Khạc ra đờm đặc màu nâu có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Rất nhiều bệnh nhân có dấu hiệu khạc ra đờm đặc màu nâu kèm theo hàng loạt các triệu chứng khác nhau như ho kéo dài, chảy nước mũi, ngứa rát cổ họng,… Đây là biểu hiện cho thấy bạn đang mắc phải bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

khạc ra đờm đặc màu nâu
Màu sắc đờm phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Khạc ra đờm đặc màu nâu có nguy hiểm không?

Với những người bình thường, đờm sẽ có màu trong, bóng nhẫy, thường xuất hiện vào buổi sáng sớm. Một số trường hợp bệnh nhân ho có đờm màu nâu và có cảm giác khó chịu ở cổ họng. Ít ai biết rằng, màu sắc của đờm thể hiện rất rõ tình trạng sức khỏe của chủ nhân.

Người bệnh khạc ra đờm đặc màu nâu là do chất đờm có chứa chất hemoglobin (Hb). Chất này là một huyết sắc tố cảnh báo hồng cầu của bệnh nhân đang rất nguy hiểm do bị tổn thương, viêm nhiễm khiến máu thoát ra ngoài.

Khi lượng hồng cầu chết đi sẽ nhanh chóng giải phòng ra lượng hemoglobin (Hb) kết hợp với sự biến đổi của vi khuẩn khiến cho người bệnh bị ho có đờm màu nâu.

Nguyên nhân gây khạc ra đờm đặc màu nâu

Ho có đờm màu nâu là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc phải bệnh lý nguy hiểm. Những bệnh nhân thường xuyên hút thuốc lá sẽ đứng trước nguy cơ bị đờm màu nâu cao.

Bên cạnh đó, chất đờm màu nâu có thể do máu khô ở mũi, ô nhiễm không khí, cảm lạnh hoặc do bệnh nhân mắc phải các bệnh lý sau:

1. Nhiễm trùng đường hô hấp

Người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường ho có đờm màu nâu. Biểu hiện này cho thấy cổ họng người bệnh bị tổn thương, gây chảy máu nhẹ. Bệnh nhân có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng ở vùng họng do không khí tràn vào khiến cho đờm nhanh chóng bị biến đổi màu sắc thành nâu. Đặc biệt, người bệnh còn có cảm giác khó thở, cơ thể mệt mỏi, suy nhược trầm trọng.

2. Cảm cúm

Bệnh lý này cũng khiến cho người bệnh bị tổn thường đường hô hấp và gây ra hiện tượng ho có đờm màu nâu. Bệnh nhân thường có cảm giác bị đau rát ở cổ họng, ho nhiều, khàn tiếng, sốt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,… Căn bệnh này có thể khỏi trong 3 – 5 ngày nếu người bệnh áp dụng đúng phương pháp điều trị bệnh.

3. Lao phổi

Bệnh nhân mắc bệnh lao cũng gặp phải hiện tượng đờm màu nâu, kèm theo những cơn ho dồn dập, tức ngực, khó thở, thở dốc trong khoảng thời gian dài. Để biết chính xác bản thân có bị lao hay không, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện thực hiện một số xét nghiệm cụ thể.

khạc ra đờm đặc màu nâu
Khạc ra đờm đặc màu nâu do bị lao phổi.

4. Ung thư phổi

Một số bệnh nhân chủ quan khi bị khạc ra đờm đặc màu nâu, chỉ đến khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không thể tập trung cho công việc mới tiến hành thăm khám thì đã mắc bệnh ung thư phổi chuyển biến nặng. Do đó, người bệnh nên cảnh giác nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu xuất hiện đờm có màu nâu và kèm theo các bất thường khác trong cơ thể.

5. Viêm phổi

Những bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn hoặc hít phải các loại bụi như than đá, silic, xi măng,… có thể khiến bản thân bị khạc ra đờm đặc màu nâu giống như gỉ sắt. Kèm theo triệu chứng này, bệnh nhân còn bị khó thở, thở dốc. Nếu tiến hành chụp X quang sẽ thấy những chấm nhỏ ở phổi.

6. Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản do vi khuẩn gây ra khiến người bệnh gặp phải tình trạng khạc ra đờm đặc màu nâu. Bệnh nhân mắc phải bệnh lý này là do thường xuyên hút thuốc và tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc. Khi bệnh chuyển biến nặng có thể khiến người bệnh bị xơ nang.

7. Áp xe phổi

Những bệnh nhân bị áp xe phổ sẽ có mủ ở trong phổi và kèm theo triệu chứng đờm màu nâu. Phổi của người bệnh bị nhiễm trùng và có dấu hiệu viêm. Đặc biệt, bệnh nhân còn bị ra nhiều mồ hôi, chán ăn, ho liên tục và hơi thở có mùi vô cùng khó chịu.

XEM THÊM: Ho có đờm vàng là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

Khạc ra đờm đặc màu nâu – Đối tượng nào dễ mắc phải?

Ho có đờm màu nâu có thể gặp phải ở bất cứ người nào và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát kịp thời. Khi máu đã chuyển thành màu nâu có nghĩa là bệnh đã tồn tại trong khoảng thời gian dài đã chuyển màu. Dưới đây là một số đối tượng rất dễ bị xuất hiện đờm màu nâu.

khạc ra đờm đặc màu nâu
Hút thuốc có thể khiến người bệnh khạc ra đờm đặc màu nâu.
  • Hút thuốc lá liên tục, hít phải khỏi thuốc lá
  • Thường xuyên hít phải khói bụi, làm việc trong môi trường ô nhiễm
  • Uống nhiều nước đá trong khoảng thời gian dài
  • Không bảo vệ cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh
  • Mắc các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm nhiễm đường hô hấp,…

Khạc ra đờm đặc màu nâu – Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đờm là cơ chế bình thường của hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện đờm có dấu hiệu bất thường như đờm xanh, đờm màu nâu, đờm đỏ, đờm đen,… kèm theo đó là tình trang thở dốc, đau rát cổ họng, ho liên tục,… người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và chữa trị bệnh kịp thời.

Sau khi tiến hành thăm khám, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị bệnh cụ thể nhất cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải tuân thủ thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến đến việc vệ sinh vùng họng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng khỏi.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mọi người không nên chủ quan với biểu hiện khạc ra đờm đặc màu nâu. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh vì nếu sử dụng không đúng thuốc, đúng liều lượng, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn và tốn kém nhiều chi phí chữa trị về sau.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 16:41 - 29/05/2024 - Cập nhật lúc: 16:41 - 29/05/2024
Chia sẻ:
Các biến chứng của bệnh viêm tai giữa bạn cần biết

Biến chứng của viêm tai giữa bao gồm: áp xe tai, viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ,... Nếu không…

Sưng amidan 1 bên Sưng Amidan 1 Bên (Trái – Phải) Có Nguy Hiểm? Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Sưng amidan 1 bên là hiện tượng khối amidan sưng to, căng phồng, phù nề và có kích thước lớn…

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho bé hiệu quả tại nhà [ĐỪNG BỎ QUA]

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho bé là cách chữa trị tại nhà đơn giản, an toàn…

Đau họng khạc ra máu – Biểu hiện nguy hiểm nên đi khám ngay

Đau họng khạc ra máu thường khởi phát do tổn thương nặng nề ở cơ quan hô hấp. Vì vậy…

5 cách trị ho tại nhà hiệu quả nhanh – Không cần thuốc

Ho có đờm, ho khan kéo dài gây ra những ảnh hưởng khó lường đến sức khỏe. Tuy nhiên, việc…

Bình luận (3)

  1. Đặng Thị Anh Tú
    Đặng Thị Anh Tú says: Trả lời

    Dạ e chào bác sĩ, do tình hình dịch nên e không thể đi khám được, mong bác sĩ chuẩn đoán giúp e. E có ho kéo dài vào đầu năm, được chuẩn đoán là bị amidan mãn tính. Sau đó cứ tình trạng ho vẫn kéo dài nhưng ko thường xuyên. Nhưng mới đây, e ho thường xuyên về đêm và xuất hiện tình trạng ho và khạc ra có đờm màu hồng hồng nhạt hơi ngả nâu một xíu. Cho e hỏi tình trạng của e như thế nào và có nặng không. Nên đi khám chỗ nào ạ. Em cảm ơn. Mong bác sĩ hồi âm giúp e ạ.

  2. Tien nguyen
    Tien nguyen says: Trả lời

    Em bị đờm có màu nâu đen sau khi bị cảm (flu) vẫn tiếp diễn cả 2 tuần . Cần phải làm gì ạ ?

    1. bác sĩ hiếu
      bác sĩ hiếu says:

      thì chết thôi em ko cứu đc r

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua