Đau Nhức Bên Trong Lỗ Tai Phải, Trái là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể gây khó chịu và là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị y tế. Do đó, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đau nhức bên trong lỗ tai có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc cả hai tai là do nhiễm trùng gây ra. Nhiễm trùng tai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Có thể làm ảnh hưởng đến màng nhĩ và các xương trong tai. Điều này có thể gây mất thính giác trong vài tuần hoặc vĩnh viễn.
- Có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể bao gồm xoang mũi và xương xọ nằm sau tai. Điều này có thể gây viêm màng não.
- Đau nhói bên trong tai kéo dài có thể là dấu hiệu vỡ màng nhĩ.
- Gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp và viêm Amidan.
Gợi ý: Bé bị viêm tai giữa chảy mủ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị
Đau nhức bên trong lỗ tai phải, trái là bệnh gì?
1. Ráy tai quá nhiều
Đôi khi sáp tai quá dày hoặc quá nhiều khiến tai không để tự đào thải. Khi đó, ráy tai sẽ từ từ được tích tụ, tăng lên về kích thước, khối lượng dẫn đến tình trạng đau nhức bên trong tai.
Người bệnh có thể dùng dụng cụ lấy ráy rai để lấy ráy tai ra ngoài. Hoặc nếu không thể tự thực hiện các thao tác, hãy đến bệnh viện để được xử lý.
2. Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng tai bên ngoài. Đây là một nguyên nhân gây đau nhức bên trong lỗ tai trái hoặc phải phổ biến.
Tình trạng viêm tai ngoài thường là do nhiễm trùng khi người bệnh cố gắng làm sạch tai bằng tăm bông hoặc các vật khác.
Viêm tai ngoài có thể kèm theo các triệu chứng như:
- Ngứa bên trong tai dữ dội.
- Đỏ xung quanh tai.
- Khiếm thính tạm thời.
- Các cơn đau lan ra mặt hoặc một bên đầu.
Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa đúng cách
3. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng sâu hơn bên trong tai và gây các cơn đau nhức ở tai giữa. Nhiễm trùng tai giữa thường xảy ra cùng với cảm lạnh hoặc cảm cúm. Lúc này các chất lỏng có thể tích tụ bên trong ống tai gây nhiễm khuẩn, hình thành mủ và gây đau nhói bên trong tai.
4. Viêm tai trong
Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các cấu trúc bên trong tai và đôi khi có thể gây nhức đầu, chóng mặt, chảy mủ từ tai.
5. Viêm tai xương chũm
Viêm tai xương chũm thường là do tình trạng nhiễm vi khuẩn do viêm tai giữa mãn tính gây ra. Viêm xương chũm có thể gây ra cơn đau nhói liên tục ở tai. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Sưng và đỏ tai
- Đau phía sau tai
- Sốt
6. Vỡ màng nhĩ
Vỡ màng nhĩ có thể là do nhiễm trùng, tổn thương màng nhĩ hoặc do các tiếng ồn lớn hoặc sấm sét. Điều này sẽ gây ra một cơn đau nhói ở tai. Đôi khi người bệnh có thể bị mất thính giác.
Thông thường vỡ màng nhĩ không cần điều trị, không cần phẫu thuật. Màng nhĩ có xu hướng tự cải thiện sau vài tháng.
7. Sưng niêm mạc sau tai
Viêm và nhiễm trùng tai có thể cản trở không khí lưu thông giữa tai và họng. Tình trạng này gây sưng nang niêm mạc ở phía sau tai, gây áp lực ở tai giữa và gây khô và các cơn đau bên trong tai.
Tham khảo thêm: Viêm tai giữa có những biến chứng nào bạn cần biết?
8. Các bệnh lý mũi và họng gây đau nhức bên trong lỗ tai
- Dị ứng như viêm mũi dị ứng, cảm lạnh hoặc các tình trạng tương tự có thể gây gây đau nhói ở trong tai.
- Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng xoang hàm. Viêm xoang thường gây sưng niêm mạc và tăng tiết dịch ở niêm mạc. Điều này có thể gây tắc nghẽn niêm mạc gây nhiễm trùng, xuất hiện mủ và gây đau.
- Đau họng thường là do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Đau họng làm lượng chất lỏng tăng lên và có thể chảy vào tai giữa và gây các cơn đau nhức ở tai.
- Viêm Amidan hoặc các tình trạng nhiễm trùng khác có thể làm Amidan sưng lên gây đau họng khi nuốt hoặc thở.
9. Các nguyên nhân khác
- Sâu răng, áp xe răng hoặc do mọc răng hàm (răng số 8) có thể dẫn đến các cơn đau tai cùng bên.
- Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) có thể liên quan đến các cơn đau nhói ở trong tai.
- Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm khối u trong tai, viêm mô tế bào, bệnh Zona thần kinh hoặc các bệnh lý khác.
Cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị tình trạng đau nhức bên trong lỗ tai phải, trái là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý. Nhiễm trùng tai có thể trở nên nghiêm trọng và gây khó khăn cho việc điều trị khi nhiễm trùng lan rộng.
Bạn nên tham khảo thêm
- Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
- Tiếng ve kêu trong tai: Nguyên nhân và cách điều trị
Bình luận (7)
Bác cho e hỏi với ạ, e bị đâu nhứt tại từ tôi giờ có sao k ạ
Bác sĩ cho em hỏi em bị nhức tai khoảng 5 hôm nay rồi nhưng ko đau nên ko bt làm sao giờ
Em bị đau tai 3-4 ngày nay dẫn đến mất ngủ vì quá đau, cho hỏi em phải làm sao ạ
Hôm trước lúc tắm xong tự nhiên tai trái của cháu bị nhức . Cháu nghĩ là do nước vào tai trong lúc tắm nên có dùng tăm bông vệ sinh qua . Nó chỉ nhức nhẹ . Cháu nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này ạ?
bác sĩ ơi con bị nhức bên trong tai thì bị lms đấy ạ
Cho e hỏi là việc đau nhứt tai có do nguyên nhân bị côn trùng đốt không ạ? Tai của em có nổi lên một khối sưng nhỏ nhìn thấy được do nằm gần mép tai, nó làm em có tình trạng nhứt cả khớp hàm
Bài viết rất hay cảm ơn bạn