Nhận biết viêm VA độ 1-2-3-4 và cách khắc phục
Viêm VA độ 1 2 3 4 là tình trạng quá phát khiến VA phì đại (gia tăng kích thước), ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng lên những cơ quan hô hấp khác.
Nhận biết viêm VA độ 1-2-3-4
Viêm VA là tình trạng viêm xảy ra ở khối VA – tổ chức lympho nằm ở phía sau vòm miệng. Thông thường, viêm VA chỉ xảy ra ở giai đoạn cấp và nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau 7 – 10 ngày chăm sóc và điều trị.
Tuy nhiên, trong trường hợp tái phát dai dẳng, khối VA có khả năng bị phì đại (tăng kích thước). Mức độ phì đại của VA bao gồm từ cấp độ 1 đến cấp độ 4. Trong đó viêm VA độ 1 và 2 thường không quá nghiêm trọng, nhưng khi kích thuốc tăng lên độ 3 và độ 4, trẻ bắt đầu phát sinh các dấu hiệu rất đặc trưng.
1. Dấu hiệu nhận biết viêm VA độ 1 và 2
Viêm VA độ 1 và 2 thường có mức độ nhẹ vì lúc này kích thước của VA còn khá nhỏ. Do đó các triệu chứng ở trong giai đoạn này khá giống với viêm VA mãn tính.
Gồm các dấu hiệu sau:
- Trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi và thở khò khè
- Dễ thức giấc và thường xuyên quấy khóc
- Trẻ đang bú mẹ hoặc đang bú bình dễ gặp phải tình trạng sặc hoặc nôn trớ
- Khi ngủ, trẻ thường hay mở miệng để thở
- Trẻ nói chậm và nói ngọng
- Ù tai
- Thường xuyên ngáy khi ngủ
2. Dấu hiệu nhận biết viêm VA độ 3 và 4
So với giai đoạn VA độ 1 và 2, viêm VA cấp độ 3 và 4 thường nghiêm trọng hơn. Lúc này, kích thước khối VA tương đối lớn, chiếm gần hết không gian trong vòm mũi họng. Gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, ăn uống và thính lực của trẻ.
Gồm các dấu hiệu sau:
- Trẻ khó thở và có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ
- Khuôn mặt trẻ bắt đầu có những thay đổi như miệng hở, môi dày, hở hàm ếch
- Trẻ ngáy to
- Khó khăn khi nghe và phản ứng chậm khi giao tiếp
- Trẻ thường nói chuyện bằng giọng mũi
=> ĐỌC THÊM: Phân biệt viêm VA và viêm amidan – Cái nào nguy hiểm hơn?
Cách khắc phục bệnh viêm VA độ 1 2 3 4 hiệu quả
Viêm VA quá phát thường được điều trị bằng cách nạo bỏ VA để cải thiện chức năng hô hấp và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
1. Nạo VA
Đối với viêm VA cấp có thể dần thuyên giảm sau 7 – 10 ngày điều trị và chăm sóc. Nhưng ở giai đoạn phì đại, bệnh thường không đáp ứng tốt đối với điều trị nội khoa. Bắt buộc phải áp dụng kỹ thuật nạo VA. Đây là thủ thuật nạo bỏ tổ chức lympho phía sau vòm mũi họng nhằm điều trị viêm VA và cải thiện chức năng hô hấp của trẻ.
Với những trẻ có viêm VA độ 3-4 đi kèm với phì đại amidan, bác sĩ có thể tiến hành nạo VA kết hợp với cắt amidan. Lưu ý trước khi cho trẻ nạo VA, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tuân thủ cho trẻ nhịn ăn khoảng 8 giờ và ngưng uống nước lọc 2 giờ trước khi phẫu thuật. Thời gian nạo VA khoảng 30 – 60 phút.
2. Chăm sóc sau khi nạo VA
Sau khi nạo VA, trẻ có thể bị đau ở vết mổ, nôn mửa ra máu, mệt mỏi, nhức đầu và buồn nôn. Tuy nhiên đây là những triệu chứng thông thường sau khi nạo VA và có xu hướng thuyên giảm sau 2 – 5 ngày.
Trong thời gian này, bạn nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc trẻ như:
- Cho trẻ uống kháng sinh và sử dụng nhỏ mũi trong 5 ngày liên tục để dự phòng nhiễm trùng và nghẹt mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Có thể cho trẻ uống Paracetamol để giảm đau và hạ sốt.
- Cho trẻ nằm gối cao để tránh tình trạng dịch và máu từ vết mổ chảy xuống cổ họng gây ngứa ngáy và buồn nôn.
- Nên cho trẻ uống sữa lạnh, ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội để giảm tình trạng đau rát ở cổ họng.
- Khuyến khích trẻ chải răng 2 lần/ ngày và thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không cho trẻ vận động mạnh, đi máy bay, lặn, bơi lội và hoạt động ngoài trời trong ít nhất 10 ngày sau phẫu thuật.
- Nên dặn trẻ không được bịt miệng khi hắt hơi, tránh xì mũi và la hét lớn trong ít nhất 7 ngày sau phẫu thuật.
=> BẬT MÍ: Cách chữa viêm VA bằng bài thuốc dân gian dễ kiếm
Các biện pháp ngăn ngừa viêm VA tái phát
- Khuyến khích trẻ tập thể dục để nâng cao thể trạng và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ theo từng độ tuổi cụ thể.
- Hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh răng miệng, đồng thời dặn dò trẻ phải vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Khi trời chuyển lạnh, nên giữ ấm cho trẻ và hạn chế cho trẻ di chuyển, hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó, cần bổ sung nước cam, trái cây và sữa để tăng khả năng miễn dịch.
- Vệ sinh mũi cho trẻ với nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài ra cần sử dụng sản phẩm nước rửa tai dành riêng cho trẻ để giảm nguy cơ viêm nhiễm tai giữa và các cơ quan hô hấp trên.
- Điều trị triệt để các bệnh lý ở đường hô hấp trên như cảm cúm, viêm xoang, viêm amidan,… Tránh để tình trạng viêm nhiễm sang VA và các cơ quan khác.
Viêm VA độ 1 2 3 4 thường được điều trị bằng cách nạo VA. Tuy nhiên với những trường hợp VA độ 1 nhưng không phát sinh triệu chứng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện và hạn chế VA tiến triển sang những cấp độ nghiêm trọng hơn.
Tham khảo thêm
- Viêm VA quá phát là gì và cách điều trị?
- Viêm VA có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!