Đột Quỵ Thoáng Qua Là Gì? Biểu hiện và Cách xử lý

Đột quỵ nhẹ hay còn gọi là đột quỵ thoáng qua, cơn thiếu máu não thoáng qua được xem là dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đột quỵ nghiêm trọng. Các triệu chứng của tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, nhanh chóng biến mất nên dễ bị người bệnh bỏ qua, chủ quan không sớm thăm khám và điều trị, hậu quả là dẫn đến sự xuất hiện của cơn đột quỵ, gây ra những di chứng nặng nề thậm chí nguy cơ tử vong cao cho người bệnh. 

Đột quỵ thoáng qua là gì?

Đột quỵ hay tai biến là tình trạng gián đoạn cung cấp máu nuôi dưỡng não đột ngột dẫn đến tổn thương mạch máu não. Lúc này, do thiếu hụt dưỡng chất nuôi dưỡng, oxy nên các tế bào não bị hủy hoại nhanh chóng, gây ra các triệu chứng thiếu sót về chức năng thần kinh.Trong khi đó, đột quỵ thoáng qua là tình trạng thiếu máu cục bộ não dẫn đến những triệu chứng thiếu sót thần kinh đột ngột, thoáng qua, không để lại dấu hiệu yếu liệt khả năng vận động cho cơ thể.

Đột quỵ thoáng qua gây ra rối loạn chức năng thần kinh trong thời gian ngắn, không có tổn thương vĩnh viễn
Đột quỵ thoáng qua gây ra rối loạn chức năng thần kinh trong thời gian ngắn, không có tổn thương vĩnh viễn

Theo các chuyên gia, khi bị thiếu máu não thoáng qua, cơ thể sẽ rất nhanh phục hồi, trở lại bình thường nên dễ bị bệnh nhân chủ quan, cho rằng không có vấn đề gì nguy hiểm. Được biết, theo thống kê tại Mỹ, hàng năm có khoảng 240.000 người gặp phải cơn đột quỵ thoáng qua. Mặc dù không gây tổn thương vĩnh viễn cho người mắc nhưng lại chính là dấu hiệu sớm, cảnh báo nguy cơ xuất hiện của một cơn đột quỵ vĩnh viễn trong tương lai.

Một nhóm bác sĩ mạch – thần kinh đã đề xuất định nghĩa về cơn đột quỵ thoáng qua tức là một giai đoạn mà chức năng thần kinh bị rối loạn tạm thời thường xảy ra do thiếu máu não cục bộ hoặc thiếu máu võng mạc. Thời gian xuất hiện của các triệu chứng này đa phần kéo dài dưới 1 giờ. Do động mạch não có thể tự tái thông trở lại nên không gây ra tổn thương vĩnh viễn, đồng thời cũng không có bằng chứng của tai biến mạch máu não. Hiện nay, định nghĩa này được công nhận rộng rãi và công được sử dụng ở Việt Nam.

Đột quỵ thoáng qua có gì khác với đột quỵ

Cơn thiếu máu não thoáng qua tiếng anh gọi là transient ischemic attack (TIA), thường xảy ra khi một động mạch não bị nghẽn hoặc bị bít sau đó được tự tái thông nên chỉ gây ra các biểu hiện đột ngột, nhanh đến và cũng nhanh biến mất. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện khi huyết khối gây bít tắc rồi di chuyển đi xa chỗ khác. Nhiều người cho rằng đột quỵ thoáng qua cũng là tình trạng đột quỵ não nhưng ở mức độ nhẹ hơn, tuy nhiên, hai tình trạng này hoàn toàn khác nhau. 

Đột quỵ thoáng qua xảy ra khi động mạch não bị bít tắc nhưng có thể tự tái thông trở lại nên không gây ra các tổn thương vĩnh viễn. Trong khi đó, đột quỵ là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc gián đoạn quá trình cung cấp máu cho cơ thể, khiến các tế bào não bắt đầu chết đi làm tổn thương não bộ nghiêm trọng, gây nguy cơ tử vong và tàn tật cực kỳ cao. Các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua thường biến mất dưới 10 phút, có khoảng 10% các trường hợp các triệu chứng bệnh kéo dài dưới 1 tiếng. Còn các triệu chứng của cơn đột quỵ kéo dài lâu hơn, thường từ trên 1 tiếng và cần được cấp cứu, điều trị sớm nhất để ngừa nguy cơ tử vong, tàn tật. 

Các biểu hiện của đột quỵ và đột quỵ thoáng qua tương đối giống nhau, tuy nhiên mức độ nguy hiểm lại hoàn toàn khác nhau. Người bị thiếu máu não thoáng qua gần như không có di chứng gì để lại, còn người bị đột quỵ có thể tử vong nhanh chóng hoặc gặp phải các biến chứng như giảm khả năng vận động, liệt nửa người, mất trí nhớ, suy giảm nhận thức… 

Theo thống kê, có khoảng 9% – 17% các trường hợp bị đột quỵ trong vòng 90 ngày kể từ khi xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua. Có khoảng 80% các trường hợp thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong vòng 6 tháng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu sớm cảnh báo đột quỵ. Và có khoảng 12% các ca đột quỵ đã xuất hiện các cơn đột quỵ thoáng qua từ trước đó tử vong trong vòng một năm. Vì vậy, các bác sĩ thường ít dùng cụm từ thiếu máu não thoáng qua mà thường dùng đột quỵ nhẹ hoặc tiền đột quỵ để gọi tên cho tình trạng này, nhằm cho thấy mức độ nguy hiểm của các cơn thiếu máu não thoáng qua. 

Các dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ thoáng qua

Các triệu chứng của cơn đột quỵ thoáng qua tương đối giống với đột quỵ nhưng diễn ra trong thời gian ngắn, đa số từ 10 – 25 phút. Tuy nhiên có những trường hợp cơn đột quỵ kéo dài lâu hơn, thường sẽ dưới 1 tiếng nhưng cũng có khi lên đến 24 tiếng. Các dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ nhẹ có thể kể đến như:

  • Chóng mặt đột ngột, yếu tay chân ở một bên cơ thể
  • Bệnh nhân bị té đột ngột, ngã, mất ý thức nhưng xảy ra thoáng chốc sau đó trở lại bình thường
  • Người mất thăng bằng, đi đứng không vững
  • Đột nhiên bị lú lẫn, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
  • Thị lực giảm sút, mắt tối sầm, mù tạm thời ở một hoặc hai bên mắt rồi đột nhiên nhìn thấy lại
  • Cơ thể mệt mỏi, khó cử động, giọng nói bất thường, phát âm không rõ, nói khó… 
  • Nếu đang viết chữ thì chữ viết bỗng dưng rất xấu, nguệch ngoạc, không kiểm soát được hoạt động tay…
Các triệu chứng của đột quỵ thoáng qua khá giống với đột quỵ nhưng diễn ra trong thời gian ngắn hơn
Các triệu chứng của đột quỵ thoáng qua khá giống với đột quỵ nhưng diễn ra trong thời gian ngắn hơn

Đặc biệt, khi bệnh nhân bị tê yếu chân tay, mặt méo, chóng mặt, buồn nôn, nôn, nói nhầm lẫn thì cần đưa đi bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Ngoài ra, một số biểu hiện khác đặc trưng của đột quỵ, đột quỵ thoáng qua có thể kể đến như làm rớt đồ, tay chân yếu, người loạng choạng, đứng không vững…

Trong khi đó, theo các bác sĩ, để nhận biết sớm tai biến, tai biến nhẹ, chúng ta có thể dựa vào kí hiệu F.A.S.T. Khái niệm này được biết đến vào năm 1998 ở Anh và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới:

  • FACE: Bệnh nhân bị méo một bên miệng, biểu hiện rõ khi cười, nhe răng
  • ARM: Yếu liệu tay chân, có thể đánh giá bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao
  • SPEECH: Ngôn ngữ bất thường, bị nói ngọng, nói đớt, không rõ chữ. Có thể đánh giá bằng cách yêu cầu bệnh nhân lặp lại một cụm từ đơn giản xem người bệnh có hiểu, có lặp lại được không
  • TIME: Khi các triệu chứng trên xuất hiện một cách đột ngột cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất có chuyên khoa chức năng để được cấp cứu, điều trị.

Nguyên nhân gây thiếu máu não thoáng qua

Theo các chuyên gia thần kinh, nguyên nhân chính gây nên các cơn đột quỵ thoáng qua là do các cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa làm hẹp, co thắt hoặc tắc nghẽn một mạch máu ở não. Các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, cơ thể không có di chứng bất thường nên người bệnh thường chủ quan, không sớm thăm khám, điều trị, tầm soát đột quỵ. 

Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ thoáng qua, nhưng phổ biến nhất là sự hình thành của các cục máu đông trong lòng mạch. Cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch này có thể là kết quả của rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, thường hình thành ở bất kỳ nơi nào của cơ thể và trôi nổi cho đến khi mắc kẹt ở các động mạch. Ngoài ra, các cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhẹ) đôi khi cũng xuất hiện do tình trạng tụt huyết áp nghiêm trọng làm giảm lưu lượng máu lên não. 

Các đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu não thoáng qua do sự hình thành của cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch thường là:

  • Người thừa cân
  • Người bị huyết áp cao
  • Người bị mỡ máu cao
  • Người mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường…

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ thoáng qua

Bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ thoáng qua tuy nhiên phổ biến nhất là người mắc các bệnh về tim mạch, về rối loạn chuyển hóa, người cao tuổi… Đặc biệt, tỷ lệ người bị thiếu máu não thoáng qua hiện nay ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ do ảnh hưởng từ lối sống, tính chất công việc và nhịp sống hiện đại. Sau đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ thoáng qua mà bạn có thể tham khảo:

  • Tuổi tác: Các cơn đột quỵ, đột quỵ nhẹ hay xuất hiện ở người từ 55 tuổi trở lên, cứ tăng thêm 10 năm thì nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp đôi. Tuổi tác cao làm ảnh hưởng đến độ dẻo dai của thành mạch máu, sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn cũng bị ảnh hưởng nên dễ bị đột quỵ nhẹ hơn. 
  • Tiền sử bệnh trong gia đình: Những gia đình có người từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua thì các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Tiền sử bệnh: Người đã từng bị thiếu máu não thoáng qua sẽ có nguy cơ tiếp tục gặp phải tình trạng này trong tương lai gần, nguy cơ tái phát cũng cao hơn người bình thường gấp 10 lần. Và như đã đề cập, có 9 – 17% người từng bị đột quỵ thoáng qua xuất hiện cơn đột quỵ nghiêm trọng trong vòng 90 ngày. 
  • Giới tính: Nguy cơ mắc đột quỵ, đột quỵ thoáng qua ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới, thế nhưng, tỷ lệ tỷ vong và gặp phải biến chứng ở nữ giới lại cao hơn nam.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Đây là một trong những bệnh lý rối loạn di truyền gây ra đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua thường gặp nhất. Người mắc bệnh này cần được theo dõi, điều trị thường xuyên để ngừa đột quỵ và biến chứng của bệnh.
  • Yếu tố khác: Các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ thoáng qua có thể kể đến như lối sống không lạnh mạnh, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, hút thuốc lá, uống rượu. Người có tiền sử tai biến, người có bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch; người thừa cân, béo phì, mỡ máu…

Tránh nhầm lẫn thiếu máu não thoáng qua với bệnh lý khác

Các cơn thiếu máu não thoáng qua thường dễ bị người bệnh nhầm lẫn với các triệu chứng, bệnh lý khác. Điều này dẫn đến tâm lý chủ quan, xem thường bệnh, cho rằng không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Hậu quả là bệnh nhân không sớm thăm khám, điều trị, gây nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng, tỷ lệ sống sót thấp hoặc nguy cơ để lại tàn tật vĩnh viễn cao.

Cơn thiếu máu não thoáng qua dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác
Cơn thiếu máu não thoáng qua dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Do đó, bạn cần phân biệt đột quỵ thoáng qua với các triệu chứng, bệnh lý dễ nhầm lẫn sau đây để có cách xử lý phù hợp:

  • Chứng đau nửa đầu (migraine): Là tình trạng hay xảy ra ở phụ nữ trẻ tuổi, điển hình với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn… Các triệu chứng này sẽ được cải thiện nhanh chóng và biến mất sau đó, không gây méo miệng, tê liệt tay chân. Tuy nhiên, người hay mắc bệnh đau nửa đầu migraine cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao. 
  • Cơn co giật: Các trường hợp khi cơn co giật khởi phát cục bộ ở não, bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như rối loạn ý thức, nhìn mờ, tê bì hoặc liệt nhẹ cơ thể, rối loạn ngôn ngữ, các triệu chứng thường biến mất sau 24 giờ. 
  • Hạ đường huyết: Xảy ra khi lượng đường trong máu xuống mức thấp hơn 3.5 mmol/l, có các triệu chứng khá giống với đột quỵ thoáng qua như đầu đầu, tim đập nhanh, thị lực giảm, chóng mặt, vã mồ hôi, thấy đói, da tái nhợt, người mệt mỏi, khó chịu, đôi khi bệnh nhân có thể bị ngất xỉu, động kinh, hôn mê… 
  • Các trường hợp khác: Ngất do nguyên nhân  nào đó, ngộ độc methanol, ngộ độc các thuốc an thần gây ngủ, bệnh lý liệt thần kinh ngoại vi, u não, hóa chất gây co giật… 

Cần làm gì khi bị đột quỵ thoáng qua?

Thiếu máu não thoáng qua mặc dù không gây ra tàn tật vĩnh viễn, không để lại di chứng nghiêm trọng nhưng nếu không được nghỉ ngơi sơ cứu đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên làm gì khi bị đột quỵ thoáng qua thì có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:

Sơ cứu tạm thời 

Các triệu chứng của cơn đột quỵ nhẹ xuất hiện khá đột ngột, cách cải thiện ban đầu như sau:

  • Nếu có biểu hiện như choáng nhẹ, mất thăng bằng thì cần nhanh chóng ngồi xuống giường, sàn nhà hoặc một mặt phẳng rộng rãi, thông thoáng
  • Tiếp đó hãy tiến hành nới lỏng thắt lưng, cà vạt, quần áo để đầu thấp hơn nhằm giúp máu lưu thông lên não thuận lợi hơn
  • Sau khi các triệu chứng này đỡ dần, người bệnh đã tỉnh táo thì có thể cho uống nước, ăn cháo, uống sữa, nghỉ ngơi rồi đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn, điều trị. 
  • Đối với bệnh nhân có các triệu chứng nặng như mất thăng bằng, đau đầu, choáng váng, mắt tối sầm, mù tạm thời trong vài phút… thì cần đưa ngay đến bệnh viện được thăm khám, chẩn đoán.

Trường hợp người bệnh đột ngột xuất hiện các triệu chứng như rối loạn thị lực, cười méo miệng, bị tê cứng một hoặc cả hai bên tay chân, không diễn đạt được câu nói trọn vẹn, đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, té ngã, mất thăng bằng… thì cần nhanh chóng gọi 115 để được cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ có thể nhanh chóng giảm đi sau 10 phút, nhưng nếu triệu chứng này nghiêm trọng, rất có thể không đơn giản là thiếu máu não thoáng qua mà là dấu hiệu của đột quỵ. 

Người bị đột quỵ, đột quỵ thoáng qua cũng cần được đưa ngay đến cơ sở y tế có khả năng xử lý đột quỵ ngay trong 3 – 6 giờ đầu khi cơn đột quỵ khởi phát để giảm nguy cơ tử vong và tàn tật. Tuyệt đối không nên chủ quan cho rằng người bệnh chỉ bị thiếu máu não nhẹ, sẽ nhanh chóng hồi phục mà bỏ lỡ “thời gian vàng” trong điều trị đột quỵ. 

Thăm khám, điều trị đột quỵ nhẹ

Đối với những trường hợp các cơn thiếu máu não thoáng qua nhẹ, không gây các triệu chứng nghiêm trọng. Sau khi người bệnh cảm thấy sức khỏe đã ổn định, nên đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ thoáng qua sẽ được bác sĩ chẩn đoán, đánh giá nhanh xem có phải là dấu hiệu đột quỵ thật sự hay không. Nếu đột quỵ thì tùy vào nguyên nhân mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ thoáng qua, sẽ tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đa phần là do một mảng xơ vữa gây tắc mạch tạm thời hoặc do cơn tăng huyết áp đột ngột. Cần tìm ra các yếu tố và loại bỏ nguy cơ, nếu liên quan đến bệnh nền thì phải điều trị lâu dài để tránh bệnh tái phát. Đối với trường hợp mạch máu hẹp nhẹ dưới 50% thì sẽ được kiểm soát bằng thuốc điều trị. Nếu mạch hẹp từ 90% trở lên sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, nong mạch máu hoặc các biện pháp điều trị phù hợp. 

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ thoáng qua, đột quỵ 

Đột quỵ là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, gây nguy cơ tử vong và tàn tật cao nhất trên thế giới hiện nay. Đối với căn bệnh này, chúng ta có thể kiểm soát, phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

Tầm soát đột quỵ

Người từng bị thiếu máu não thoáng qua nên thường xuyên được tầm soát đột quỵ, ít nhất phải được tầm soát 1 – 2 lần bằng các xét nghiệm cơ bản trong vòng 90 ngày khi cơ đột quỵ nhẹ xảy ra. Các xét nghiệm này thường là đo huyết áp, đo điện tim, đo đường huyết, ion máu, chụp X-quang phổi, siêu âm tim… Những xét nghiệm này không quá tốn kém nên chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được. Nếu có điều kiện, có thể tiến hành chụp cộng hưởng từ để khảo sát mạch máu não nhằm đánh giá chính xác xem có bị tắc nghẽn mạch máu, phình, hẹp mạch máu hay không.

Nên tầm soát đột quỵ nếu có nhiều yếu tố nghi ngờ hoặc đã từng bị đột quỵ thoáng qua gần đây
Nên tầm soát đột quỵ nếu có nhiều yếu tố nghi ngờ hoặc đã từng bị đột quỵ thoáng qua gần đây

Nếu sau khi tầm soát mà kết quả cho ra là chúng ta hoàn toàn khỏe mạnh thì khoảng 5 – 10 năm sau mới cần tầm soát lại. Trong trường hợp có nguy cơ đột quỵ cao, người bệnh phải được tầm soát trong 3, 6 tháng hoặc 1 năm để kiểm tra xem cơ thể có vấn đề bất thường hay không. Thời gian tầm soát đột quỵ định kỳ sẽ phụ thuộc vào quá trình thăm khám của bác sĩ. 

Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh

Chúng ta không thể ngăn chặn đột quỵ hoàn toàn bởi vì căn bệnh này có liên quan đến rất nhiều yếu tố, khó để đổi từ nguy cơ cao sang nguy cơ thấp. Thế nhưng, việc phòng ngừa từ sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ cũng như các di chứng nghiêm trọng mà bệnh để lại. Có thể tham khảo cách phòng ngừa sau:

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc đúng giờ (tốt nhất là 7 – 8 tiếng/đêm), không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, tránh sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên, tránh ăn khuya. Đặc biệt, nên uống nhiều nước, tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút/ngày để nâng cao sức khỏe. 
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết cho cơ thể là đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, các loại cá, tránh thịt mỡ, thịt đỏ. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, không nên bỏ bữa, hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần giảm ăn mặn, chỉ ăn tối đa 5g muốn từ tất cả các loại đồ ăn mỗi ngày.
  • Đồng thời, cũng nên học cách kiểm soát cảm giác, sống lạc quan, vui vẻ, cố gắng giữ ấm cơ thể vào những ngày trời lạnh. Tuyệt đối không nên tắm đêm với nước lạnh, không tắm sau 10 giờ tối, hạn chế dùng thuốc uống lạnh, thực phẩm lạnh khi thời tiết chuyển lạnh. 

Có thể thấy, đột quỵ thoáng qua hay đột quỵ nhẹ là hiện tượng dòng máu nuôi dưỡng não bị gián đoạn đột ngột, thường do cục máu đông trong lòng mạch máu gây ra. Các triệu chứng bệnh diễn ra nhanh chóng, đột ngột và tự hết, không để lại di chứng nhưng lại rất nguy hiểm, là dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ không thể bỏ qua. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Lá ớt chỉ thiên được nhiều người cho rằng có tác dụng điều trị đột quỵ Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Hay Đúng Như Những Lời Đồn?

Dùng lá ớt chữa đột quỵ là mẹo dân gian được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Nhiều người…

Gen di truyền và đột quỵ có mối liên quan mật thiết với nhau Đột Quỵ Có Di Truyền Không? Chia Sẻ Đúng Từ Bác Sĩ

Một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người bình thường chính là tiền sử…

Bệnh viện Nhân dân 115 là một trong những bệnh viện chữa đột quỵ hàng đầu tại TP.HCM Top 5 Bệnh Viện Chữa Đột Quỵ Tốt Hàng Đầu Tại TP.HCM

Điều trị đột quỵ tại các bệnh viện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cơ hội…

Viên uống hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Đức GinkGo & Mehr Top 5 Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Đức Có Hiệu Quả Tốt

Trong bối cảnh bệnh đột quỵ đang có xu hướng gia tăng, việc lựa chọn một sản phẩm hỗ trợ…

Chích máu đầu ngón tay bằng kim được khẳng định là trò bịp bợm, đánh lừa cộng đồng, tuyệt đối không nên áp dụng Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Như Thế Nào Là Đúng Cách?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là một trong những mẹo được nhiều người chia sẻ, truyền tai nhau cho…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua