Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản ai cũng biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nguy cơ tử vong và tàn tật. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 ca mắc đột quỵ, mỗi 45 giây lại có một người bị đột quỵ. Trung bình, mỗi 3 phút lại có một người tử vong vì căn bệnh này. Việc nắm rõ cách phòng chống đột quỵ tai biến là điều hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân và gia đình.

Đột quỵ – phòng ngừa càng sớm càng tốt 

Đột quỵ xảy ra khi máu không thể đến não đủ để cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào não. Thời gian máu không đến não càng kéo dài thì càng làm tăng nguy cơ tử vong hoặc chết não. Người sống sót sau đột quỵ thường phải đối mặt với nhiều di chứng nghiêm trọng.

phòng chống đột quỵ tai biến
Đột quỵ là một trong những bệnh lý gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên thế giới

Ở Việt Nam, chỉ khoảng 10% người bị đột quỵ có thể phục hồi hoàn toàn. Các trường hợp còn lại thường phải đối mặt với di chứng từ trung bình đến nặng, có thể cần sự chăm sóc đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo áp lực lên kinh tế gia đình.

Ngoài những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ không thể kiểm soát được như tiền sử gia đình, tuổi tác, giới tính, chủng tộc… Đột quỵ còn do những yếu tố có thể kiểm soát được gây ra như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu, béo phì, cholesterol cao, lối sống không lành mạnh…

Hơn nữa, căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi, chiếm 20 – 25% các ca đột quỵ. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được và phòng ngừa tốt căn bệnh này. 

Phòng ngừa đột quỵ nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Không nên chủ quan với quan niệm rằng đây chỉ là căn bệnh của người già mà lơ là sức khỏe cá nhân. 

Hồi phục sau đột quỵ là một quá trình khó khăn, di chứng của nó có thể kéo dài và trở nên khó chịu hơn nếu không được chăm sóc kịp thời. Đặc biệt, nếu người bị đột quỵ là trụ cột kinh tế của gia đình, cuộc sống và tương lai của con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tham khảo thêm: Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Liệu pháp chức năng có cải thiện tốt

8 cách phòng chống đột quỵ tai biến đơn giản, dễ thực hiện

Tai biến mạch máu não không chỉ gây nguy cơ tử vong cao mà còn gây ra nhiều di chứng nặng nề như rối loạn trí nhớ, suy giảm thị giác, co cứng các chi, mất khả năng vận động, khó khăn trong việc ăn uống, yếu hoặc liệt một tay, trầm cảm sau cơn đột quỵ…

Vì vậy, chúng ta cần trang bị kiến thức về cách phòng ngứa đột quỵ tai biến để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình của mình. Các cách phòng chống đột quỵ đơn giản, dễ áp dụng có thể kể đến như:

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ. Sử dụng thực phẩm phù hợp không chỉ giữ cho cân nặng ổn định mà còn giảm nguy cơ tăng lipid và cholesterol trong máu, từ đó hạn chế tăng huyết áp và quá trình xơ vữa mạch máu.

Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường, mà còn giúp phòng chống đột quỵ tai biến hiệu quả. Vì thế, để phòng ngừa đột quỵ tai biến hiệu quả, chúng ta cần:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bao gồm đa dạng các nhóm dưỡng chất và cân đối các loại thực phẩm để giảm nguy cơ mắc cao huyết áp, tiểu đường và đột quỵ.
  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết trong khẩu phần ăn, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất béo, tinh bột và chất đạm.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn quá no trong một bữa và kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường hoặc mỡ máu.
  • Tăng cường ăn bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách tiêu thụ nhiều rau xanh và trái cây, giúp giãn mạch máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Ưu tiên các loại cá vì chúng chứa acid béo không bão hòa, hỗ trợ triệt tiêu mảng xơ vữa trong thành mạch máu. Hạn chế thịt đỏ và thực phẩm giàu mỡ.
  • Tránh bỏ bữa và giảm thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị để ngăn ngừa tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

Tham khảo thêm: 6 Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà phục hồi nhanh

2. Giảm ăn mặn

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người Việt nằm trong danh sách các quốc gia ăn mặn nhất trên thế giới. Theo khuyến nghị, lượng muối nên sử dụng một ngày là 5g, tuy nhiên, trung bình một người trưởng thành ở Việt Nam tiêu thụ tới 9.4g muối, gấp đôi so với lượng khuyến nghị.

Thói quen ăn mặn lâu đời của người Việt gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng nguy cơ đột quỵ. Tại Việt Nam, 1/6 người trưởng thành mắc tăng huyết áp và 1/3 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch, đặc biệt là tai biến mạch máu não.

Ăn mặn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ đột quỵ
Ăn mặn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ đột quỵ

Do đó, để phòng ngừa đột quỵ tai biến, cần giảm lượng muối sử dụng hàng ngày. Cách thực hiện có thể bao gồm:

  • Giảm dần lượng muối sử dụng, không vượt quá 5g/ngày. Điều chỉnh lượng muối, hạt nêm, nước mắm khi chế biến thực phẩm.
  • Hạn chế chấm ngập thức ăn trong nước chấm và ưu tiên nước mắm có ít muối. Kiểm tra bảng thành phần trước khi sử dụng.
  • Hạn chế thực phẩm mặn như mắm, dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm đóng hộp, xúc xích, mì tôm, giò chả…

3. Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh

Một trong những cách phòng chống đột quỵ tai biến hiệu quả, được đánh giá cao chính là từ bỏ thói quen xấu, xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh. Các thói quen xấu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Do đó, để phòng ngừa, chúng ta nên:

  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Ngủ ít hơn 5 tiếng hoặc hơn 10 tiếng mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc đột quỵ lên tới 83%, và 63% so với người ngủ đủ 7 – 8 tiếng. Do đó, cần điều chỉnh giấc ngủ để tránh ngủ quá nhiều hoặc quá ít, tốt nhất là ngủ đủ giấc và đúng giờ để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa đột quỵ.
  • Không hút thuốc lá: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hút trung bình 1 điếu thuốc lá/ngày sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 48%. Vì vậy, tốt nhất hãy từ bỏ các thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc lá, tuyệt đối không uống trung bình 2 ly rượu/ngày để ngừa đột quỵ.
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày: Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường lưu thông máu, ngừa tai biến mạch máu não, nâng cao sức khỏe tổng thể. Người già có thể chọn đi bộ, tập thiền, tập dưỡng sinh… Người trẻ có thể tập bơi lội, đi bộ nhanh, chạy bộ, tập yoga, tập gym, đạp xe để duy trì sức khỏe.
  • Từ bỏ các thói quen xấu: Có rất nhiều thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe như sử dụng chất kích thích, thức khuya, ngủ muộn, sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên nhất là trước khi đi ngủ, ăn khuya thường xuyên… 
Người trẻ có thể đạp xe để nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa đột quỵ
Người trẻ có thể đạp xe để nâng cao sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa đột quỵ

Tham khảo thêm: Đột Quỵ Thoáng Qua Là Gì? Biểu hiện và Cách xử lý

4. Học cách kiểm soát cảm xúc, giải tỏa căng thẳng 

Căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, hay tức giận… sẽ khiến cơ thể sản sinh hormone cortisol và adrenalin, là nguyên nhân làm rối loạn nội tiết, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao.

Do đó, ngoài lối sống và chế độ dinh dưỡng, việc kiểm soát cảm xúc, thư giãn, giảm căng thẳng, sống tích cực, lạc quan là rất quan trọng. Cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc, thức khuya, mất ngủ…

Theo các chuyên gia, người có lối sống tích cực thường có sức khỏe tốt hơn và ít nguy cơ đột quỵ tai biến. Vì vậy, cần kiểm soát stress và học cách giải tỏa căng thẳng là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng này. Bạn có thể:

  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Thực hiện các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc hít thở sâu để tăng cường sức khỏe và cung cấp oxy cho não.
  • Tìm người để chia sẻ hoặc tìm đến bác sĩ tâm lý khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
  • Thay đổi không gian sống hoặc tự thưởng cho bản thân những phần thưởng vật chất hoặc tinh thần để giải tỏa căng thẳng.

5. Điều trị bệnh lý ngay từ giai đoạn sớm

Những người đang mắc các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, thừa cân, béo phì, mỡ máu… là nhóm đối tượng có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao. Do đó, ngay từ khi có các dấu hiệu sớm của những bệnh lý này, chúng ta cần sớm thăm khám và điều trị.

Việc kiểm soát tốt các bệnh lý trong cơ thể được đánh giá là một trong những cách phòng chống đột quỵ tai biến hiệu quả mà chúng ta không nên bỏ qua.

Hiểu rõ tình trạng bệnh, kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn tránh được các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra, đồng thời cải thiện tốt sức khỏe.

Điều trị sớm các bệnh lý liên quan trong cơ thể, đặc biệt là tiểu đường, tim mạch... là biện pháp cần thiết để phòng ngừa đột quỵ
Điều trị sớm các bệnh lý liên quan trong cơ thể, đặc biệt là tiểu đường, tim mạch… là biện pháp cần thiết để phòng ngừa đột quỵ

6. Massage, thư giãn 

Massage thư giãn, gội đầu dưỡng sinh, massage trị liệu… là các phương pháp phổ biến để giảm căng thẳng và tăng cường lưu thông máu, từ đó phòng ngừa đôt quỵ hiệu quả. Đi spa hoặc cơ sở massage chuyên nghiệp cũng là lựa chọn tốt nếu có điều kiện. Ngoài ra, có thể áp dụng các cách sau:

  • Nắm tay: Thực hiện động tác nắm tay không vào các buổi như sáng, trưa, tối, mỗi lần nắm tay từ 100 – 400 lượt để tăng cường lưu thông máu.
  • Massage cổ: Chà xát hai lòng bàn tay cho nóng, dùng tay massage hai bên trái và phải của cổ trong 5 phút để tăng cường lượng máu lên não, ngừa đột quỵ
  • Ngâm chân: Ngâm chân với nước ấm, massage chân cũng là một trong những cách tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và phòng ngừa đột quỵ. 
  • Nhún vai: Vào buổi sáng khi thức dậy, bạn có thể thực hiện động tác nhún vai lên xuống, mỗi lần 4 – 8 phút nhằm tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường lực cho máu ở động mạch cổ lưu thông vào não. 

Tham khảo thêm: Top 5 Bệnh Viện Chữa Đột Quỵ Tốt Hàng Đầu Tại TP.HCM

7. Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh đột ngột

Đột quỵ xảy ra đặc biệt nhiều vào mùa lạnh, do cơ thể tăng tiết hormone catecholamin, được tiết ra khi có tác nhân kích thích cơ thể như nóng, lạnh, stress, đau nhằm giúp cơ thể đáp ứng lại các tác nhân kích thích.

Khi hormone này tiết ra nhiều rất dễ gây ra các triệu chứng như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau đầu, vã mồ hôi, mặt đỏ bừng… Hormone này khi được tiết ra quá nhiều sẽ là nguyên nhân gây đột quỵ ở người già.

Nên giữ ấm cho cơ thể
Nên giữ ấm cho cơ thể khi vào mùa lạnh để phòng chống đột quỵ tai biến

Vì vậy, vào mùa lạnh, các ca đột quỵ thường tăng cao đột ngột. Để phòng ngừa, cách tốt nhất nên:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là người già nên mặc ấm mọi lúc mọi nơi, hạn chế ra ngoài, nhất là khi nhiệt độ xuống thấp
  • Không tắm đêm, nhất là sau 10 giờ tối, vào buổi tối đặc biệt không tắm nước lạnh, chỉ nên sử dụng nước ấm ở nhiệt độ thích hợp, khoảng 37 độ C
  • Ngay cả khi tập thể dục cũng nên mặc ấm cho bản thân, không hoạt động quá sức vì vào trời lạnh, cơ thể sẽ phải gắng sức hơn so với bình thường
  • Nên hạn chế ăn các thực phẩm lạnh, uống đồ lạnh, tốt nhất là nên uống nước ấm, ăn thực phẩm ấm. 

Tham khảo thêm: Top 5 Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Đức Có Hiệu Quả Tốt

8. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Để bảo vệ sức khỏe, sớm phát hiện bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể và có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp, chúng ta nên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.

Nếu nghi ngờ mình có nguy cơ đột quỵ cao, bạn có thể tiến hành thực hiện tầm soát đột quỵ, phương pháp này giúp bạn phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời. 

Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhất là những người thường xuyên hút thuốc lá, người từ 55 tuổi trở đi, người từng bị đột quỵ hoặc có người thân từng bị đột quỵ, người thừa cân, bị mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, ít vận động… Vì vậy, nắm rõ các cách phòng chống đột quỵ tai biến tại nhà sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:11 - 19/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:36 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Đột quỵ khi ngủ rất nguy hiểm, hay xảy ra ở người lớn tuổi Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nguy Hiểm Cần Biết Chớ Bỏ Qua
Đột quỵ khi ngủ không hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 8 - 28% tổng số ca đột quỵ. Những…
Các triệu chứng của đột quỵ thoáng qua khá giống với đột quỵ nhưng diễn ra trong thời gian ngắn hơn Đột Quỵ Thoáng Qua Là Gì? Biểu hiện và Cách xử lý
Đột quỵ nhẹ hay còn gọi là đột quỵ thoáng qua, cơn thiếu máu não thoáng qua được xem là…
Vận động sớm rất cần thiết trong quá trình hồi phục của người sau đột quỵ 6 Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà phục hồi nhanh
Chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ tại nhà đúng cách sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức…
Phục hồi chức năng sau đột quỵ Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Liệu pháp chức năng có cải thiện tốt
Phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khắc phục, cải thiện…
Co cứng cơ sau đột quỵ Co Cứng Cơ Sau Đột Quỵ: Nên Làm Gì Để Hồi Phục?

Co cứng cơ sau đột quỵ là một trong những di chứng thường gặp, dễ xuất hiện ở người từng…

Lá ớt chỉ thiên được nhiều người cho rằng có tác dụng điều trị đột quỵ Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Hay Đúng Như Những Lời Đồn?

Dùng lá ớt chữa đột quỵ là mẹo dân gian được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Nhiều người…

Bệnh viện Nhân dân 115 là một trong những bệnh viện chữa đột quỵ hàng đầu tại TP.HCM Top 5 Bệnh Viện Chữa Đột Quỵ Tốt Hàng Đầu Tại TP.HCM

Điều trị đột quỵ tại các bệnh viện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cơ hội…

Chi phí điều trị đột quỵ bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Chuẩn

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây tổn thương não…

Thuốc chống đột quỵ chỉ được sử dụng khi có chỉ định 9 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định

Thuốc chống đột quỵ là những loại thuốc tập trung vào việc điều trị cải thiện các nguyên nhân, yếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua