Lá hẹ chữa bệnh trĩ được không, thực hiện thế nào?
Sử dụng lá hẹ chữa bệnh trĩ từ lâu đã là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Lá hẹ không chỉ dễ tìm, mà cách thực hiện cũng khá đơn giản, lành tính, an toàn, tốt cho sức khỏe, đồng thời mang đến nhiều kết quả tích cực cho bệnh nhân.
Công dụng của lá hẹ chữa bệnh trĩ
Lá hẹ là một loại thực phẩm phổ biến trong ẩm thực Việt, thường được sử dụng để tăng hương vị cho các món ăn. Ngoài ra, lá hẹ còn được sử dụng trong các bài thuốc Đông y với tác dụng hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả.
Hẹ, hay còn gọi là khởi dương, cửu thái, có vị đắng, chua mà sít, có tác dụng cầm máu, bổ thận, tráng dương và thuận khí. Hạt hẹ ấm, vị cay ngọt, hỗ trợ tan máu bầm, điều hòa tạng phủ, bồi bổ cho thận. Thường được sử dụng để chữa các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa và bệnh trĩ.
Bệnh trĩ gây ra sự sưng phình của các búi trĩ, khiến hậu môn sưng đau, ngứa ngáy. Hẹ nhờ khả năng tán ứ huyết, cầm máu giải độc và nhuận tràng, giúp cải thiện táo bón, hỗ trợ tốt cho điều trị trĩ.
Theo nghiên cứu khoa học, hẹ chứa các hoạt chất như allicin, odorin, sulfit, có tác dụng chữa ngứa ghẻ, nhiễm trùng da, kháng khuẩn, diệt khuẩn, hỗ trợ phục hồi viêm nhiễm. Các flavonoid trong hẹ giúp hạn chế chảy máu và tăng độ bền của mao mạch.
Cách dùng lá hẹ chữa bệnh trĩ hiệu quả
Sử dụng lá hẹ theo những cách sau đây sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả.
Uống nước lá hẹ
- Lấy 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, cho vào máy ép lấy nước cốt.
- Hòa nước cốt này với 100ml nước ấm, khuấy đều để uống.
- Sử dụng 1 lần/ngày, kiên trì trong nhiều tuần sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện đáng kể.
- Ngoài ra có thể ăn các món từ hẹ.
Tham khảo thêm: Cây Lược Vàng Chữa Bệnh Trĩ Như Thế Nào? Các Lưu Ý
Chườm nóng bằng lá hẹ
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 500g lá hẹ tươi và 3 mảnh vải sạch.
- Rửa sạch lá hẹ, sau đó cho vào chảo để sao nóng.
- Khi lá hẹ nóng lên, chia thành 3 phần và bọc vào 3 mảnh vải đã chuẩn bị.
- Chườm các bọc lá hẹ này lên khu vực bị trĩ khi còn ấm.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, kiên trì trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.
Lưu ý:
- Rửa lá hẹ với nước muối loãng và vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn.
- Trước khi chườm, hãy vệ sinh sạch sẽ khu vực bị trĩ để tránh nhiễm trùng và tăng hiệu quả điều trị.
- Đảm bảo nước lá hẹ không quá nóng để tránh bỏng da, cũng không quá nguội vì sẽ giảm hiệu quả.
Dùng lá hẹ chữa bệnh trĩ bằng cách xông hơi
- Chuẩn bị 400g lá hẹ và 2 lít nước lạnh.
- Rửa sạch lá hẹ và đun sôi cùng 2 lít nước.
- Khi nước sôi, tắt bếp và đổ vào chậu để xông trực tiếp vùng hậu môn.
- Khi nước nguội, sử dụng để rửa lại khu vực hậu môn.
Hạt hẹ
- Lấy một lượng hạt hẹ vừa phải, đem rang vàng rồi giã nhỏ
- Cho vào hũ thủy tinh để dùng dần
- Mỗi lần sử dụng, lấy 5g hạt hẹ hòa tan với nước sôi để uống
- Uống 3 lần/ngày, sử dụng liên tục để thấy hiệu quả
Tham khảo thêm: 12 Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất
Chữa bệnh trĩ bằng lá hẹ có thật sự hiệu quả?
Các bác sĩ cho biết phương pháp này thích hợp cho trường hợp trĩ nhẹ, mới phát hiện. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của từng người. Phương pháp này chỉ nên dùng như một phương tiện hỗ trợ trong trường hợp trĩ ở mức độ 2.
Nếu sau nhiều ngày không thấy cải thiện hoặc trĩ ở mức độ 2, 3, cần thăm khám để được điều trị chuyên khoa. Không nên thay thế thuốc đặc trị vì không có nhiều hiệu quả, có thể gây hại cho những trường hợp trĩ lớn, gây nhiễm trùng hoặc đau nhức nghiêm trọng.
Những lưu ý khi dùng lá hẹ chữa bệnh trĩ
Muốn bài thuốc phát huy được hết hiệu quả, cần lưu ý những điều sau:
- Phương pháp dân gian thường cần thời gian dài để thấy hiệu quả, vì vậy cần kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình điều trị.
- Rửa sạch lá hẹ với nước muối trước khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm khuẩn.
- Thực hiện đúng cách và đúng liều lượng, đồng thời duy trì vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn để tăng hiệu quả điều trị.
- Khi chườm hoặc xông hơi bằng lá hẹ, cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp để tránh làm tổn thương hoặc gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, uống đủ nước và ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe.
- Tăng cường vận động và thể dục hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị.
Dùng lá hẹ chữa bệnh trĩ được áp dụng phổ biến trong dân gian. Mặc dù an toàn lành tính nhưng người bệnh cũng cần cẩn trọng khi sử dụng. Đặc biệt, nếu bệnh đã chuyển biến nặng, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị sớm nhất có thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa bệnh trĩ bằng tỏi – Khi nào nên áp dụng?
- Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ – Cách dùng và lưu ý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!