Các loại thuốc sổ mũi cho người lớn tốt nhất 2024
Viên uống Coldacmin Flu, thuốc xịt mũi Nozeytin F, Tiffy và Hadacolcen là các loại thuốc sổ mũi cho người lớn có mặt trên thị trường nước ta. Các loại thuốc này đều có tác dụng làm giảm hiện tượng chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và cải thiện một số triệu chứng đi kèm như sốt, nhức đầu, ho khan,…
Có nên dùng thuốc trị sổ mũi?
Sổ mũi (chảy nước mũi) là triệu chứng thường gặp, xảy ra do dị ứng (viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thời tiết và viêm mũi dị ứng) hoặc do nhiễm trùng đường hô hấp (cảm lạnh, cảm cúm). Triệu chứng này xảy ra khi niêm mạc mũi và đường hô hấp bị sung huyết, dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch hô hấp và khiến dịch chảy ra bên ngoài.
Sổ mũi là triệu chứng nhẹ và ít khi gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng chảy nước mũi liên tục có thể gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi và giảm hiệu suất học tập, làm việc,… Vì vậy bạn có thể sử dụng các loại thuốc trị sổ mũi (dạng viên uống, dạng nhỏ hoặc xịt) để cải thiện triệu chứng này.
Tuy nhiên bạn cần xác định nguyên nhân gây sổ mũi (dị ứng hay nhiễm trùng) để dược sĩ/ bác sĩ chuyên khoa chỉ định loại thuốc thích hợp.
Các loại thuốc sổ mũi cho người lớn phổ biến
1. Thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg
Clorpheniramin là thuốc kháng histamine H1 được sử dụng để điều trị chứng sổ mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng. Ngoài ra thuốc cũng được chỉ định đối với những trường hợp dị ứng khác như viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay, dị ứng do thức ăn, côn trùng cắn, phù Quincke,…
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với Clorpheniramin hoặc các thuốc kháng histamine H1
- Tăng nhãn áp góc đóng
- Phụ nữ đang cho con bú
- Người đang lên cơn hen cấp
- Trẻ sơ sinh và trẻ sinh thiếu tháng
- Người bệnh đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase trong khoảng 14 ngày
- Phì đại tuyến tiền liệt
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được bào chế ở dạng viên và được sử dụng qua đường uống
- Người cao tuổi: Dùng 2mg/ 2 lần/ ngày
- Trẻ trên 12 tuổi và người lớn: Dùng 1 viên trước khi ngủ (4mg), không dùng quá 6 viên/ ngày
Giá bán tham khảo:
- Hiện tại có rất nhiều chế phẩm chứa hoạt chất Clorpheniramin ở hàm lượng 4mg. Trong đó thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi Clorpheniramin 4mg của DHG Pharma có giá bán 30.000 đồng/ chai x 200 viên.
Ngoài ra nếu có các vấn đề về phổi mãn tính, thường xuyên khó thở, thở ngắn, nhược cơ, tắc môn vị tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt và tắc đường niệu, bạn nên trao đổi kỹ với dược sĩ để tránh các tác dụng phụ và tình huống rủi ro khi sử dụng.
2. Thuốc trị sổ mũi – cảm – sốt cho người lớn Coldacmin Flu
Coldacmin Flu là dược phẩm của công ty DHG – Việt Nam. Mỗi viên thuốc có chứa Clorpheniramin 2mg và Paracetamol 2mg. Do đó ngoài tác dụng chữa sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, Coldacmin Flu còn có tác dụng hạ sốt, giảm mệt mỏi và đau nhức do cảm lạnh và cảm cúm gây ra.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng cho người suy gan, suy thận
- Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc IMAO hoặc đã sử dụng thuốc trước đó ít hơn 2 tuần
- Người bị u xơ tuyến tiền liệt
- Glocom góc hẹp
- Hẹp cổ bàng quang
Hướng dẫn sử dụng:
- Coldacmin Flu được bào chế ở dạng viên và được sử dụng qua đường uống.
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Dùng 1 – 2 viên/ lần/ ngày
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng 1 viên/ 2 lần/ ngày
Giá bán tham khảo:
- 46 – 50.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên
3. Hadocolcen – Thuốc trị sổ mũi cho cả người lớn và trẻ em
Hadocolcen là dược phẩm của Công ty dược phẩm Hà Tây – Việt Nam. Thuốc có chứa 3 hoạt chất chính, bao gồm Acetaminophen 500mg, Clorpheniramine 2mg và Phenylpropanolamine 5mg.
Trong đó Acetaminophen có tác dụng giảm đau, hạ sốt; Clorpheniramine có tác dụng giảm sổ mũi, nghẹt mũi và các triệu chứng do cảm lạnh và dị ứng. Phenylpropanolamine là hoạt chất có tác dụng làm co mạch máu nhằm điều trị chứng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho,…
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Bệnh nhân cường giáp
- Suy gan nặng
- Bệnh mạch vành
- Tăng huyết áp
- Bệnh nhân có nguy cơ bí tiểu do rối loạn niệu quản hoặc phì đại tuyến tiền liệt
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được dùng bằng đường uống
- Liều dùng cho người lớn: Sử dụng 1 – 2 viên/ 2 – 3 lần/ ngày
- Trẻ nhỏ: Dùng ½ viên/ 2 – 3 lần/ ngày
4. Thuốc trị nhức đầu, nghẹt mũi, sốt Decolgen ND
Thuốc Decolgen ND được bào chế ở dạng viên nén với thành phần Phenylephrine Hcl 10mg và Acetaminophen 500mg. Loại thuốc này là dược phẩm của Công ty United Pharma – Việt Nam.
Acetaminophen trong thuốc có tác dụng giảm đau đầu, mệt mỏi, sốt cao. Trong khi đó, Phenylphrine có tác dụng co mạch ở niêm mạc hô hấp nhằm cải thiện các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, ho,…
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Bệnh nhân thiểu năng mạch vành nặng
- Người bị cao huyết áp
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng thuốc bằng đường uống
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Dùng 1 – 2 viên/ 3 – 4 lần/ ngày
- Trẻ nhỏ từ 7 – 12 tuổi : Sử dụng ½ – 1 viên/ 3 – 4 lần/ ngày
- Trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi: Sử dụng ½ viên/ 3 – 4 lần/ ngày
Giá bán tham khảo:
- 126 – 135.000 đồng/ hộp 12 vỉ x 10 viên
5. Thuốc nhỏ mũi giảm sổ mũi và nghẹt mũi Otrivin 0.1%
Thuốc nhỏ mũi Otrivin 0.1% có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Xylometazoneline 0.1%, được sử dụng để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau, hỗ trợ đào thải dịch tiết hô hấp ra bên ngoài và làm giảm hiện tượng sung huyết niêm mạc mũi.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Tăng nhãn áp góc hẹp
- Viêm mũi teo hoặc viêm mũi khô
- Bệnh nhân cắt tuyến yên qua đường xương bướm
Hướng dẫn sử dụng:
- Nhỏ trực tiếp vào lỗ mũi
- Người lớn và trẻ trên 6 tuổi: Nhỏ từ 2 – 3 giọt/ mỗi bên mũi, sử dụng từ 3 – 4 lần/ ngày
Giá bán tham khảo:
- 46 – 50.000 đồng/ chai 10ml
Ngoài ra cần thận trọng khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Otrivin 0.1% cho bệnh nhân mắc bệnh cường giáp, tim mạch và huyết áp cao. Khi sử dụng, bạn chỉ nên dùng thuốc ít hơn 7 ngày.
6. Thuốc xịt mũi Nozeytin F
Thuốc xịt mũi Nozeytin F là dược phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Việt Đức. Thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ho, ngứa mũi do viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên loại thuốc này thường được chỉ định khi sử dụng đơn độc thuốc kháng histamine H1 nhưng không có hiệu quả tốt.
Thành phần chính trong thuốc, bao gồm Azelastin hydroclorid 15mg và Fluticason propionate 5.475mg. Trong đó Azelastin là hoạt chất kháng histamine H1, có tác dụng giảm các triệu chứng do dị ứng như ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, phát ban da,…
Fluticason là một corticosteroid có tác dụng co mạch, chống viêm và chống ngứa. Do kết hợp cả hoạt chất kháng histamine H1 và corticoid nên thuốc xịt mũi Nozeytin F có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng.
Chống chỉ định:
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Không sử dụng đối với những trường hợp niêm mạc mũi không có dị ứng
Hướng dẫn sử dụng:
- Lắc đều lọ thuốc và xịt trực tiếp vào lỗ mũi
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Xịt 1 lần vào một bên mũi, sử dụng thuốc 2 lần/ ngày
- Trẻ từ 5 – 12 tuổi: Chỉ xịt 1 lần vào một bên mũi, sử dụng duy nhất 1 lần trong ngày
Do thuốc xịt Nozeytin F có chứa dẫn xuất của corticoid nên thuốc có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ.
Tác dụng không mong muốn:
- Chảy máu cam
- Kích thích mũi
- Nóng rát mũi
- Đau đầu
- Khô niêm mạc mũi
Khi sử dụng thuốc xịt mũi Nozeytin F, cần hạn chế sử dụng thuốc dạng chứa corticoid dạng uống. Nếu có ý định sử dụng, vui lòng thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng. Tùy tiện sử dụng có thể làm tăng nguy cơ cường vỏ tuyến thượng thận hoặc ức chế tuyến yên – thượng thận – trục dưới đồi.
7. Sinuflex D – Thuốc trị sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi cho người lớn
Viên nén Sinuflex D là dược phẩm của Công ty Roussel Việt Nam. Thuốc có chứa các thành phần chính như Paracetamol 500mg, Loratadine 5mg và Phenylephrine 10mg.
Trong đó, Paracetamol có tác dụng giảm sốt và đau nhức. Loratadine là thuốc kháng histamine thế hệ mới, có tác dụng điều trị chứng chảy nước mũi, ho khăn, hắt hơi, nghẹt mũi,… do viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thời tiết và viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, thành phần Phenylephrine có tác dụng co mạch và làm giảm sung huyết ở niêm mạc mũi, từ đó giảm triệu chứng sổ mũi và nghẹt mũi đáng kể.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
- Bệnh nhân thiếu hụt G6PD
- Bệnh nhân thiếu máu
- Bệnh cường giáp
- Suy thận, gan
- Mắc các bệnh nặng ở tim mạch
- Glocom góc đóng
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng thuốc bằng đường uống
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Dùng 1 viên/ 2 – 3 lần/ ngày
Giá bán tham khảo:
- 32 – 35.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 10 viên
Sử dụng chế phẩm có chứa Loratadin có thể gây khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng. Vì vậy bạn cần bổ sung nhiều nước và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong thời gian sử dụng thuốc.
8. Thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi và ho Vingen
Thuốc Vingen là dược phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinphaco) Việt Nam. Thuốc được vào chế ở dạng viên uống với thành phần chính là hoạt chất Paracetamol 500mg và Clorpheniramine 2mg.
Thuốc Vingen có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm và viêm mũi dị ứng như nhức mỏi cơ, ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau đầu, sốt cao,…
Chống chỉ định:
- Quá mẫn và dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Suy gan nặng
- Cường giáp
- Thiếu hụt G6PD
- Tắc môn vị tá tràng
- Bệnh mạch vành
- Glocom góc hẹp
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng thuốc bằng đường uống
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Sử dụng 1 – 2 viên/ 2 – 3 lần/ ngày
- Trẻ dưới 12 tuổi: Sử dụng ½ viên/ 2 – 3 lần/ ngày
9. Thuốc trị sổ mũi, sốt và sung huyết mũi Hapacol CS Day
Hapacol CS Day là thuốc trị sổ mũi, sốt, nghẹt mũi do cảm lạnh và cảm cúm. Loại thuốc này là dược phẩm của Công ty DHG Pharma và được bào chế ở dạng viên nén dài. Hapacol CS Day có thành phần chính là Paracetamol 650mg và Phenylephrine 5mg.
Chống chỉ định:
- Dị ứng với thành phần trong thuốc
- Trẻ dưới 12 tuổi
- Người suy gan nặng
- Thiếu hụt men G6PD
- Bệnh động mạch vành nặng
- Cường giáp
- Tăng huyết áp nặng
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng thuốc bằng đường uống
- Chỉ sử dụng thuốc cho người lớn và trẻ trê 12 tuổi
- Dùng 1 viên/ 2 – 3 lần/ ngày, tối đa l viên/ 24 giờ
- Khoảng cách giữa 2 liều thuốc từ 4 – 6 giờ
Giá bán tham khảo:
- Thuốc Hapacol CS Day có giá 66.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên
Những lưu ý khi sử dụng thuốc sổ mũi
Thuốc sổ mũi là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thời tiết, cảm lạnh hoặc cảm cúm. Tuy nhiên sử dụng thuốc tùy tiện và thiếu thận trọng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng nhóm thuốc này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:
- Chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa trao đổi với dược sĩ về triệu chứng lâm sàng và tình trạng sức khỏe.
- Với các chế phẩm có chứa hoạt chất kháng histamine 1, thuốc có thể gây buồn ngủ, thiếu tập trung, giảm thị lực trong thời gian sử dụng. Vì vậy bạn cần hạn chế lái xe và vận hành máy móc trong thời gian này.
- Khi dùng thuốc sổ mũi có chứa Paracetamol (Acetaminophen), cần tránh sử dụng rượu bia và các đồ uống chứa cồn. Những loại thức uống này có thể làm tăng độc tính của thuốc đối với gan.
- Không nên sử dụng thuốc trị sổ mũi quá 7 ngày, trừ trường hợp có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Cần thận trọng khi dùng thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mũi có chứa dẫn xuất corticoid.
- Để hạn chế nguy cơ tương tác thuốc, bạn nên trình bày với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để dược sĩ tư vấn loại thuốc trị sổ mũi phù hợp.
- Không nên làm dụng thuốc sổ mũi, thay vào đó bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà như rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thường xuyên súc miệng với nước muối pha loãng, uống trà gừng, xông mũi với sả, uống nhiều nước,…
Bài viết đã tổng hợp 9 loại thuốc sổ mũi cho người lớn được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên trước khi dùng, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn được in trên bao bì hoặc trao đổi trực tiếp với dược sĩ để sử dụng thuốc đúng cách nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- 10+ cách trị sổ mũi tại nhà hiệu quả cho người lớn
- Sổ mũi đau họng – Ai cũng từng gặp, chữa khỏi không khó
- Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì và nên uống thuốc gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!