Sổ mũi (chảy nước mũi) là bệnh gì và cách khắc phục?
Sổ mũi là tình trạng chất nhầy hoặc nước mũi có thể chảy ra từ mũi. Sổ mũi thường là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc dị ứng và thường có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chảy nước mũi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn và cần điều trị y tế để tránh các biến chứng.
Hiện tượng sổ mũi
Chất nhầy trong mũi có thể hỗ trợ ngăn ngừa và chống lại vi khuẩn, bụi và các mạnh vụn nhỏ ngoài môi trường để bảo vệ chức năng của phổi. Trong hầu hết các trường hợp, sổ mũi là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc dị ứng.
Mặc dù thường gây ra nhiều phiền phức và bất tiện, nhưng tình trạng chảy nước mũi được cho là một cơ chế để bảo vệ cơ thể. Hầu hết các trường hợp như cảm lạnh hoặc dị ứng, sổ mũi có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, đôi khi chảy nước mũi có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm thủy đậu hoặc tổn thương vách ngăn mũi.
Hay sổ mũi là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mũi. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng mũi.
1. Cảm lạnh
Cảm lạnh là tình trạng nhiễm virus ở mũi và cổ họng. Chảy nước mũi là triệu chứng cảm lạnh phổ biến nhất và hầu như người bệnh nào cũng trải qua. Ngoài trừ cảm lạnh, cúm cũng là một bệnh lý do virus tấn công vào mũi, họng và phổi.
Khi bị cảm lạnh, cơ thể sẽ tiết ra nhiều chất nhầy để ngăn chặn virus. Điều này ngăn virus tấn công phổi và các bộ phận khác trong cơ thể.
Mặc dù có thể gây ra nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng cảm lạnh thường có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên cảm cúm có thể gây nguy hiểm cho một số đối tượng bao gồm trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Cảm lạnh và cúm thường có xu hướng tự cải thiện sau 5 – 7 ngày. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài, hãy đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
2. Dị ứng
Dị ứng có thể dẫn đến chảy nước mũi và nước mắt. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến thường bao gồm không khí, phấn hóa, thức ăn, bụi, lông thú cưng. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ phản ứng với các chất gây dị ứng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả chảy nước mũi để bảo vệ cơ thể.
3. Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh xảy ra khi xoang, mũi bị viêm, sưng và đau. Tình trạng này có thể làm thu hẹp các ống dẫn khí, gây tích tụ chất nhầy và khó thở.
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh viêm xoang sẽ bị chảy chất nhầy ra bên ngoài mũi. Tuy nhiên, đôi khi chất nhầy có thể chảy ào cổ họng dẫn đến hội chứng chảy dịch mũi sau.
Nước mũi do viêm xoang thường dày, có màu vàng hoặc xanh lá cây.
XEM THÊM: Bệnh viêm xoang để lâu có sao không? Nguy hiểm như thế nào?
4. Các nguyên nhân ít phổ biến khác
Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể gây sổ mũi hoặc chảy nước mũi bao gồm:
- Bệnh thủy đậu
- Lệch vách ngăn mũi
- Đau đầu
- Hút thuốc lá
- Không khí khô
- Mang thai
- Sử dụng chất kích thích
Biện pháp khắc phục chảy nước mũi
Việc điều trị và cải thiện tình trạng chảy nước mũi thường phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi sổ mũi cần được điều trị y tế hoặc các phương pháp chuyên sâu khác.
1. Biện pháp cải thiện tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, chảy nước mũi có thể tự cải thiện sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên để hỗ trợ làm loãng chất nhầy, điều trị các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục như:
- Uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Sử dụng nước mũi để rửa hoặc xịt mũi.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để tránh làm khô mũi.
- Xông hơi thảo dược.
- Uống các loại trà ấm như trà gừng, trà bạc hà để hỗ trợ làm dịu mũi và họng.
2. Một số mẹo điều trị sổ mũi
Theo y học cổ truyền, sổ mũi là do phong hàn, cảm mạo gây ra. Để điều trị, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp như:
- Tía tô điều trị sổ mũi:
Tía tô vị cay, tính ấm có thể dùng thái nhỏ nấu cháo trắng cùng một ít gừng tươi và hành để điều trị cảm mạo, phong hàn, sổ mũi.
- Trà chanh mât ong chữa chảy nước mũi:
Vắt nửa quả chanh vào 300 ml nước ấm sau đó hòa cùng một thìa mật ong nguyên chất. Dùng uống mỗi ngày 3 lần để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi và hỗ trợ cải thiện tình trạng ho.
- Húng quế hấp đường phèn chữa chảy nước mũi:
Dùng một nắm lá húng quế, rửa sạch để ráo nước, hấp chín cùng một ít đường phèn. Lọc lấy phần nước, dùng uống có tác dụng kháng viêm, giảm tình trạng phù nề và tắc nghẽn mũi.
3. Sử dụng thuốc kháng Histamine
Nếu các triệu chứng cảm lạnh, chảy nước mũi trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc điều trị. Thông thường, để điều trị sổ mũi, bác sĩ sẽ kê một toa thuốc kháng Histamine để ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng dị ứng.
Tuy nhiên, thuốc kháng Histamine thường gây buồn ngủ và mất tập trung. Do đó, xem xem kỹ hướng dẫn sử dụng và tránh lái xe hoặc vận hành máy móc khi dùng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, thuốc kháng Histamine cũng thường tương tác với các loại thuốc khác. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Đặc biệt là khi người bệnh đang dùng thuốc giãn cơ, thuốc ngủ hoặc các loại thuốc an thần.
Cách phòng ngừa chảy nước mũi
Một số nguyên nhân gây chảy nước mũi không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể lưu ý một số lời khuyên để giảm nguy cơ sổ mũi và chảy nước mũi.
Để giảm khả năng bị sổ mũi, người bệnh nên lưu ý:
- Rửa tay thường xuyên để tránh vi trùng và các tác nhân gây bệnh khác.
- Sử dụng khăn giấy khi lau mũi và bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức. Điều này có thể tránh việc truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau khi lau mũi.
- Tiêm vắc – xin cảm cúm mỗi năm.
- Không hút thuốc lá, tránh khỏi khói thuốc lá và các tác nhân gây kích thích khác để tránh kích ứng mũi, gây viêm, chảy nước mũi.
Nếu người bệnh chảy nước mũi do dị ứng, hãy tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị.
Sổ mũi hay chảy nước mũi là một tình trạng tương đối phổ biến và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm:
- 10+ cách trị sổ mũi ngay tại nhà cho hiệu quả cao
- Các loại thuốc sổ mũi cho người lớn tốt nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!