắp bọc vải này trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày, thực hiện 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả
Kết hợp lá thầu dầu với lá vông nem
Kết hợp lá thầu dầu với lá vông nem là bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả. Bài thuốc này có thể kích thích tuần hoàn máu, từ đó giảm sưng, đau và giúp khu vực tổn thương nhanh lành.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 lá thầu dầu tía nhỏ, 3 lá vông
- Đem lá giã nát, dùng vải gói lại
- Ngồi trên gói thuốc sao cho hậu môn tiếp xúc với thuốc
- Duy trì trong 15 phút, thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy búi trĩ co lại.
Tham khảo thêm: Chữa bệnh trĩ bằng tỏi – Khi nào nên áp dụng?
Kết hợp lá thầu dầu với lá dừa cạn
Theo Đông y, chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía việc kết hợp lá dừa cạn là một biện pháp hữu ích trong việc chữa bệnh trĩ. Lá dừa cạn được cho là có khả năng chống viêm, giảm ngứa, giảm đau và hỗ trợ điều trị trĩ một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy một ít lá thầu dầu tía và 10 lá dừa cạn giã nát
- Bọc vào túi vải mỏng, đắp vào vùng bị trĩ
- Để có được hiệu quả tốt nhất, nên thực hiện trước khi đi ngủ
Bài thuốc uống chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía:
- Chuẩn bị: 20g dừa cạn, 20g cỏ mực, 16g đảng sâm, 16g bạch truật, 12g đương quy, 12g cam thảo, 12g hoàng kỳ, 10g trần bì, 10g sài ồ, 10g thăng ma.
- Đem tất cả nguyên liệu này sắc với nước để uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống, liên tiếp trong 10 ngày thì nghỉ 3 – 4 ngày rồi uống tiếp đợt 2.
Chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía và con học trò
Trong trường hợp gặp phải chứng sa búi trĩ, khi cảm thấy đau rát và khó chịu ở vùng bị trĩ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp sau đây.
Cách thực hiện:
- Lấy 9 hạt thầu dầu tía và 9 con học trò nước, sau đó giã nát cả hai nguyên liệu này với nhau.
- Xào hỗn hợp này với dấm thanh cho đến khi nóng, sau đó dùng miếng vải sạch để bọc lại.
- Đắp miếng vải bọc lên vùng huyệt bách hội ở đỉnh đầu.
Lưu ý: Khi cảm thấy búi trĩ có dấu hiệu giảm đau, ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức. Hạt thầu dầu tía có dược tính cực mạnh và chứa độc, do đó cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng.
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía
Khi áp dụng phương pháp chữa trị trĩ bằng cây thầu dầu tía, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Chọn loại thầu dầu đúng: Chỉ sử dụng loại thầu dầu tía có lá màu tím để chữa trị trĩ.
- Sử dụng đúng liều lượng: Tuân thủ liều lượng chính xác để tránh rủi ro. Một hạt thầu dầu tía có thể gây nôn mửa, 3 – 4 hạt đủ để làm tử vong trẻ nhỏ, và 14 -15 hạt đủ để làm tử vong người lớn.
- Chỉ sử dụng bên ngoài da: Không nên uống thầu dầu tía. Chỉ sử dụng bôi, đắp ngoài da.
- Kiên nhẫn: Cần thực hiện phương pháp chữa trị một cách kiên nhẫn và kiên trì trong thời gian dài để thấy kết quả tích cực.
Chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía là một phương pháp truyền thống được nhiều người sử dụng với hy vọng giảm những triệu chứng không thoải mái liên quan đến trĩ. Hỏi ý kiến của bác sĩ Y học cổ truyền trước khi áp dụng phương pháp này.
Có thể bạn quan tâm
- Các thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất và đánh giá của chuyên gia
- Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!