Co Cứng Cơ Sau Đột Quỵ: Nên Làm Gì Để Hồi Phục?

Co cứng cơ sau đột quỵ là một trong những di chứng thường gặp, dễ xuất hiện ở người từng bị đột quỵ não. Tình trạng này mặc dù không nguy hiểm, đe dọa tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cử động khó khăn, gặp nhiều bất tiện trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày, thậm chí dễ khiến bệnh nhân bị té ngã, gây ra các chấn thương nghiêm trọng. 

Tình trạng co cứng cơ sau đột quỵ

Đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não, một trong những bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và tàn tật cực kỳ cao. Căn bệnh này xuất hiện khi mạch máu bị tắc nghẽn hoặc vỡ dẫn đến xuất huyết não, khiến cho quá trình lưu thông máu đến não bị đứt đoạn, làm tế bào não bị tổn thương, hoại tử do không được cung cấp oxy và dưỡng chất trong thời gian nhất định. 

Người bị đột quỵ não nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ sống sót cao, giảm thiểu được tối đa các di chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra. Mặc dù được cứu sống sau đột quỵ, tuy nhiên, tùy vào tình trạng, mức độ tổn thương mà bệnh nhân phải đối mặt với các di chứng từ nhẹ đến nặng. Co cứng cơ sau đột quỵ là một trong những di chứng thường gặp ở những người sống sót sau cơn đột quỵ.

Co cứng cơ sau đột quỵ xảy ra rất phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh
Co cứng cơ sau đột quỵ xảy ra rất phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh

Theo định nghĩa về co cứng chi của nhà khoa học Lancer, đây là hiện tượng rối loạn kiểm soát vận động – cảm giác, được biểu hiện bởi sự co không tự chủ ý, có thể ngắt quãng hoặc kéo dài của cơ, có liên quan đến sự tổn thương của nơron vận động trên. Theo thống kê, co cứng cơ là một trong 3 di chứng của đột quỵ não ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng của sống của người bệnh. Có khoảng 2/3 bệnh nhân may mắn sống sót sau đột quỵ gặp phải tình trạng này, trong số đó 1/4 trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết co cứng cơ sau đột quỵ

Co cứng cơ là hiện tượng rối loạn trương lực cơ có liên quan đến sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương, sự gia tăng trương lực cơ khiến các cơ bị co cứng, cử động khó khăn là do cơ thể mất đi những thông tin ức chế từ não xuống bó lưới tủy. Tình trạng cơ bị co cứng sau đột quỵ não có thể xuất hiện ở nhiều mức độ từ nặng đến nhẹ, thế nhưng đa phần bệnh nhân thường gặp phải hiện tượng co cứng nửa người. 

Người được cứu sống sau đột quỵ nếu không tìm hiểu sẽ không biết rằng, việc hồi phục chức năng của cơ thể ở giai đoạn sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không vận động sớm, hiện tượng co cứng cơ, suy giảm chức năng sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó có thể hồi phục. Co cứng cơ sau tai biến được chia làm 2 giai đoạn gồm: 

  • Giai đoạn sớm: Các dấu hiệu thường xuất hiện sau cơn đột quỵ khởi phát 2 tuần. Bệnh nhân cần được can thiệp kịp thời, tái khám và theo dõi thường xuyên. 
  • Giai đoạn muộn: Bệnh nhân lúc này đã bị co cứng cơ, không thể cử động được chi, gặp khó khăn trong việc tự chủ vận động, có hiện tượng rung giật bất thường khi cầm nắm đồ vật.

Dấu hiệu phát hiện co cứng cơ ở giai đoạn sớm, tức là trong khoảng 2 tuần sau cơn đột quỵ rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, đây là thời điểm tốt nhất để phòng ngừa hiện tượng này, do đó, bệnh nhân nên tích cực thăm khám tại các sĩ chuyên khoa thần kinh giàu kinh nghiệm để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Ở giai đoạn muộn, người bệnh có thể nhận biết co cứng cơ qua các biểu hiện như:

  • Cử động tay chân cảm thấy chậm chạp, thiếu linh hoạt do yếu cơ, cứng cơ, không thể dùng sức mạnh như trước
  • Cơ bắp bị đau dù chỉ cử động nhẹ hoặc đang trong trạng thái thả lỏng, tình trạng này sẽ tăng dần theo thời gian, bắt đầu ở khu trú ở một vị trí rồi lan rộng đến toàn bộ phần chi bị liệt
  • Gặp khó khăn trong việc cố gắng cầm, nắm đồ vật, duỗi chân, đi lại, đứng dậy… thậm chí có hiện tượng rung giật vùng cơ ở các chi bị liệt… 

Nguyên nhân khiến cơ co cứng ở bệnh nhân tai biến

Như đã đề cập, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng cơ bị co cứng sau đột quỵ (tai biến mạch máu não) là các tế bào thần kinh vận động của hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, khiến quá trình truyền đạt thông tin giữa não bộ và tủy sống bị gián đoạn. Đột quỵ não xảy ra khi quá trình lưu thông máu đến não bị gián đoạn khiến các tế bào não tổn thương, chết đến hàng loạt. Mức độ tổn thương não càng nghiêm trọng thì di chứng do đột quỵ não gây ra càng lớn, tình trạng co cứng cơ, liệt nửa người càng dễ xuất hiện hơn. 

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng co cứng cơ và không tự chủ được cử động chi, gia tăng trương lực cơ là do gián đoạn tín hiệu giữa não và bó lưới tủy. Tình trạng này  khiến cho các cơ trở nên co cứng lại do không được não bộ điều hòa để giãn ra. Hiện tượng kéo căng một cơ bị co cứng có thể gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu do phá vỡ sợi cơ, giải phóng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến cơ quan thụ cảm cơ. 

Tình trạng co cứng cơ sau đột quỵ có thể xuất hiện ở vài ngày hoặc vài tuần sau khi cơn đột quỵ xuất hiện. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Thông thường, chi trên nhất là khuỷu tay, vai, cổ tay dễ bị co cứng sau đột quỵ hơn chi dưới. Tình trạng co cứng ở chân dưới hay gặp ở mắt cá chân, đầu gối và bàn chân.

Những ảnh hưởng của co cứng cơ đến bệnh nhân đột quỵ

Có rất nhiều dạng co cứng cơ sau đột quỵ, phổ biến là co cứng ở chi trên như gấp khuỷu; khép, xoay trong khớp vai; bàn tay nắm chặt, gấp cổ tay, sấp cẳng tay, ngón cái khép vào lòng bàn tay… Với co cứng ở chi dưới thường là duỗi gối khó co lại, ngón chân quặp, bàn chân vẹo trong, khép háng, gấp gối…

Co cứng cơ khiến người bệnh bị hạn chế vận động, không thể sinh hoạt bình thường
Co cứng cơ khiến người bệnh bị hạn chế vận động, không thể sinh hoạt bình thường

Co cứng cơ sau đột quỵ không đe dọa đến tính mạng, một số trường hợp còn có thể vừa có lợi vừa có hại cho người bệnh. Tình trạng cơ co cứng có thể duy trì tư thế, duy trì khối lượng cơ, hỗ trợ lưu thông mạch máu… Tuy nhiên, đa phần hiện tượng này ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động, làm thay đổi nghiêm trọng cuộc sống của người bệnh. Các ảnh hưởng của co cứng cơ đến người bệnh đột quỵ có thể kể đến như:

  • Gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày từ đơn giản đến phức tạp như cầm nắm đồ vật, nhai nuốt, tắm rửa, đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân
  • Co cứng cơ làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, không thể điều khiển, phối hợp các hoạt động của cơ thể, dẫn đến dễ té ngã. Tình trạng này rất nguy hiểm với người cao tuổi, nguy cơ gây ra các chấn thương nghiêm trọng cao
  • Có thể ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sở thích cá nhân khiến người bệnh tự ti, khó hòa nhập với xã hội, dễ bị trầm cảm
  • Gây khó khăn trong việc di chuyển, bệnh nhân phải thường xuyên ngồi, nằm một chỗ dẫn đến loét tỳ đè, viêm phổi
  • Làm hạn chế vận động, nếu bệnh nhân không tích cực cải thiện, sẽ rất dễ bị tiêu sợi cơ làm biến dạng cơ bắp, gây cứng khớp, mất chức năng vận động, thậm chí có thể gây tàn tật vĩnh viễn không thể hồi phục. 

Phương pháp khắc phục co cứng cơ sau đột quỵ

Sau tai biến mạch máu não, người bệnh cần có chương trình vận động phù hợp để sớm hồi phục chức năng, tự thực hiện được các sinh hoạt thường ngày như ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân… Nếu 2 tuần đầu hoặc vài tháng đầu chưa có dấu hiệu co cứng cơ, người bệnh cũng không nên chủ quan, cần tích cực thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có thể phòng ngừa, phát hiện kịp thời. Trường hợp nghi ngờ bị co cứng cơ hoặc đang co cứng cơ thì nên tích cực phối hợp điều trị với bác sĩ để hồi phục chức năng. 

Điều trị co cứng cơ nói riêng và các di chứng sau đột quỵ nói chung là cả một quá trình. Để điều trị thành công, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng của chính bản thân người bệnh, kết hợp với sự động viên, chăm sóc của người thân và phương pháp phục hồi, điều trị của bác sĩ. Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu là nhằm giảm biến chứng, giảm gánh nặng chăm sóc, giúp bệnh nhân có thể tự sinh hoạt như bình thường. Các biện pháp điều trị thường là:

1. Vật lý trị liệu

Đây là một trong những phương pháp điều trị co cứng cơ, liệt nửa người, phục hồi chức năng hàng đầu, được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị đột quỵ. Thường thì bệnh nhân sẽ được trị liệu với:

  • Các bài tập kéo dãn cơ, nâng cao khả năng cử động khớp, phòng ngừa cơ bị co rút
  • Trị liệu với các dụng cụ chỉnh hình hỗ trợ hoặc nẹp bột với trường hợp cơ bị co quắp nhằm cải thiện tầm vận động, đồng thời cho phép người bệnh di chuyển một cách an toàn hơn
  • Có thể được điều trị bằng các liệu pháp hỗ trợ như kích thích từ trường xuyên sọ và tủy sống, liệu pháp xung kích ngoài cơ thể hay điện châm cứu để kiểm soát tình trạng co cứng…

2. Dùng thuốc điều trị

Với những bệnh nhân bị co cứng ở mức độ nhẹ và trung bình, có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp thuốc vào vị trí co cứng. Thuốc điều trị chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều lượng để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

Tình trạng cơ bị co cứng ở mức độ nhẹ và trung bình có thể được điều trị hỗ trợ bằng thuốc
Tình trạng cơ bị co cứng ở mức độ nhẹ và trung bình có thể được điều trị hỗ trợ bằng thuốc

Các thuốc này có thể kể đến như:

  • Một số loại thuốc uống giúp ngăn ngừa, cải thiện tình trạng co cứng là Dantrolene, Benzodiazepines, Baclofen, Gabapentin, Tizanidine… Những thuốc này không chỉ ảnh hưởng đến cơ co cứng mà còn ảnh hưởng đến các cơ toàn thân, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng
  • Thuốc tiêm trực tiếp vào cơ như botulinum toxin, phenol/alcohol, thường được kết hợp với các phương pháp vận động trị liệu, có tác dụng ức chế các tín hiệu hóa học gây ra hiện tượng co cứng cơ. 
  • Bơm thuốc trong màng cứng: Thường là tiêm baclofen trong màng cứng nhằm đưa thuốc đến dịch não tủy, được lựa chọn khi cơ bị co cứng nghiêm trọng. 

3. Vật lý trị liệu kết hợp y học cổ truyền

 Người bệnh có thể điều trị co cứng cơ bằng cách kết hợp vật lý trị liệu với y học cổ truyền. Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, người bệnh sẽ được điều trị bằng vật lý trị liệu, kết hợp với châm cứu trị liệu và bấm huyệt nhằm tăng cường lưu thông khí huyết, thư giãn cơ, thông kinh lạc. Phương pháp này có thể giúp giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp, tắc nghẽn, kém lưu thông máu sau đột quỵ. 

Mỗi bệnh nhân sẽ có những phác đồ điều trị và liệu trình chuyên biệt. Do đó, người bệnh cần đến trực tiếp trung tâm để được các bác sĩ y học cổ truyền bắt mạch, chẩn đoán, xác định tình trạng bệnh và xây dựng liệu trình điều trị hợp lý. Nếu bệnh nhân tích cực điều trị, khả năng hồi phục có thể lên đến 90%.

4. Can thiệp ngoại khoa

Người bệnh co cứng cơ nghiêm trọng có thể được can thiệp bằng phẫu thuật để điều chỉnh các bất thường như co cứng cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của cơ thể, tay chân bị yếu liệt, không thể cử động, phục hồi chức năng bằng vận động sớm không có hiệu quả. Bệnh nhân có thể được phẫu thuật khi cơ cứng, biến dạng cơ liên quan đến thần kinh. Phương pháp này có mức độ rủi ro cao, do đó chỉ được thực hiện khi thật sự cần thiết bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. 

Biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị

Co cứng cơ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào sau đột quỵ, sau vài ngày, vài tuần, vài tháng thậm chí vài năm. Trong đó, thời gian xuất hiện phổ biến nhất là từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6, nếu không sớm phát hiện và điều trị, tình trạng co cứng cơ sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Chúng ta có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bằng cách:

  • Tích cực tái khám để bác sĩ theo dõi sức khỏe, sớm phát hiện nguy cơ, dấu hiệu co cứng cơ cũng như các bất thường trong cơ thể
  • Cố gắng vận động vừa sức, đúng tư thế, tập luyện một cách bài bản càng sớm càng tốt để hỗ trợ phục hồi chức năng vận động
  • Tránh ngồi, nằm ở một tư thế quá lâu, nếu bệnh nhân bị co cứng cơ, liệt nửa người thì người nhà cần hỗ trợ bệnh nhân tập luyện từ việc đổi tư thế nằm, sau đó là tập chuyển tư thế từ nằm sang ngồi, từ ngồi trên giường sang xe lăn, các động tác xoay khớp, gập, duỗi, nghiêng cổ tay… để cải thiện vận động
  • Thận trọng hơn trong việc chăm sóc bệnh nhân, nên điều chỉnh thiết kế của nhà vệ sinh, thay đổi hệ thống tay vịn để giúp bệnh nhân có thể tự di chuyển dễ dàng hơn
  • Nên tích cực hỗ trợ, thường xuyên động viên tinh thần để người bệnh không mặc cảm, có động lực luyện tập, không có cảm giác mình là gánh nặng mà rơi vào tình trạng trầm cảm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, phù hợp với từng giai đoạn bệnh, tùy vào khả năng nhai nuốt và sức khỏe. Nên đa dạng chế độ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thịt trắng để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ quá trình hồi phục.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các chỉ số của cơ thể thường xuyên. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng hay tự ý ngưng thuốc. 

Co cứng cơ sau đột quỵ rất phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này, từ đó có biện pháp phòng ngừa và can thiệp phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Lá ớt chỉ thiên được nhiều người cho rằng có tác dụng điều trị đột quỵ Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Hay Đúng Như Những Lời Đồn?

Dùng lá ớt chữa đột quỵ là mẹo dân gian được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Nhiều người…

Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nguy Hiểm Cần Biết Chớ Bỏ Qua

Đột quỵ khi ngủ không hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 8 - 28% tổng số ca đột quỵ. Những…

Thuốc chống đột quỵ chỉ được sử dụng khi có chỉ định 9 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định

Thuốc chống đột quỵ là những loại thuốc tập trung vào việc điều trị cải thiện các nguyên nhân, yếu…

Co cứng cơ sau đột quỵ Co Cứng Cơ Sau Đột Quỵ: Nên Làm Gì Để Hồi Phục?

Co cứng cơ sau đột quỵ là một trong những di chứng thường gặp, dễ xuất hiện ở người từng…

Viên uống hỗ trợ chống đột quỵ Hàn Quốc Samsung Geum Jee Hwan  Top 5 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Hàn Quốc Được Review Tốt

Đột quỵ là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, nằm trong top những căn bệnh gây nguy cơ tử vong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua