Viêm ống tai ngoài (tai ngoài bị nhiễm trùng) và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm ống tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da bao phủ ống tai ngoài. So với tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa, bệnh lý này có mức độ nhẹ và dễ điều trị hơn.

Tổng quan về bệnh viêm ống tai ngoài (tai ngoài bị nhiễm trùng)

So với viêm tai giữa, nhiễm trùng ở tai ngoài ít gây ảnh hưởng đến thính lực và có thể điều trị dứt điểm.

Tổng quan về bệnh viêm ống tai ngoài (tai ngoài bị nhiễm trùng)
Viêm ống tai ngoài dễ điều trị hơn bệnh viêm tai giữa

1. Các nguyên nhân khiến tai ngoài bị nhiễm trùng

Tình trạng nhiễm trùng ở ống tai ngoài chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Ở một số trường hợp hiếm gặp, tổn thương có thể do virus và vi nấm gây ra.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ống tai ngoài, bao gồm:

  • Độ ẩm trong tai cao: Cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nước đọng lại trong quá trình bơi lội hoặc do thời tiết ẩm ướt.
  • Vết trầy xước bên trong tai: Việc sử dụng tăm bông để làm ráy tai, dùng tai nghe, gãi tai hoặc đeo máy trợ thính có khả năng gây trầy xước có quan này. 
  • Phản ứng dị ứng: Có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân như sản phẩm làm tóc, đồ trang sức,…

Xem thêm: Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em: Điều trị hiệu quả như thế nào?

2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng ống tai ngoài

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng ống tai ngoài
Mức độ triệu chứng của bệnh viêm ống tai ngoài phân cấp theo từng giai đoạn cụ thể

Triệu chứng ở giai đoạn nhẹ:

  • Tai hơi đỏ nhẹ, có thể ngứa
  • Cảm giác khó chịu khi kéo vành tai
  • Tai tiết chất lỏng không mùi và trong suốt

Triệu chứng ở giai đoạn vừa:

  • Triệu chứng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn
  • Tai đỏ nhiều đi kèm với triệu chứng đau nhức
  • Cảm giác tai ứ đọng dịch
  • Ù tai và giảm thính lực
  • Chảy dịch nhiều hơn

Triệu chứng ở giai đoạn nặng:

  • Cơn đau dữ dội và có xu hướng lan ra các cơ quan xung quanh.
  • Ống tai bị tắc nghẽn hoàn toàn.
  • Tai ngoài sưng và đỏ.
  • Hạch bạch huyết ở cổ có xu hướng sưng nóng
  • Sốt

3. Biến chứng

  • Mất thính giác tạm thời
  • Viêm tai ngoài mãn tính
  • Viêm mô tế bào ống tai ngoài
  • Nhiễm trùng lây lan rộng

Tham khảo thêm: Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ giải đáp

Chẩn đoán bệnh viêm ống tai ngoài

  • Kiểm tra ống tai: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng đèn pin nhỏ chuyên dụng để quan sát các biểu hiện ở ống tai ngoài (sưng đỏ, có vảy,…).
  • Quan sát màng nhĩ: Thủ thuật này giúp bác sĩ xác định có triệu chứng rách hoặc thủng màng nhĩ hay không.

Từ các đánh giá ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện thêm một số thủ thuật chẩn đoán hoặc yêu cầu lấy dịch tiết từ tai để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm ống tai ngoài

1. Vệ sinh tai

Dịch tiết ứ đọng có thể gây tắc nghẽn ống tai và làm mất thính lực tạm thời. Vì vậy bác sĩ sẽ yêu cầu vệ sinh tai nhằm cải thiện khả năng nghe và loại bỏ các dịch ứ đọng bên trong tai.

2. Sử dụng thuốc

Bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc nhằm cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm ống tai ngoài
Nhiễm trùng ống tai ngoài chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc nhỏ tai
  • Dung dịch nhỏ tai có chứa axit
  • Thuốc nhỏ tai steroid
  • Thuốc nhỏ tai chống nấm
  • Kháng sinh điều trị tại chỗ

Trong trường hợp cơn đau và triệu chứng không có đáp ứng với thuốc chống viêm tại chỗ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau đường uống như Ibuprofen, Acetaminophen, Naproxen,…

Gợi ý: Viêm tai giữa cấp tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Các cách phòng ngừa viêm ống tai ngoài tái phát

  • Sử dụng nút tai khi bơi lội. Nếu nước chảy vào tai, bạn nên nghiêng tai trong vài phút để nước chảy ra bên ngoài.
  • Khi tắm cần lau khô vùng tai, tránh để nước làm tăng độ ẩm bên trong ống tai.
  • Nên vệ sinh ráy tai bằng dung dịch chuyên dụng, hạn chế sử dụng tăm bông hoặc vật nhọn.
  • Tránh dùng các sản phẩm có độ kích ứng cao như thuốc xịt tóc, nước xịt phòng,… Nếu nghi ngờ sản phẩm chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai, nên thay thế bằng các sản phẩm dịu nhẹ và an toàn hơn.

Viêm ống tai ngoài là bệnh lý khá phổ biến và tương đối dễ điều trị. Tuy nhiên nếu chủ quan trước những biểu hiện của cơ thể, tổn thương ở ống tai ngoài có thể tiến triển và gây ra các ảnh hưởng nặng nề.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa có mủ là một trong các giai đoạn của bệnh tai giữa cấp tính, thường khởi phát…

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, viêm họng và nhiễm trùng…

Đặt ống khí viêm tai giữa khi nào? Quy trình & chi phí

Đặt ống khí viêm tai giữa được chỉ định với trường hợp tắc vòi nhĩ do u vòm họng, viêm…

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Đây là vấn đề được nhiều quan tâm khi mắc phải bệnh…

Khi nhai có tiếng kêu trong tai là bị gì?

Khi nhai có tiếng kêu trong tai, người bệnh đừng nên coi thường. Bởi đây có thể là dấu hiệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua