Bệnh viêm VA
Viêm VA là một trong số các vấn đề hô hấp thường gặp hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp. Nếu bệnh kéo dài không được chữa trị có thể đối mặt với nhiều rủi ro, gây ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển.
Tổng quan
Bệnh viêm VA là thuật ngữ khoa học chỉ sự viêm nhiễm, quá phát diễn ra ở tổ chức lympho vòm mũi họng. Hình thành các khối sùi với kích thước to nhỏ khác nhau gây ảnh hưởng khả năng hô hấp của người bệnh.
Viêm VA xảy ra ở trẻ nhỏ là phổ biến. Vì khi trẻ lên 5 - 6 tuổi, tổ chức lympho thường thoái triển và biến mất. Trong giai đoạn còn hoạt động, khối VA có nhiệm vụ giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây hại.
Phân loại
Viêm VA cũng được phân chia thành giai đoạn cấp và mãn tính. Cụ thể:
- Viêm VA cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, gây xuất tiết hoặc tích tụ mủ ở amydale lushka khi trẻ còn nhỏ. Trường hợp này cũng xảy ra ở người lớn tuy nhiên khác hiếm.
- Viêm VA mãn tính: Tổ chức lympho quá phát, bị xơ hóa nếu viêm nhiễm VA cấp tính tái đi tái lại nhiều lần.
=> ĐỌC NGAY: Phân biệt viêm VA và viêm amidan - Cái nào nguy hiểm hơn?
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gây viêm VA được xác định có liên quan mật thiết đến hiện tượng nhiễm khuẩn VA. Vi khuẩn xâm nhập, tấn công các tế bào tại cơ quan này. Tổ chức lympho bị tổn thương, phát sinh các triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Các yếu tố nguy cơ khác gây ra viêm VA như:
- Trẻ có sức khỏe kém, bị còi xương, suy dinh dưỡng.
- Trẻ có sức đề kháng kém, mắc phải các bệnh lý về hệ miễn dịch, dị ứng, cảm cúm, sởi,...
- Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ xuống thấp quá mức...
- Ảnh hưởng môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá...
Triệu chứng và chẩn đoán
1. Triệu chứng
Viêm VA cấp tính:
Triệu chứng xuất hiện đột ngột, gồm:
- Cơ thể sốt cao trên 38 độ C, thậm chí lên đến 40 độ C;
- Kèm theo nghẹt mũi, khó thở ở một hoặc cả hai bên cánh mũi;
- Chảy nước mũi, nước mũi có màu lạ, hay dụi mắt, mệt mỏi, trẻ quấy khóc...;
Viêm VA mãn tính:
- Chảy nước mũi nhiều, nhầy, có màu vàng, xanh, có mùi tanh hôi;
- Trẻ quấy khóc, ngạt mũi, khó thở;
- Ngủ hay giật mình, dễ sụt cân;
2. Chẩn đoán
Khám viêm VA bằng biện pháp nội soi đường miệng, mũi. Dựa vào kết quả này để xác định kích thước khối VA, đánh giá mức độ viêm.
Trường hợp viêm VA quá phát gồm 4 mức độ dựa theo tỷ lệ của mũi sau bị che lấp. Cụ thể như sau:
- VA quá phát độ 1: 25% cửa mũi sau bị VA che lấp.
- VA quá phát độ 2: 50% cửa mũi sau bị VA che lấp.
- VA quá phát độ 3: 75% cửa mũi sau bị VA che lấp.
- VA quá phát độ 4: Hơn 75% cửa mũi sau bị VA che lấp.
Ngoài nội soi, có thể kết hợp thực hiện xét nghiệm máu, phết dịch cổ họng của bệnh nhân để xác định có sự xuất hiện của vi khuẩn hay không.
Biến chứng và tiên lượng
Trẻ bị viêm VA có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như:
- Gây bệnh tai - mũi - họng như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, khí quản và nhiều bệnh lý khác.
- Biến chứng bội nhiễm.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của trẻ nhỏ.
- Tăng nguy cơ phát triển hội chứng ngưng thở khi ngủ, đe dọa tính mạng.
- Viêm mãn tính có thể gây lệch cấu trúc xương hàm, tăng rủi ro mũi tẹt, trán dô,...;
=> ĐỪNG BỎ QUA: Nhận biết viêm VA độ 1-2-3-4 và cách khắc phục
Điều trị
Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị viêm VA theo từng trường hợp cụ thể, tùy theo mức độ viêm nhiễm.
Trường hợp viêm VA nhẹ:
- Dùng thuốc kháng viêm
- Sử dụng thuốc tiêu sưng
- Thuốc ức chế quá phát tế bào lympho
- Kết hợp chăm sóc, điều chỉnh thói quen giúp trẻ sớm cải thiện sức khỏe.
Trường hợp viêm VA nặng
Bác sĩ sẽ chỉ định nạo bỏ khối VA để loại bỏ tổ chức lympho quá phát mãn tính. Phụ huynh nên đưa bệnh nhi đến bệnh viện uy tín để thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ điều trị an toàn nhất.
Phòng ngừa
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nơi đông người, điều kiện môi trường không đảm bảo như nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,...
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống, phòng ngủ cho trẻ để tránh bụi bẩn.
- Vệ sinh đường hô hấp bằng cách cho trẻ sức miệng bằng nước muối, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
- Ăn uống và sinh hoạt khoa học để có sức khỏe tốt.
Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ
1. Viêm VA có chữa khỏi hoàn toàn được không?
2. Trẻ bị viêm VA có cần dùng thuốc điều trị không?
3. Nếu không sử dụng thuốc viêm VA có khỏi được không?
4. Khi nào cần can thiệp nạo bỏ VA bị viêm nhiễm?
5. Nguy cơ gì khi phẫu thuật nào VA ở trẻ em?
6. Trẻ bị viêm VA nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?
7. Viêm VA có lây nhiễm không? Có di truyền được không?
Viêm VA là bệnh lý tai mũi họng phổ biến, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần phải điều trị sớm để ngăn chặn các biến chứng khó lường cho sức khỏe của trẻ.
Xem thêm:
- Cách chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam tại nhà cực hiệu quả và an toàn
- Viêm VA có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!