Cách Xử Lý Khi Người Thân Bị Đột Quỵ Chuẩn Từ Bộ Y Tế

Trong đột quỵ não thời gian là vàng, chính vì vậy, người bệnh phải được kịp thời sơ cứu và cấp cứu để giảm thiểu thương vong, hạn chế tối đa di chứng để lại sau cơn đột quỵ. Cách xử lý khi người thân bị đột quỵ tốt nhất là nhanh chóng cho bệnh nhân nằm nghiêng và gọi ngay cấp cứu 115.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ 

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý có tỷ lệ tử vong và tàn tật cao.  Bệnh xảy ra khi các tế bào não chết gây tổn thương não do đột ngột mất nguồn máu nuôi dưỡng. Đặc biệt, trường hợp đột quỵ xảy ra ở động mạch cảnh, động mạch não giữa thì nguy cơ tử vong là cực kỳ cao.

Cần nắm được các dấu hiệu nhận biết đột quỵ để có cách xử lý kịp thời khi người thân bị đột quỵ
Cần nắm được các dấu hiệu nhận biết đột quỵ để có cách xử lý kịp thời khi người thân bị đột quỵ

Việc nắm được dấu hiệu sớm của đột quỵ sẽ giúp chúng ta nhận biết và xử lý nhanh chóng khi có người bị đột quỵ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, có thể nhận biết sớm đột quỵ qua quy tắc FAST. Các dấu hiệu đặc trưng để nhận biết đột quỵ theo quy tắc này như sau:

  • FACE: Khuôn mặt người bệnh có biểu hiện bất thường do thần kinh ảnh hưởng như rối loạn thị lực, không thể cử động 1 bên mặt, co giật, cười méo miệng.
  • ARM: Bị tê hoặc cứng một bên tay, chân, khó cử động một bên tay, chân, dễ đánh rơi đồ vật do không thể cầm chắc
  • SPEECH: Khả năng ngôn ngữ bị hạn chế, không kiểm soát được lưỡi, nói không rõ chữ, líu lưỡi, không diễn đạt được câu nói trọn vẹn
  • TIME: Các triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện đột ngột, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế, bệnh viện để được cấp cứu và điều trị. 

Cách xử lý khi người thân bị đột quỵ chuẩn từ Bộ Y Tế

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong 3 – 6 giờ đầu kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát được coi là thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tối đa các di chứng để lại. Sau 6 giờ, nếu bệnh nhân không được tái thông các mạch máu tắc thì nguy cơ tử vong cực kỳ cao, nếu có thể sống sót thì rất dễ gặp phải các di chứng nặng nề do bệnh để lại.

Gọi cấp cứu ngay lập tức khi có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ
Gọi cấp cứu ngay lập tức khi có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ

Người bị đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Sau đây là cách xử lý khi người thân bị đột quỵ đúng chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y Tế:

  • Ngay lập tức gọi xe cứu thương và thông báo với cấp cứu 115 có bệnh nhân đột quỵ não. 
  • Trong quá trình đợi nhân viên y tế, cần để người bệnh nằm nghiêng đầu sang một bên, để đầu cao khoảng 30 độ. Nới lỏng quần áo giúp bệnh nhâ dễ thở hơn, nên kiểm tra miệng, họng của bệnh nhân bằng tay để lấy dị vật, chất nôn
  • Trường hợp bệnh nhân ở xa, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng ô tô, taxi đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu nâng cao lên, tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy. 
  • Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo cần theo dõi triệu chứng bệnh, nói chuyện với người bệnh để tránh tình trạng bệnh nhân mất ý thức. Tốt nhất nên ghi lại các thông tin về loại thuốc mà họ đang sử dụng, thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật nhằm cung cấp chi tiết nhất cho nhân viên y tế. 
  • Trường hợp người bệnh bất tỉnh thì cần kiểm tra xem bệnh nhân còn thở không, nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân. 
  • Cần cố gắng giữ bình tĩnh trong quá trình chờ cứu thương 115 đến hoặc di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Cần chuẩn bị gì khi người thân bị đột quỵ?

Bạn cần túc trực bên cạnh để theo dõi, chăm sóc cho đến khi nhân viên y tế tiếp cận được với bệnh nhân. Nếu bên cạnh có người thân khác, khi đến bệnh viện, cần chuẩn bị những “hành lý” sau đây: 

  • Tiền: Hết sức cần thiết, dùng để mua thức ăn, tạm ứng viện phí, mua vật dụng cần thiết. Ngoài ra, nếu có thể hãy chuẩn bị giấy tờ tùy thân, bảo hiểm y tế, vật dụng vệ sinh, quần áo, thẻ tín dụng có thể thanh toán… Chuẩn bị mọi thứ một cách nhanh nhất có thể, cho vào một chiếc túi và luôn mang theo bên mình để sử dụng khi cần. 
  • Người chăm sóc: Bệnh nhân bị đột quỵ cần có người thân hiểu rõ về tình trạng sức khỏe đi theo bên cạnh để dễ dàng trao đổi với bác sĩ về các thông tin như các loại thuốc điều trị, tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Việc nắm được các thông tin này sẽ tốt hơn cho quá trình điều trị. 

4 Điều tuyệt đối không nên làm với người đột quỵ

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bỏ lỡ giờ vàng do không sớm phát hiện các dấu hiệu bệnh, không biết cách sơ cứu, sơ cứu không đúng cách gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Bạn chỉ nên áp dụng các biện pháp sơ cứu mà chúng tôi đã đề cập. Đặc biệt, không thực hiện những điều sau đây:

  • Chích máu 10 đầu ngón tay, dái tai: Phương pháp này chỉ được áp dụng cho trường hợp sốt cao co giật, chỉ được thực hiện bởi bác sĩ y học cổ truyền. Tuyệt đối không áp dụng cho người bị tai biến mạch máu não vì có thể khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn. 
  • Cho người bệnh ngậm thuốc hạ huyết áp: Sử dụng thuốc lúc này chỉ khiến cho dòng máu lên não yếu đi, khiến bệnh tình nhanh chóng chuyển biến xấu, để lại di chứng nặng nề. 
  • Cho người bệnh ăn hoặc uống: Bệnh nhân thường bị tê cứng lưỡi, rối loạn nhai nuốt, việc ăn uống rất dễ gây sặc, nghẹn gây suy hô hấp, viêm phổi thậm chí tử vong.
  • Để bệnh nhân Tự đi xe đến bệnh viện: Người bệnh lúc này thường bị đau đầu dữ dội, choáng váng thị lực giảm sút, các triệu chứng bệnh diễn biến nhanh, nếu tự đi xe sẽ rất nguy hiểm. 

Tốt nhất là cần gọi ngay cho cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị đột quỵ gần nhất. Thời gian vàng để điều trị đột quỵ là từ 3 – 6 giờ đầu khi cơn đột quỵ khởi phát, tuyệt đối không nên làm lỡ thời gian này. 

Đột quỵ não – những lưu ý không thể bỏ qua

Bên cạnh những điều nên và không nên trong cách xử lý khi có người thân bị đột quỵ đã đề cập, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao

Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, xảy ra đột ngột, nhanh chóng cần được kịp thời cấp cứu và điều trị. Bệnh dễ xảy ra những đối tượng sau đây:

  • Người có tiền sử tăng huyết áp, dễ bị vỡ mạch máu
  • Người mắc bệnh tim mạch đặc biệt là hẹp hở van 2 lá, bệnh van tim, van 2 lá hoặc bệnh van tim có kèm theo loạn nhịp
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Người bị rối loạn lipid máu, người thừa cân, béo phì, mỡ máu

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cấp cứu đột quỵ

Nguyên nhân tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam cao hơn thế giới là do bệnh nhân thường bỏ lỡ mất giờ vàng trong điều trị. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này mà chúng ta cần tránh bao gồm:

  • Thiếu kiến thức về đột quỵ, kiến thức về “giờ vàng” trong điều trị đột quỵ
  • Không nắm được triệu chứng nhận biết bệnh, nhầm lẫn với cảm, bị trúng gió, bệnh huyết áp
  • Không đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, nhanh chóng 
  • Công tác tổ chức cấp cứu đột quỵ ở các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh còn chậm

Việc trang bị kiến thức về đột quỵ là hết sức cần thiết. Nếu ở gần cơ sở y tế thì có thể đợi xe cấp cứu, nhân viên y tế đến, nếu ở xa thì cần được đưa đi cấp cứu, vận chuyển an toàn đến những cơ sở có khả năng điều trị căn bệnh này các sớm các tốt. Nên thông báo với bác sĩ, nhân viên y tế rằng bệnh nhân bị đột quỵ để được xử trí nhanh chóng, rút ngắn tối đa thời gian đến bệnh viện cho đến khi được điều trị đặc hiệu.

Cách xử lý khi người thân bị đột quỵ không hề phức tạp. Đột quỵ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, cần được sớm thăm khám, cấp cứu và điều trị để giảm thiểu nguy cơ tử vong và các di chứng nghiêm trọng để lại. Tuyệt đối không nên tự ý cho bệnh nhân dùng thuốc, điều trị bằng các phương pháp khác tại nhà. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:18 - 06/09/2022 - Cập nhật lúc: 13:15 - 31/05/2024
Chia sẻ:
Sau đột quỵ nên ăn gì kiêng gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người Đột Quỵ Nên Ăn Gì? 12+ Loại Thực Phẩm Tốt Cần Bổ Sung
Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ trợ quá trình phục hồi, giúp cải thiện các di…
Các triệu chứng của đột quỵ thoáng qua khá giống với đột quỵ nhưng diễn ra trong thời gian ngắn hơn Đột Quỵ Thoáng Qua Là Gì? Biểu hiện và Cách xử lý

Đột quỵ nhẹ hay còn gọi là đột quỵ thoáng qua, cơn thiếu máu não thoáng qua được xem là…

Lá ớt chỉ thiên được nhiều người cho rằng có tác dụng điều trị đột quỵ Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Hay Đúng Như Những Lời Đồn?

Dùng lá ớt chữa đột quỵ là mẹo dân gian được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Nhiều người…

Phục hồi chức năng sau đột quỵ Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Liệu pháp chức năng có cải thiện tốt

Phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khắc phục, cải thiện…

Sống lạc quan, yêu đời, giảm căng thẳng, mệt mỏi sẽ giúp chúng ta phòng ngừa đột quỵ Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản ai cũng biết

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nguy cơ tử vong và tàn tật. Tại Việt…

Đột quỵ khi ngủ rất nguy hiểm, hay xảy ra ở người lớn tuổi Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nguy Hiểm Cần Biết Chớ Bỏ Qua

Đột quỵ khi ngủ không hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 8 - 28% tổng số ca đột quỵ. Những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua