Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Liệu pháp chức năng có cải thiện tốt

Phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khắc phục, cải thiện các di chứng nặng nề mà đột quỵ gây ra, giúp người bệnh có thể hồi phục sức khỏe, tái hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay, có rất nhiều liệu pháp, chương trình hồi phục chức năng cho người đột quỵ não, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây. 

Nguyên tắc trong phục hồi chức năng sau đột quỵ

Phục hồi chức năng là các phương pháp giúp người đột quỵ học lại các kỹ năng bị mất đi sau khi tổn thương não bộ nghiêm trọng. Bất kỳ một chương trình phục hồi chức năng thần kinh nào cũng cần được hướng dẫn đặc biệt cẩn thận để người bệnh có thể lặp đi lặp lại thường xuyên, đồng thời tùy chỉnh theo tình trạng sức khỏe, mức độ di chứng của người bị đột quỵ.

Chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ cần được tiến hành càng sớm càng tốt khi cơ thể người bệnh đáp ứng được các điều kiện cần thiết
Chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ cần được tiến hành càng sớm càng tốt khi cơ thể người bệnh đáp ứng được các điều kiện cần thiết

Mục đích của phục hồi chức năng chính là bảo vệ, cải thiện khả năng vận động, nhận thức, cơ lực, chức năng ruột và bàng quang cũng như các hoạt động chức năng khác của người bệnh. Chương trình cụ thể phải được tiến hành dựa trên tình hình của bệnh nhân, có sự hướng dẫn, giám sát của chuyên gia trị liệu, nhân viên y tế. Nguyên tắc trong phục hồi chức năng cho người đột quỵ như sau:

  • Chương trình phục hồi chức năng phải được bắt đầu các sớm các tốt, điều chỉnh phù hợp với tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, từng giai đoạn hồi phục nhất định. Nên bắt đầu tập sau 24 tiếng sau khi cơn đột quỵ xảy ra, không nên tập quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ tử vong, giảm mức độ hồi phục, không có lợi cho bệnh nhân.
  • Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh chỉ nên tập trong các tư thế thụ động, nhẹ nhàng, tại chỗ, sau 48 – 72 tiếng thì mới tiến hành các bài tập chủ động. 
  • Người bệnh cần nằm nghiêng, đảm bảo không có dị vật, đờm rãi trong miệng, nếu bệnh nhân hôn mê Glasgow thấp hơn 8 điểm và có ứ đọng đờm rãi thì cần được đặt nội khí quản, thở máy và theo dõi sát các chỉ số sinh tồn
  • Người bệnh cần được chăm sóc toàn diện, kiểm tra huyết áp thường xuyên, mức huyết áp bằng hoặc trên 200/120mg thì cần được hạ huyết áp. Cần bổ sung điện giải, đảm bảo dinh dưỡng, chống nhiễm trùng, chống loét, điều chỉnh nước, đường huyết. 
  • Trong quá trình luyện tập cần chú ý đến toàn bộ cơ thể, tập vận động cân xứng ở hai bên. Trước khi thực hiện vận động cần phải làm cho trương lực cơ trở lại bình thường nhằm đảm bảo quá trình vận động được dễ dàng hơn. 
  • Khả năng hồi phục tốt nhất của một bệnh nhân bị đột quỵ là từ 1 – 6 tháng, do đó cần tích cực hướng dẫn người bệnh và người nhà tập, thực hiện các phương pháp phục hồi.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ cần dựa trên nguyên tắc phòng ngừa biến chứng hô hấp, vận động sớm, khuyến khích đặt tư thế trị liệu và duy trì tầm vận động. Mục tiêu hướng đến là giúp người bệnh có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày một cách độc lập, tự chủ, không phải phụ thuộc vào người chăm sóc với các kỹ năng cơ bản nhất như tự đi bộ, mặc quần áo, ăn uống. 

5 Liệu pháp chức năng phục hồi sau đột quỵ

Được biết, ở bệnh nhân còn sống sót sau đột quỵ, chức năng thần kinh sẽ dần phục hồi sau vài ngày đầu tiên, phục hồi nhanh trong 3 – 6 tháng đầu, bắt đầu chậm trong 6 – 12 tháng tiếp theo và ít đi trong 1 – 2 năm sau đó. Phục hồi chức năng cho người tai biến sẽ giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ, nâng cao tầm vận động , lực cơ, khôi phục khả năng đi lại, giữ thăng bằng, cải thiện tình trạng yếu liệt nửa người, giúp bệnh nhân vui vẻ, lạc quan hơn… 

Các liệu pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ được áp dụng phổ biến có thể kể đến như:

1. Vận động sớm sau đột quỵ 

Vận động sau đột quỵ là chương trình tái tập luyện cho người bệnh nhằm khôi phục khả năng đứng, đi lại.Vận động sớm giúp giảm biến chứng liên quan đến nằm lâu, thúc đẩy quá trình hồi phục, cải thiện các hoạt động chức năng và rút ngắn thời gian nằm viện. Sau khi lượng giá người bệnh về mức độ nhận thức, khả năng giao tiếp, khả năng vận động, các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ đưa ra chương trình luyện tập phù hợp. 

Nếu người bệnh bị rối loạn ý thức ở mức có thể mở mắt được khi nghe tiếng gọi thông thường, các triệu chứng thần kinh không nghiêm trọng hơn trong 24 giờ sau khi nhập viện, không bị bệnh tim thì có thể bắt đầu luyện tập vận động hồi phục:

  • Với trường hợp đột quỵ xuất huyết não: Phải kiểm tra tình trạng tăng khối máu tụ và các bất thường ở não bằng kỹ thuật chụp CT, nếu không thấy bất thường thì mới có thể bắt đầu vận động hồi phục. 
  • Với trường hợp đột quỵ nhồi máu não: Phải thực hiện chẩn đoán ổ bệnh và loại bỏ bệnh với kỹ thuật chụp MRI/MRA. Nếu nhồi máu ổ khuyết thì cần bắt đầu vận động hồi phục từ ngày chẩn đoán, nhồi máu não do huyết khối xơ vữa thì vận động sau 3 – 5 ngày khi phát bệnh nếu không có các triệu chứng xấu về thần kinh, nếu tắc mạch máu não do tim thì cần kiểm tra nếu không có dấu hiệu huyết khối thì có thể bắt đầu vận động hồi phục. 

Cần phải dừng luyện tập phục hồi khi nhịp tim vượt quá 30% trước khi vận động, khi xuất hiện ngoại tâm thu từ 10 lần/phút hoặc khi có xuất hiện tình trạng đánh trống ngực hụt hơi nhẹ… 

2. Vật lý trị liệu

Tổn thương hay gặp nhất ở người bị đột quỵ chính là mất chức năng vận động khiến người bệnh không thể tự thực hiện các sinh hoạt hàng ngày, thậm chí bị liệt phải nằm một chỗ. Vật lý trị liệu là liệu trình phục hồi bắt buộc cho bệnh nhân đột quỵ, được chứng minh là có hiệu quả tốt trong việc phục hồi chức năng cho người sau đột quỵ. Được biết, thời điểm tốt nhất để bắt đầu vật lý trị liệu là sau đột quỵ 24 tiếng.

Bệnh nhân nên tích cực luyện tập phục hồi trong 3 - 6 tháng đầu tiên để phục hồi tốt nhất
Bệnh nhân nên tích cực luyện tập phục hồi trong 3 – 6 tháng đầu tiên để phục hồi tốt nhất

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, người bệnh nên tập luyện tích cực trong 3 – 6 tháng đầu tiên. Lý do là ở người bệnh đột quỵ, có hiện tượng não tự cấu trúc lại và kích hoạt các tế bào thần kinh chưa được sử dụng hoạt động, bù trừ cho những vùng não tổn thương. Nếu từ 6 tháng trở lên mới bắt đầu vật lý trị liệu thì tương đối trễ, khả năng hồi phục sẽ không tốt như giai đoạn đầu. 

Thông thương, các phương pháp rèn luyện cho các tổn thương về vận động được sử dụng nhiều và đánh giá cao về hiệu quả là: 

  • Phương pháp Bobath: Là liệu pháp được sử dụng trong điều trị cho người bị tổn thương não, tủy sống, mục đích là thúc đẩy khả năng điều khiển, kiểm soát các bộ phận của cơ thể. Đây là phương pháp được đánh giá là toàn diện nhất, quan tâm từ tư thế bệnh nhân lúc nằm cho đến lúc ngồi. 
  • Phương pháp PNF: Là kỹ thuật tạo cảm thụ bản thể thần kinh, được dùng trong điều trị sau đột quỵ nhằm hướng đến các chức năng cần thiết bắt buộc cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Các bước tiến hành cần được thực hiện theo hướng dẫn của kỹ thuật viên để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Bắt đầu từ việc tập vận động xương chậu; vận động gấp, khép, xoay, duỗi, dạng chi dưới đến các bài tập vận động gối… 
  • Phương pháp tập với gương: Được phối hợp trong quá trình tập luyện cho bệnh nhân, sử dụng cho trường hợp tổn thương chi trên, giúp bệnh nhân cảm nhận vận động của chi bị liệt thông qua hình ảnh phản chiếu từ gương. 

Tùy theo từng mốc hồi phục mà áp dụng các bài tập vận động phù hợp cho người bệnh. Thường sẽ tiến hành lần lượt như sau:

  • Các bài tập cho người bệnh ở vị thế nằm
  • Các bài tập chuyển thế từ nằm sang ngồi
  • Các bài tập ở vị thế ngồi (tập ngồi thẳng lưng, ngồi với bóng, tập thăng bằng, dồn trọng lượng)
  • Các bài tập chuyển từ tư thế ngồi sang đứng
  • Các bài tập ở tư thế đứng
  • Các bài tập di chuyển
  • Bài tập lên xuống cầu thang

3. Phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh đột quỵ 

Khi bị đột quỵ, người bệnh thường gặp các vấn đề về hô hấp, hai bên phổi thường không đối xứng với nhau. Phục hồi chức năng hô hấp là cách làm giảm các triệu chứng khó thở, thở mệt, cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp giảm đợt kịch phát và số ngày nằm viện cho bệnh nhân. Các bài tập phục hồi chức năng hô hấp cần được hướng dẫn bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên, người nhà không nên tự ý luyện tập cho bệnh nhân khi chưa được hướng dẫn cụ thể. 

Một số bài tập thường được áp dụng có thể kể đến như:

  • Mở rộng lồng ngực bằng tay: Bắt đầu bằng việc vận động xoắn xương ức, vận động xoắn lồng ngực rồi đến vận động gấp bên lồng ngực, vận động duỗi quá lưng và liệu pháp Sylvester
  • Kéo giãn cơ gian sườn: Với bài tập này, kỹ thuật viên sẽ dùng các đầu ngón tay của hai bàn tay đặt giữa các xương sườn và giúp kéo xuống theo sự thở ra. 
  • Kỹ thuật kiểm soát luồng khí thở ra: Có tác dụng cho người có vấn đề về hô hấp, người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thực hiện bằng cách hít vào mũi, thở ra với miệng và phát ra âm thanh rồi từ từ thở ra, hít vào : thở ra = 1:3~5
  • Một số phương pháp phục hồi chức năng phổi khác như: Thở cơ hoành, kỹ thuật tập thở phân thùy, kỹ thuật vỗ lồng ngực, dẫn lưu tư thế, ép lồng ngực long đờm, kỹ thuật tập thở chủ động ACBT, kỹ thuật vận động tăng sức bền…

4. Liệu pháp phục hồi chức năng cho người rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ với các trường hợp như nói ngọng, phát âm méo tiếng, nói lắp, ú ớ, âm điệu biến đổi… là tình trạng rất phổ biến ở người bị đột quỵ Rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ não thường được chia làm bốn thể chính là tổn thương vùng biểu đạt ngôn ngữ, tổn thương vùng hiểu ngôn ngữ, tổn thương vùng dẫn truyền và tổn thương toàn thể.

Người bị đột quỵ rối loạn ngôn ngữ cũng cần được hỗ trợ phục hồi để cải thiện khả năng giao tiếp
Người bị đột quỵ rối loạn ngôn ngữ cũng cần được hỗ trợ phục hồi để cải thiện khả năng giao tiếp

Khi gặp phải các vấn đề này, người bệnh cần được điều trị bằng âm ngữ trị liệu để phục hồi chức năng giao tiếp, ngôn ngữ. Phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người sau đột quỵ tương đối khó khăn, phải kiên trì trong thời gian dài và có sự kết hợp giữa bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tai mũi họng và các kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Để hỗ trợ phục hồi rối loạn ngôn ngữ cho người thân, chúng ta có thể:

  • Giúp người bệnh hát những bài hát quen thuộc mà họ yêu thích
  • Dùng các tấm ý về nơi chốn, kỷ niệm mà người bệnh đã từng biết để luyện tập 
  • Dán nhãn, tên các vật dụng trong nhà để người thân luyện tập
  • Thiết lập chủ đề nói chuyện để biết được điều mà người thân bạn muốn nói
  • Kiên nhẫn, dành nhiều thời gian để cùng nhau hỗ trợ cải thiện chức năng ngôn ngữ cho người sau đột quỵ.

Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, hãy nói chậm và rõ ràng, khuyến khích người bệnh cố gắng hơn nhưng đừng để họ có cảm giác bị xem như một đứa trẻ. Người sau đột quỵ có thể nghĩ, có thể hiểu nhưng không thể nói, đừng nhầm tưởng rằng họ không thông minh như trước. 

5. Một số liệu pháp khác

Bên cạnh những phương pháp đã đề cập, để phục hồi chức năng cho người bị đột quỵ, tùy vào mức độ nghiêm trọng của biến chứng, tình trạng sức khỏe, khả năng hồi phục của mỗi người mà các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ xây dựng chương trình hồi phục chuyên biệt, phù hợp nhất. Một số phương pháp khác có thể kể đến như:

  • Với hoạt động thể chất: Thường sẽ áp dụng các bài tập kỹ năng vận động, bài tập vận động, phương pháp điều trị vận động cưỡng bức CIMT, phương pháp phục hồi tầm vận động ROM. Ngoài ra, có thể hỗ trợ với công nghệ bằng công nghệ Robot, chức năng kích thích điện, công nghệ không dây, công nghệ thực tế ảo…
  • Với hoạt động nhận thức và cảm xúc: Thường sẽ áp dụng liệu pháp điều trị rối loạn nhận thức, liệu pháp điều trị rối loạn giao tiếp, sử dụng thuốc hoặc đánh giá và điều trị tâm lý. 
  • Liệu pháp điều trị thay thế: Có thể kể đến như châm cứu, xoa bóp, liệu pháp thảo dược, liệu pháp oxy… Các liệu pháp này đang được nghiên cứu và đánh giá về hiệu quả trong phục hồi sau đột quỵ. 

Trên đây là một số liệu pháp chức năng thường được sử dụng để hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ cho người bệnh. Thông thường, tùy vào từng tình trạng, nguyên nhân, mức độ, giai đoạn hồi phục mà các bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ đưa ra chương trình hồi phục phù hợp. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách phục hồi chức năng cho người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viên uống hỗ trợ chống đột quỵ Hàn Quốc Samsung Geum Jee Hwan  5 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Hàn Quốc Có Review Tốt Nhất

Đột quỵ là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, nằm trong top những căn bệnh gây nguy cơ tử vong…

Cách phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản ai cũng biết

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nguy cơ tử vong và tàn tật. Tại Việt…

Sau đột quỵ nên ăn gì kiêng gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người Đột Quỵ Nên Ăn Gì? 12+ Loại Thực Phẩm Tốt Cần Bổ Sung

Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể hỗ…

Gen di truyền và đột quỵ có mối liên quan mật thiết với nhau Đột Quỵ Có Di Truyền Không? Chia Sẻ Đúng Từ Bác Sĩ

Một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người bình thường chính là tiền sử…

Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nguy Hiểm Cần Biết Chớ Bỏ Qua

Đột quỵ khi ngủ không hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 8 - 28% tổng số ca đột quỵ. Những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua