Mẹo chữa ngạt mũi bằng tỏi đơn giản, hiệu quả
Chữa ngạt mũi bằng tỏi có tác dụng ức chế tác nhân gây nhiễm trùng, giảm phù nề và làm thông thoáng khoang mũi. Ngoài ra mẹo chữa này còn cải thiện các triệu chứng kèm theo như ho, chảy nước mũi, đau rát cổ họng và chảy dịch mũi sau.
Có nên dùng tỏi để trị ngạt mũi?
Ngạt mũi (nghẹt mũi/ tắc nghẽn mũi) là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do viêm hoặc do dịch nhầy tích tụ. Ngạt mũi thường được cải thiện khi các bệnh lý nguyên nhân được kiểm soát.
Tuy nhiên sự xuất hiện của triệu chứng này có thể khiến bạn khó chịu, bứt rứt và khó khăn khi thở. Ở một số trường hợp, nghẹt mũi kéo dài còn gây mất ngủ, thường xuyên thức giấc giữa đêm và mệt mỏi.
Để làm giảm tình trạng này, bạn có thể sử dụng tận dụng tỏi – loại gia vị quen thuốc có trong căn bếp. Theo Đông Y, tỏi có vị cay nồng, tác dụng kiện Tỳ Vị, giải biểu, sát trùng và tán phong hàn. Vì vậy dùng tỏi có thể chữa các bệnh do phong hàn gây ra như cảm lạnh, cảm cúm, lạnh bụng,…
Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng allicin và scordinin. Hai thành phần này có tác dụng kháng virus, nấm và vi khuẩn. Vì vậy bổ sung tỏi có thể ức chế hiện tượng nhiễm trùng hô hấp và cải thiện một số triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau rát cổ họng,…
Ngoài ra, tỏi còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp nâng cao thể trạng và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Hơn nữa, thảo dược này còn có đặc tính chống viêm, giúp làm giảm phù nề ở cổ họng và niêm mạc hô hấp, từ đó cải thiện chứng ngạt mũi, cổ họng sưng đau, ho khan, ho có đờm,…
7 Cách chữa ngạt mũi bằng tỏi đơn giản
Để làm giảm tình trạng nghẹt mũi và các triệu chứng kèm theo, bạn có thể áp dụng một số cách chữa sau đây:
1. Xông hơi với tỏi
Tinh dầu từ tỏi có khả năng giảm phù nề, kháng khuẩn và loại dịch tiết ở bên trong hốc mũi. Vì vậy bạn có thể xông hơi với tỏi để giảm nghẹt mũi và tăng dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra bên ngoài.
Cách xông hơi với tỏi:
- Đun sôi khoảng 2 lít nước
- Trong thời gian chờ nước sôi bạn nên bóc vỏ 3 – 5 tép tỏi
- Sau đó đập dập tỏi và cho vào nước
- Có thể thêm 1 ít muối vào để tăng tác dụng kháng khuẩn
- Dùng khăn trùm đầu và xông hơi
Trong khi xông, nên hít thật sâu để tinh dầu từ tỏi có thể đi vào bên trong khoang mũi. Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày trong vài ngày liên tiếp có thể làm chấm dứt triệu chứng nghẹt mũi và đau cổ họng. Nếu thường xuyên bị nghẹt mũi khi ngủ, bạn nên xông hơi vào buổi tối để tránh thức giấc giữa đêm.
2. Chữa ngạt mũi bằng thuốc nhỏ mũi từ tỏi
So với các loại thuốc nhỏ mũi chứa steroid, thuốc nhỏ mũi từ tỏi có độ an cao và phù hợp với nhiều đối tượng. Nhỏ mũi thường xuyên có thể ức chế virus/ vi khuẩn gây viêm ở niêm mạc và làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 chai nhỏ mũi NaCl 0.9% và 1 tép tỏi
- Bóc vỏ tép tỏi và cắt tỏi thành sợi
- Dùng 2 – 3 sợi tỏi bỏ vào trong chai nhỏ mũi và ngâm trong 2 ngày
- Dùng dung dịch này nhỏ mũi thường xuyên
3. Chữa ngạt mũi bằng tỏi và mật ong
Ngoài các bài thuốc dùng tại chỗ, bạn có thể làm giảm nghẹt mũi với các bài thuốc uống từ tỏi. Công thức tỏi và mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, ức chế nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng đi kèm như ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi, ho,…
Bên cạnh đó, mật ong còn chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, giúp tăng cường miễn dịch và phục hồi thể trạng. Thường xuyên dùng tỏi và mật ong có thể điều trị bệnh dứt điểm trong thời gian ngắn.
Cách thực hiện:
- Giã nát 2 – 3 tép tỏi rồi trộn đều với 2 thìa mật ong và ăn trực tiếp.
- Hoặc có thể ngâm tép tỏi nguyên với mật ong trong nhiều ngày, dùng dịch ngâm uống trước khi ăn.
Nếu bị ho nhiều, bạn có thể pha trà mật ong và gừng để làm dịu cảm giác ngứa, đau rát và chấm dứt cơn ho.
4. Trà tỏi giảm nghẹt mũi và đau họng
Nếu khó chịu khi ăn tỏi trực tiếp, bạn có thể dùng trà tỏi để làm giảm nghẹt mũi và các triệu chứng kèm theo. Loại trà này không chứa caffeine nên có thể uống trước khi đi ngủ. Ngoài tác dụng chữa ngạt mũi, trà tỏi còn có khả năng giảm đau họng, kiểm soát cân nặng, hạ huyết áp, tăng cường sức đề kháng và giảm cholesterol.
Cách pha trà tỏi:
- Chuẩn bị 3 – 4 tép tỏi đã bóc vỏ, 2 thìa mật ong và 2 thìa nước cốt chanh
- Cắt đôi tỏi, sau đó cho vào nồi và đun sôi
- Chắt lấy nước và đổ ra ly
- Đợi trà nguội bớt, thêm nước cốt chanh và mật ong vào
5. Ăn tỏi sống giúp trị nghẹt mũi nhanh chóng
Một trong những cách làm giảm nghẹt mũi và ngứa họng nhanh nhất là ăn tỏi sống. So với tỏi đã được nấu chín, tỏi sống có đặc tính dược lý mạnh và có thể cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.
Khi ăn tỏi sống, bạn có thể ăn trực tiếp tép tỏi đã được bóc vỏ. Hoặc có thể dùng tỏi sống kèm theo các thực phẩm khác để làm giảm vị cay nồng.
6. Ngậm tỏi với muối biển
Nếu bị nghẹt mũi kèm theo triệu chứng chảy dịch mũi sau gây ứ đờm ở cổ họng, bạn nên ngậm tỏi với muối biển. Cách chữa này khá đơn giản nhưng có thể làm tiêu đờm, ngứa họng và cải thiện tình trạng tắc nghẽn mũi nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ 1 tép tỏi, sau đó đập dập
- Thêm vài hạt muối biển lên tỏi rồi ngậm
- Nên đẩy tỏi vào sâu trong họng để hoạt chất từ thảo dược này thẩm thấu sâu vào niêm mạc
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày liên tục trong vài ngày sẽ nhận thấy cải thiện rõ rệt
7. Thêm tỏi vào chế độ dinh dưỡng
Ngoài các biện pháp nói trên, bạn cũng có thể chữa ngạt mũi bằng cách thêm tỏi vào chế độ dinh dưỡng. Tỏi có vị cay, nồng và mùi hắc nên khi dùng đơn lẻ sẽ gây ra cảm giác khó chịu.
Khi bổ sung vào món ăn, tỏi có thể đem lại mùi thơm đặc trưng và giúp gia tăng hương vị món ăn. Tuy nhiên so với những cách chữa trên, việc dùng tỏi trong chế độ dinh dưỡng thường có tác dụng điều trị chậm hơn. Một số món ăn từ tỏi, bao gồm rau muống xào tỏi, bánh mì bơ tỏi, tôm nướng bơ tỏi,…
Cách chữa ngạt mũi cho trẻ bằng tỏi
Tỏi là loại thảo dược quen thuộc và có độ an toàn cao. Vì vậy bạn có thể tận dụng loại thảo dược này để trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ.
Cách chữa ngạt mũi cho trẻ bằng tỏi:
- Dùng 1 – 2 tép tỏi băm nhuyễn rồi cho vào tô nước vừa đun sôi
- Thêm 2 – 3 giọt tinh dầu khuynh diệp vào
- Khuấy đều và hướng dẫn trẻ xông hơi
Nên thực hiện trước khi ngủ để tránh trẻ nghẹt mũi, khó thở và thức giấc vào giữa đêm. Ngoài ra bạn nên thận trọng khi cho trẻ xông hơi để tránh nguy cơ bị bỏng và kích ứng da.
Lưu ý khi chữa ngạt mũi bằng tỏi
Chữa ngạt mũi bằng tỏi là phương pháp điều trị đơn giản nhưng đem lại cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên để triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn, bạn nên chú ý những lưu ý sau:
- Cần xác định nguyên nhân gây ngạt mũi và tiến hành điều trị từ căn nguyên.
- Trong trường hợp nghẹt mũi tái phát nhiều lần do phì đại VA hoặc amidan, cần trao đổi với bác sĩ để thực hiện phẫu thuật (nếu cần thiết).
- Mẹo chữa từ tỏi chỉ làm giảm nghẹt mũi do các tình trạng viêm cấp tính. Nếu nghẹt mũi do polyp mũi hoặc do lệch vách ngăn, cách chữa này thường không đem lại cải thiện rõ rệt.
- Nên vệ sinh mũi thường xuyên với nước muối sinh lý nhằm làm dịu niêm mạc phù nề và loại bỏ dịch nhầy ứ đọng ở bên trong.
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng mẹo chữa ngạt mũi bằng tỏi.
Cách chữa ngạt mũi bằng tỏi có thể làm giảm phù nề ở mũi, cải thiện tình trạng ho và ngứa cổ họng. Tuy nhiên bạn cần kết hợp mẹo chữa này với các biện pháp điều trị và chăm sóc khác để đem lại kết quả tối ưu. Nếu áp dụng không hiệu quả, hãy chuyển sang dùng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của BS chuyên khoa.
Tin xem thêm:
- Cách bấm huyệt trị nghẹt mũi – Hướng dẫn A-Z
- Ngứa mũi liên tục là bị gì? Làm sao hết được
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!