Đột Quỵ Có Di Truyền Không? Chia Sẻ Đúng Từ Bác Sĩ

Một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người bình thường chính là tiền sử gia đình có người từng bị đột quỵ, mắc bệnh về tim mạch, bệnh về mạch vành, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp… Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người băn khoăn không biết đột quỵ có di truyền không, có phải nếu có người thân bị đột quỵ thì chúng ta cũng sẽ bị đột quỵ hay không. Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Đột quỵ có di truyền không?

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong và tàn tật cao, đang ngày càng có xu hướng gia tăng, trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Căn bệnh này xuất hiện vô cùng đột ngột, xảy ra khi mạch máu não bị vỡ gây xuất huyết não hoặc bị tắc nghẽn gây nhồi máu não khiến các tế bào não không được cung cấp oxy, dưỡng chất dẫn đến tổn thương, hoại tử. Nếu không được kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời, nguy cơ tử vong do đột quỵ gây ra là rất cao.

Đột quỵ có di truyền không là thắc mắc chung của rất nhiều người
Đột quỵ có di truyền không là thắc mắc chung của rất nhiều người

Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ não là do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não. Có liên quan đến các yếu tố có thể kiểm soát được (mỡ máu, thừa cân, béo phì, bệnh lý nền, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, lối sống không lành mạnh…) và các yếu tố không kiểm soát được (tiền sử gia đình, chủng tộc, tuổi tác, giới tính). Theo các chuyên gia, nếu gia đình nào có người từng bị đột quỵ thì các thành viên trong gia đình có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường. Đây cũng là lý do mà nhiều người băn khoăn không biết đột quỵ có di truyền không. 

Trả lời cho thắc mắc đột quỵ có di truyền không, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết, đột quỵ tuy có liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình nhưng không phải là bệnh di truyền. Có nghĩa là khi một gia đình có người bị đột quỵ, các thành viên trong gia đình ấy cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường chứ không chắc chắn là sẽ bị đột quỵ.

Sở dĩ có nguy cơ cao là do các thành viên trong gia đình có nhiều gen giống nhau, cùng sinh sống trong một môi trường, có chế độ ăn uống, lối sống tương đối giống nhau nên nguy cơ mắc bệnh thường cao như nhau. Đột quỵ không phải là bệnh di truyền, sẽ không ảnh hưởng đến thế hệ sau nếu chúng ta sớm tầm soát, kiểm soát bệnh, thay đổi, điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng. 

Điều gì khiến đột quỵ có yếu tố gia đình?

Nhiều người thường nhầm tưởng cho rằng đột quỵ là căn bệnh di truyền, có thể ảnh hưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, thực tế thì căn bệnh này chỉ có yếu tố gia đình, hoàn toàn không phải là căn bệnh di truyền. Mặc dù đột quỵ không di truyền nhưng các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này như gen, tăng lipid máu, bệnh lý tăng đông máu, dị dạng mạch máu, bệnh máu não CADASIL lại có yếu tố di truyền.

Các nguyên nhân khiến đột quỵ có yếu tố gia đình làm nhiều người nhầm tưởng đây là bệnh di truyền có thể kể đến như:

  •  Các yếu tố di truyền làm gia tăng nguy cơ đột quỵ như gen, tăng lipid máu do di truyền, dị dạng mạch máu não, bệnh lý tăng đông máu di truyền, bệnh mạch máu não CADASIL… Đây là các yếu tố có tính chất di truyền, có thể là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não. 
  • Các yếu tố có liên quan mật thiết với nhau như lối sống, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, môi trường sống… có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh đột quỵ. Đặc biệt, nếu gia đình có chế độ ăn uống nhiều gia vị, nhiều muối, hay ăn dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều cholesterol thì rất dễ mắc bệnh cao huyết áp, bị xơ vữa động mạch và các bệnh lý mạch vành… Đây đều là những yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự xuất hiện của cơn tai biến mạch máu não. 

Sở dĩ đột quỵ có yếu tố gia đình, khi một gia đình có người bị đột quỵ thì các thành viên khác trong gia đình cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao là do một số yếu tố di truyền về mạch máu, rối loạn mỡ máu. Ngoài ra còn do sự tương đồng về gen, lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng… Tuy không phải là bệnh di truyền, không chắc rằng nếu gia đình có người bị đột quỵ thì chúng ta cũng sẽ bị đột quỵ nhưng tốt nhất nếu người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này, bạn cũng nên sớm tầm soát đột quỵ để phát hiện vấn đề và có biện pháp cải thiện, ngăn ngừa phù hợp. 

Các ảnh hưởng của gen di truyền đối với đột quỵ

Di truyền có thể là yếu tố góp phần gây nên bệnh huyết áp cao, bất thường về mạch máu, về đông máu hay các bệnh lý về tim mạch. Đây là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây đột quỵ nhưng lại liên quan mật thiết đến căn bệnh này. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Stroke, gen có ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ đột quỵ.

Gen di truyền và đột quỵ có mối liên quan mật thiết với nhau
Gen di truyền và đột quỵ có mối liên quan mật thiết với nhau

Được biết, nguy cơ bị đột quỵ ở những gia đình có người từng mắc căn bệnh này sẽ cao hơn các gia đình khác rất nhiều. Đặc biệt là khi gia đình có người bị đột quỵ dưới 65 tuổi thì nguy cơ người thân khác trong gia đình bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần so với những người bình thường, không có yếu tố này. 

Khi có yếu tố tiền sử gia đình, người trẻ của gia đình này sẽ có nguy cơ đột quỵ cao, tỷ lệ bị đột quỵ ở những đối tượng này tăng lên đến 64%. Ngoài ra, các yếu tố di truyền có thể liên quan, ảnh hưởng đến đột quỵ như đột biến di truyền, đột biến gen gây ra các bất thường về mạch máu hoặc sự bất thường trong bộ gen. Gen di truyền liên quan mật thiết đến đột quỵ nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh này, do đó, không thể kết luận đột quỵ là bệnh di truyền.

Các đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao

Đột quỵ không di truyền nhưng nếu người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ ruột, anh chị em ruột bị đột quỵ thì nguy cơ đột quỵ ở bạn là rất cao. Thêm vào đó, nếu người thân mắc các bệnh lý như tăng mỡ máu, cao huyết áp, đái tháo đường trước 55 tuổi, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh này. Những bệnh lý này tương đối nguy hiểm, nếu không sớm điều trị sẽ dễ gây xơ vữa mạch máu, đột quỵ.

Do đó, với thắc mắc đột quỵ có di truyền không thì câu trả lời là không, thế nhưng, đây lại là căn bệnh có yếu tố gia đình, gia đình có tiền sử đột quỵ, mắc bệnh tim mạch thì các thành viên khác cũng có nguy cơ đột quỵ cao. Ngoài yếu tố gia đình, đột quỵ còn có thể liên quan đến rất nhiều yếu tố khác. Việc nắm được các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này cao sẽ giúp chúng ta sớm chủ động thăm khám, phòng ngừa, từ đó ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ tử vong, tàn tật khi mắc bệnh. 

Các đối tượng có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao có thể kể đến như:

  • Người thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, có hàm lượng cholesterol LDL trong cơ thể cao
  • Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh, thường xuyên sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn nhanh
  • Người ăn mặn, có chế độ ăn nhiều muối, nhiều gia vị, sử dụng trên 5g muối/ngày do có nguy cơ cao huyết áp cao
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, do dễ bị tổn thương thành động mạch, dễ bị xơ vữa động mạch
  • Người có các bệnh lý nền như cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch
  • Người bị dị dạng mạch máu, bị rối loạn mỡ máu, bị bệnh lý tăng đông máu… 
  • Người lười vận động có lối sống tĩnh tại, thường xuyên ngồi hoặc nằm một chỗ, ít vận động, đi lại

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ 

Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), mỗi năm có khoảng 17 triệu người bị đột quỵ. Trong đó có đến 5 triệu người tử vong vì căn bệnh này và có khoảng 5 triệu người phải gánh chịu các thương tật vĩnh viễn, đặc biệt nghiêm trọng do bệnh gây ra như liệt nửa người, mất khả năng vận động, sa sút trí tuệ, làm gia tăng gánh nặng cho người thân và cộng đồng.

Chúng ta có thể phòng ngừa từ sớm để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này
Chúng ta có thể phòng ngừa từ sớm để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này

Trong điều trị đột quỵ, thời gian là vàng, nếu người bệnh có thể sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh, được đưa đến bệnh viện kịp thời, được xử lý đúng cách thì nguy cơ tử vong thấp, khả năng hồi phục là rất cao. Việc trang bị các kiến thức về cách phòng ngừa, nhận biết và xử lý khi bị đột quỵ là vô cùng quan trọng. Đối với đột quỵ não, chúng ta có thể phòng ngừa sớm bằng các biện pháp sau đây:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, nên đa dạng các nhóm dưỡng chất sử dụng, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm lành mạnh. Nên ăn thịt nạc, các loại cá, tránh ăn da, mỡ, nội tạng động vật…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, nhiều acid béo bão hòa như sữa toàn phần, dầu/mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán…
  • Nên ăn nhạt, chỉ nên sử dụng tối đa 5g muối/ngày, tránh ăn quá nhiều thực phẩm mặn, đồ muối chua, ăn quá nhiều nước mắm để tránh nguy cơ cao huyết áp
  • Tích cực vận động, luyện tập thể dục thể thao với các bài tập, các môn thể thao vừa sức, phù hợp với thể trạng của mình. Không nên thường xuyên ngồi, nằm một chỗ để tránh tích tụ cholesterol gây xơ vữa động mạch và các bệnh lý nguy hiểm khác
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng để ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa, cholesterol trong cơ thể
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, chất kích thích… đây đều là những thứ có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý trong cơ thể.
  • Tích cực điều trị các bệnh lý như mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch… Kiểm soát, ổn định huyết áp, chỉ số đường huyết để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường trong cơ thể, từ đó có biện pháp can thiệp, điều trị phù hợp.

Tóm lại, với thắc mắc đột quỵ có di truyền không, câu trả lời được đưa ra là không, đây hoàn toàn không phải là căn bệnh di truyền. Nếu nằm trong nhóm có nguy cơ bị đột quỵ cao hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể, tốt nhất bạn nên sớm thăm khám, tầm soát đột quỵ để kịp thời phát hiện vấn đề, tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Lá ớt chỉ thiên được nhiều người cho rằng có tác dụng điều trị đột quỵ Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Hay Đúng Như Những Lời Đồn?

Dùng lá ớt chữa đột quỵ là mẹo dân gian được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Nhiều người…

Phục hồi chức năng sau đột quỵ Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Liệu pháp chức năng có cải thiện tốt

Phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khắc phục, cải thiện…

Gen di truyền và đột quỵ có mối liên quan mật thiết với nhau Đột Quỵ Có Di Truyền Không? Chia Sẻ Đúng Từ Bác Sĩ

Một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người bình thường chính là tiền sử…

Chi phí điều trị đột quỵ bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Chuẩn

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây tổn thương não…

Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nguy Hiểm Cần Biết Chớ Bỏ Qua

Đột quỵ khi ngủ không hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 8 - 28% tổng số ca đột quỵ. Những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua