Bệnh Zona Tai

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM

Zona tai là một dạng tổn thương thần kinh do virus herpes zoster gây ra. Bệnh khởi phát từ nhiễm trùng hạch gối, sau đó lan sang dây thần kinh mặt và dây thần kinh thính giác. Bệnh lý này khá hiếm gặp, nhưng phổ biến hơn ở những người bị tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch. 

Tổng quan

Zona tai (Shingles in the ear) là tình trạng viêm ống tai ngoài do nhiễm virus herpes zoster, một loại virus phổ biến gây bệnh thủy đậu. Vị trí xảy ra phổ biến nhất là các hạch gối, virus sau đó di chuyển dọc theo dây thần kinh mặt số VII và dây thần kinh thính giác số VIII.

Zona tai là bệnh nhiễm trùng do virus khu trú trong dây thần kinh mặt và lây lan sang dây thần kinh thính giác

Đặc trưng triệu chứng zona tai thường là đau nhức tai dữ dội do nhiễm virus ở dây thần kinh liên kết. Trong trường hợp nặng, zona tai có thể tiến triển nguy hiểm gây ra liệt mặt và suy giảm thính lực. Những triệu chứng được mô tả này chính là hội chứng Ramsay Hunt (RHS).

So với các dạng zona khác, zona tai rất ít khi xảy ra, tỷ lệ mắc chỉ khoảng 0.01% trong tổng số các trường hợp thăm khám các bệnh lý tai - mũi - họng. Đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất là những người bị suy giảm miễn dịch hoặc có tiền sử bị tiểu đường.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân chính gây zona tai là do nhiễm virus varicella zoster. Đây cũng chính là loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Đây là lý do vì sao những người đã từng bị thủy đậu sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh zona tai. Cơ chế phát bệnh là do virus tái hoạt động khi gặp điều kiện thuận lợi, gây tổn thương dây thần kinh mặt, sau đó lan đến các dây thần kinh khác, trong đó có dây thần kinh thính giác.

Virus varicella zoster (VZV) là nguyên nhân gây ra zona tai và cũng chính là tác nhân chính gây thủy đậu

Một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát triển zona tai như:

  • Những người đã từng bị thủy đậu (thường xảy ra sau khi đã khỏi bệnh nhiều năm);
  • Người lớn tuổi (thường > 60 tuổi);
  • Tiền sử mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS, ung thư...;
  • Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh;

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng 

Các triệu chứng của bệnh zona tai rất đặc trưng, dễ phát hiện vì chúng biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài. Có thể kể đến một số triệu chứng sau:

  • Đau tai dữ dội kèm theo cảm giác nóng rát, khó chịu nằm ở vùng da trước, sau tai và ống tai ngoài;
  • Cơn đau có xu hướng lan rộng sâu hơn vào bên trong tai;
  • Ban đầu chỉ đau nhẹ và nhanh biến mất, nhưng càng về sau cơn đau càng nặng và kéo dài dai dẳng;
  • Lây lan cơn đau từ tai xuống cổ, họng, miệng, rối loạn cảm giác và chức năng lưỡi, giảm cảm giác ăn uống ngon miệng, dễ gây rối loạn tiêu hóa;
  • Ù tai, mất thính giác;
  • Khó nhắm mắt ở bên tai bị ảnh hưởng;
  • Khô miệng, khô mắt;
  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng...;

Bệnh zona tai đặc trưng bởi các triệu chứng như đau tai, chóng mặt, ù tai, giảm khả năng nghe...

Sau vài ngày kể từ khi phát triển các triệu chứng zona tai ban đầu, các triệu chứng đặc hiệu về zona sẽ xuất hiện, bao gồm:

  • Vùng da ở ống tai bị ảnh hưởng ửng đỏ;
  • Tạo cảm giác ngứa ran, nóng rát tại vùng da tổn thương, kèm theo phát ban;
  • Hình thành các mụn nước nhỏ chất đầy chất dịch lỏng tại vùng tai ngoài, cửa ống tai hoặc loa tai, bề mặt da xung quanh đóng vảy;
  • Gây đau nhức tại chỗ;

Chẩn đoán

Chẩn đoán zona tai thường dựa vào sự xuất hiện bất thường của các triệu chứng bất thường như phát ban cùng các dấu hiệu kèm theo. Các tiêu chí triệu chứng đặc trưng thường được liệt kê trong chẩn đoán như: phát ban một bên cơ thể (do virus lây dọc theo dây thần kinh thính giác), kèm theo ngứa rát, đau, sốt, đau đầu, mệt mỏi...

Chẩn đoán zona tai thông qua thăm khám thực thể kết hợp với một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết

Các phương pháp cụ thể giúp chẩn đoán zona tai gồm:

  • Khám sức khỏe: Việc chẩn đoán ban đầu thường dựa vào đánh giá các triệu chứng lâm sàng kể trên, kết hợp khai thác tiền sử bệnh và lấy mẫu phẩm bệnh để làm xét nghiệm kiểm tra.
  • Xét nghiệm thường quy: Cụ thể gồm 2 xét nghiệm tiêu chuẩn có giá trị cao trong chẩn đoán xác nhận zona tai, bao gồm:
    • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể chống lại virus varicella zoster;
    • Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR): Kỹ thuật xét nghiệm này giúp phát hiện sự tồn tại của virus trong mẫu dịch được lấy từ vùng da hoặc nốt mụn nhỏ bị tổn thương;
  • Kiểm tra hình ảnh: Trong một vài trường hợp cần thiết muốn chẩn đoán chính xác zona tai, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các kiểm tra hình ảnh chuyên sâu như chụp MRI hoặc CT. Mục đích chính nhằm tìm kiếm dấu hiệu sưng viêm ở tai hoặc nghi ngờ biến chứng zona tai đã lan sang các cơ quan khác như não, họng, miệng, cổ... Đồng thời, loại trừ các vấn đề sức khỏe khác cũng gây ra triệu chứng tương tự.

Biến chứng và tiên lượng

Bản chất của bệnh zona tai là bệnh nhiễm virus gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng khó lường. Tuy hiếm gặp hơn những dạng zona thần kinh khác nhưng chẳng may mắc phải, người bệnh cũng có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, đối với zona tai, các dây thần kinh thính giác bị tác động làm tổn thương gây ra các biến chứng như:

  • Đau rát dây thần kinh kéo dài không khỏi;
  • Liệt một bên mặt;
  • Suy giảm thính lực hoặc điếc vĩnh viễn;
  • Biến chứng zona thần kinh bội nhiễm do chủ quan trong điều trị;

Bị zona tai không điều trị sớm và đúng cách có thể gây biến chứng điếc vĩnh viễn hoặc zona thần kinh bội nhiễm

Tương tự như nhiều dạng zona thần kinh khác, zona tai có khả năng lây bệnh cho người khác thông qua việc tiếp xúc gần dính phải chất dịch lỏng viêm nhiễm từ mụn nước. Hoặc nhiều trường hợp bệnh nhân bị zona tai phát tán virus vào trong không khí thông qua việc ho, hắt xì cũng làm tăng nguy cơ lây lan cho người khác.

Bởi vậy, khuyến cáo bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Điều trị càng sớm càng tốt giúp các triệu chứng bệnh được kiểm soát dễ dàng, phục hồi chức năng dây thần kinh thính giác và ngăn ngừa các biến chứng khó lường về sau.

Điều trị

Có rất nhiều chọn lựa điều trị zona tai khác nhau. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, đa số bệnh nhân đều đáp ứng tốt với biện phá dùng thuốc và chăm sóc tại nhà.

Dùng thuốc tân dược

Các triệu chứng zona tai có thể được kiểm soát tốt và cải thiện khả quan khi sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng virus: Các loại điển hình thường dùng như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex), famciclovir (Famvir). Tác dụng chính là tiêu diệt và loại bỏ sự phát triển của virus. Tùy theo mức độ nhiễm trùng ở từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Tuy nhiên, thời gian sử dụng tối đa chỉ khoảng 7 - 10 ngày.
  • ThuốCorticosteroid: Trong một vài trường hợp, bệnh nhân bị zona tai có thể áp dụng phác đồ dùng thuốc Corticosteroid liều cao ngắn hạn. Thuốc có tác dụng làm tăng tác dụng của thuốc chống virus. Loại thuốc dùng phổ biến nhất là prednisone.
  • Thuốc điều trị tâm lý: Các loại thuốc chống lo âu, trầm cảm cũng hỗ trợ rất tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng zona tai liên quan. Chẳng hạn như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi...
  • Thuốc giảm đau: Để kiểm soát cơn đau nhanh chóng, bao gồm đau tai, đau đầu hoặc đau rát từ các tổn thương ngoài da..., có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau kê đơn hoặc không kê đơn. Điển hình như nhóm thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen.

Các triệu chứng zona tai có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc kháng virus kết hợp corticosteroid

Chăm sóc tại nhà 

Bằng những biện pháp đơn giản chăm sóc tại nhà dưới đây, những triệu chứng khó chịu sẽ được cải thiện nhanh chóng.

  • Luôn giữ cho vùng da bị tổn thương phát ban, ngứa ngáy sạch sẽ;
  • Chườm mát bằng gạc ướt lên vết phát ban giúp giảm đau, ngứa rát;
  • Bôi thuốc mỡ giảm ngứa rát vùng da tai bị nhiễm trùng;
  • Vệ sinh tai trong thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%;
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn thường xuyên như thở sâu, thiền định, ăn uống lành mạnh, tránh căng thẳng, lo lắng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi;

Phòng ngừa

Phòng ngừa zona tai không quá khó, chỉ cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tập trung nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, nhất là trong một số trường hợp mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.
  • Thực hiện lối sống khoa học, ăn uống đủ chất, tập thể dục lành mạnh và sinh hoạt điều độ.
  • Khuyến nghị tiêm phòng vắc xin ngừa virus thủy đậu đối với trẻ em và người lớn tuổi trên 50 tuổi. Việc tiêm chủng có thể ngăn ngừa hiệu quả các đợt bùng phát trong tương lai.

Những câu hỏi quan trọng khi đi khám

1. Nguyên nhân khiến tôi/ con tôi bị zona tai?

2. Cần làm những xét nghiệm nào giúp chẩn đoán xác nhận zona tai?

3. Bệnh zona tai có nguy hiểm không?

4. Nếu không điều trị, bệnh zona tai có thể gây ra những biến chứng nào?

5. Điều trị zona tai bằng phương pháp nào tốt nhất?

6. Sử dụng thuốc trị zona tai trong bao lâu? Có gây ra tác dụng phụ nào không?

7. Cần làm những biện pháp chăm sóc tại nhà nào để cải thiện triệu chứng zona tai?

8. Sau điều trị, có cần tái khám lại không?

Zona tai rất hiếm khi gặp phải, nhưng những ảnh hưởng mà nó gây ra rất nguy hiểm, Biến chứng rất khó lường đến sức khỏe thể chất, tinh thần và gây điếc vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Các chuyên gia thần kinh khuyến cáo điều trị càng sớm tiên lượng khỏi bệnh càng cao, tổn thương biến chứng sẽ ít đi rất nhiều, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Xem thêm:

Chia sẻ:
Bệnh Viêm Màng Nhĩ
Viêm màng nhĩ là bệnh nhiễm trùng phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em do cấu trúc ống tai ngắn. Còn nhiều tác nhân khác như chấn thương hoặc…
Lưỡi Bản Đồ
Lưỡi bản đồ là một dạng viêm lưỡi lành tính.…
Bệnh Viêm Mủ Màng Phổi
Viêm mủ màng phổi là một trong những dạng nhiễm…
Viêm amidan Bệnh Viêm Amidan
Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp phổ biến,…
Bệnh Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một trong những dạng ung thư vùng đầu - cổ ít gặp. Bệnh lý này…

Bệnh viêm xoang Bệnh Viêm Xoang

Viêm xoang là bệnh lý Tai - Mũi - Họng có tỷ lệ mắc cao tại Việt Nam. Bản chất…

Polyp dây thanh quản Bệnh Polyp Dây Thanh Quản

Polyp dây thanh quản là bệnh lý tai mũi họng thường gặp. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến giọng…

Bệnh Viêm Màng Nhĩ Bọng Nước

Viêm màng nhĩ bọng nước là một dạng nhiễm trùng tai phổ biến. Đặc trưng của bệnh là những nốt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua