Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bị lùng bùng lỗ tai có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, như viêm tai giữa,, viêm amidan, viêm xoang, hoặc do tổn thương trong ống tai cho tai nạn, chấn thương, côn trùng cắn,… những nguyên nhân này cũng có thể khiến tai bị lùng bùng. 

Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết?
Tình trạng lùng bùng lỗ tai có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa

Vì sao lỗ tai bị lùng bùng, có tiếng?

Tai – Mũi – Họng là những cơ quan có đường ống thông thương, vì thế nếu ống thông này bị viêm hoặc có mủ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh bệnh thì bệnh lý rất dễ lây lan từ cơ quan này sang cơ quan khác. Đường thông đến ống tai gọi là vòi nhĩ hay tai vòi, ống này đảm bảo cho sự lưu thông không khí từ vòm mũi họng lên tai, tạo sự cân bằng áp lực không khí mặt trong và ngoài của màng nhĩ.

Nếu như niêm mạc tai vòi trơn láng, mềm mại thì bạn sẽ không nghe thấy âm thanh bất thường nào trong ống tai. Tuy nhiên nếu như niên mạc mất đi sự mềm mại, điều này sẽ tạo ra phản ứng “vang” âm thanh trong ống tai khi nói chuyện hoặc khi nuốt. Đây là nguyên nhân cơ bản được lý giải cho những trường hợp lùng bùng lỗ tai do bệnh lý Tai – Mũi – Họng gây ra. 

Lùng bùng lỗ tai và ù tai thường do cùng một nguyên nhân gây ra, nguyên nhân chủ quan thương bắt nguồn kích thích bất kỳ tác động lên bộ phận nào đó của tai hoặc của hệ thống chuyển vận luồng thần kinh từ tai lên não.

Mức độ lùng bùng lỗ tai thay đổi từ rất kẽ cho đến luôn xảy ra. Tùy thuộc nguyên nhân mà bệnh nhân chỉ xuất hiện tiếng lùng bùng khi đang ngủ. Tình trạng này kéo dài dễ gây ra mất ngủ, suy nhược tinh thần, ù tai tăng lên khi máu dồn về đầu. Một người có thể bị ù tai ở một hoặc hai bên cùng lúc.

Xem thêm: Xì mũi bị ù tai có sao không? Cách xử lý nhanh chóng

Nguyên nhân gây lùng bùng lỗ tai

Nguyên nhân gây lùng bùng lỗ tai được chia làm hai nhóm, gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân cơ học.

Đối với nguyên nhân cơ học

  • Trường hợp bạn bị tai nạn gây chấn thương hàm hoặc những vị trí tiếp giáp với ống tai sẽ gây ra tình trạng ù tai tạm thời.
  • Những người bị tai nạn, va chạm mạnh khiến đầu va vào vật cả ban đầu cũng sẽ gặp phải tình trạng xuất hiện các âm thanh lùng bùng trong lỗ tai.
  • Những vấn đề về răng miệng, đặc biệt là răng vùng hàm, vị trí đau răng số 8 hàm trên thường gây ra những ảnh hưởng phụ nữ tình trạng lùng bùng lỗ tai..
  • Khi bạn di chuyển với tốc độ nhanh, tai không được bảo vệ, hoặc đi máy bay ở độ cao, sự thay đổi đột ngột của âm thanh và áp suất không khí sẽ làm luồng không khí đẩy vào trong tai nhiều và gây ù tai.
  • Tình trạng chấn thương sọ não, hoặc chấn động mạnh từ âm thanh lớn như nổ lốp,  bom, mìn,… gây tổn thương đến tai và gây đau, ù tai.
  • Những người bị rối loạn tiền đình, thiếu máu hoặc mất máu nhiều, thường xuyên mệt mỏi, suy dinh dưỡng khiến lượng lên não chậm cũng gây triệu chứng tương tự.
  • Sự lão hóa các cơ quan thính giác cũng có thể gây ra hiện tượng thoái hóa ống tai và màng nhĩ, điều này dễ dẫn đến tình trạng, ù tai, lãng tai và điếc,…thường gặp hơn ở những người cao tuổi.
  • Ù tai hoặc lùng bùng lỗ tai cũng là những ảnh hưởng của bệnh nhân tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, hoặc là dấu hiệu muộn của bệnh ung thư ở não.
  • Đối với những nguyên nhân cơ học, tình trạng lùng bùng lỗ tai thường chỉ xảy ra trong thời gian nhất định nhưng người bệnh cũng cần cảnh giác trước nguy cơ điếc hoặc lãng tai về sau.
Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết?
Lùng bùng lỗ tai cũng có thể là dấu hiệu của chấn thương

Lùng bùng lỗ tai do bệnh

Triệu chứng lùng bùng lỗ tai còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý Tai – Mũi – Họng, nghiêm trọng hơn còn có thể là bệnh về não gây ra ảo giác, khiến người bệnh cảm nhận những âm thanh lạ trong tai. Những căn bệnh có dấu hiệu này chủ yếu là:

Bệnh viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài là một trong những bệnh Tai – Mũi – Họng xảy ra khá phổ biến, việc điều trị cần được tiến hành sớm bởi vi khuẩn gây viêm có thể lây từ tai đến những vị trí khác. Nguyên nhân gây viêm ống tai ngoài chủ yếu do vấn đề vệ sinh, vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào ống tai gây viêm nhiễm.

Nếu như không tiến hành điều trị sớm, tai có thể sẽ bị sưng, kèm theo sự xuất hiện của mủ, viêm ống tai ngoài và viêm tai giữa do cùng nguyên nhân gây ra và có những triệu chứng tương tự.

Bệnh xương quai hàm

Những bệnh lý về xương quai hàm cũng là nguyên nhân gây ra chứng lùng bùng lỗ tai. Phổ biến nhất là do người bệnh mắc chứng rối loạn TMJ – một tình trạng rối loạn ở khớp thái dương – hàm.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh là cơn đau xung quanh khu vực khớp xương hàm và các cơ quanh hàm, liên quan đến vị trí áp sát ống tai. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị đau đầu và đau cổ, nhức hai bên vai, hàm co cứng, khó nhai, kèm theo tình trạng ù tai, lùng bùng khó chịu, mất thính giác,…

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một trong những căn bệnh phổ biến nhất, trong đó tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra từ việc người bệnh vệ sinh tai kém, hoặc do ống tai giữa bị nhiễm vi khuẩn và nấm từ dịch xoang, dịch viêm amindan, viêm mũi họng,…

Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau nhức từ bên trong lỗ tai, kèm theo tình trạng chảy dịch hôi trong tai, lỗ tai lùng bùng, sưng hạch góc hàm,… lâu ngày viêm nhiễm có thể làm tổn thương ốc tai.

Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết?
Bệnh viêm tai giữa có thể nhận biết thông qua lượng dịch vàng bất thường chảy ra ngoài tai

Bệnh xơ cứng tai

Tình trạng xơ cứng tai là một trong những bệnh lý nguy hiểm do rối loạn di truyền gây ra. Đặc điểm chung là tình trạng xơ cứng vùng xơ vữa xảy ra ở trong lớp sụn của xương thái dương. Lùng bùng lỗ tai là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, phụ nữ dễ dàng mắc phải căn bệnh này so với nam giới. Xơ cứng tai là nguyên nhân gây ra bệnh điếc dẫn truyền hay điếc thần kinh giác quan.

Phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị xơ cứng tai, biến chứng cũng rất cao, đặc biệt là nguy cơ để lại sẹo có thể cản trở âm thanh đến tai.  Ngoài ra bệnh xơ cứng tai cũng là bệnh di truyền, nếu như gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ bị bệnh của bạn sẽ cao hơn, đặc biệt là mối quan hệ di truyền từ bố mẹ sang con.

Do chấn thương ở vùng đầu cổ

Chấn thương là một trong những nguyên nhân cơ học chính gây ra tình trạng lùng bùng lỗ tai. Khi bị chấn thương ở đầu, ống tai liên kết giữa Tai – mũi – họng rất dễ bị tổn thương. Nếu như sau chấn thương mà bạn gặp phải những triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai,… đây có thể là biểu hiện của chấn thương ở khu vực tiền đình.

Người bệnh cần thăm khám sớm trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Ban đầu có thể chỉ là hiện tượng ù tai hoặc lùng bùng, đau tai thành từng cơ đơn thuần, sau đó nếu như vết thương tụ máu hoặc viêm thì những cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng rất nhanh. 

Thoái hóa ốc tai

Lão hóa gây ra nhiều vấn đề ở thính giác, đặc biệt là nguy cơ thoái hóa ốc tai đối với nhóm người trên 60 tuổi. Bởi do ốc tai bị thoái hóa nên khả năng tiếp nhận âm thanh của người cao tuổi thường kém hẳn. Đặc trưng là tình trạng lãng tai hoặc ù tai, bệnh nhân thường xuyên nghe thấy tiếng gió hú hoặc tiếng ù trong tai. Lão hóa ốc tai không có  hưởng đến giao tiếp và cuộc sống thường ngày.

Tình trạng lùng bùng lỗ tai còn cảnh báo các bệnh nguy hiểm khác, như chấn thương ở não sinh ra ảo giác, hoặc dấu hiệu của bệnh Meniere làm tăng lượng dịch nhầy ở tai trong. Những bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường cũng thường gặp phải tình trạng ù tai nếu đường huyết và huyết áp thiếu ổn định. Ở trẻ em, lùng bùng lỗ tai trong thời gian dài có nguy cơ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ và cũng có thể đây là dấu hiệu của khiếm thính bẩm sinh.

Điều trị lùng bùng lỗ tai

Đối với những người bị lùng bùng lỗ tai do nguyên nhân bệnh lý, như viêm tai giữa, viêm ống tai, hoặc nếu chấn thương thì cần điều trị theo đúng chuyên môn.

Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để duy trì khả năng nghe. Trường hợp lỗ tai chỉ bị lùng bùng nhẹ, viêm tai tạm thời thì bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà. Hạn chế những ảnh hưởng đến sinh hoạt và nghỉ ngơi.

Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết?
Chẩn đoán trong quá trình thăm khám giúp người bệnh có hướng điều trị lùng bùng lỗ tai hiệu quả

Không tiếp xúc với âm thanh lớn

Nếu như các tổn thương ở tai vẫn chưa phục hồi thì người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn. Có đến hơn 30% những trường hợp lùng bùng lỗ tai và ù tai gặp phải chấn thương do tiếp xúc với âm thanh quá lớn. Vì thế việc hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn sẽ giúp hạn chế được những tổn thương xảy ra, ngăn ngừa được những diễn tiến nặng hơn. 

Người bệnh cần hạn chế đến những nơi có âm thanh lớn, chủ động bảo vệ tai khỏi tiếng ồn lớn nếu như điều kiện sống hoặc làm việc có những tiếng ồn này. Cần có thời gian để đôi tai được nghỉ ngơi khi phải nghe hoặc làm việc nhiều giờ trong môi trường có tiếng ồn. Nếu bạn sử dụng tai nghe, hãy giảm âm lượng và không dùng tai nghe nhiều hơn 60 phút.

Tiếp xúc với âm thanh tự nhiên

Việc lắng nghe những âm thanh tự nhiên như tiếng nước chảy, tiếng mưa hay tiếng chim hót không có hiệu quả điều trị bệnh lý gây lùng bùng lỗ tai nhưng sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng khó chịu do tiếng ồn ở lỗ tai gây ra. Những âm thanh dễ chịu này sẽ lấn át tiếng kêu trong tai, từ đó giúp khả năng lắng nghe của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết?
Bạn cần tránh xa tiếng ồn nếu như tai bị lùng bùng hoặc có vấn đề bất thường nào khác

Ăn uống đủ chất và đảm bảo khoa học

Một chế độ dinh dưỡng đủ chất và đảm bảo tính khoa học sẽ giúp việc điều trị bệnh về tai đạt kết quả tốt hơn. Các chuyên gia thính học khuyến khích, người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm chức axit béo omega-3 và vitamin D vì có thể ngăn ngừa tình trạng viêm tai giữa và các bệnh thường gặp ở Tai – Mũi – Họng.

Một số loại thực phẩm dinh dưỡng khác như rau bina, đậu, bông cải xanh hay  các loại hạt cũng rất bổ dưỡng dưỡng và cần thiết cho người bị ù tai. Thành phần chính của những thực phẩm này là vitamin và các chất chống oxy hóa, axit folic cũng rất dồi dào. Từ đó hạn chế được sự hình thành các gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây ung thư phổ biến.

Tập luyện đúng cách

Nên tập thể dục thường xuyên kết hợp cùng chế độ ăn uống cân bằng bổ dưỡng, và quan trọng nhất là phải giảm căng thẳng. Những yếu tố này góp phần tăng cường lưu thông máu, giúp hệ thống lưu thông ở mạch máu quanh khu vực này được khỏe mạnh. Từ đó ngăn chặn được nhiều bệnh lý gây lùng bùng lỗ tai.

Sử dụng thảo dược điều trị

Nhiều bài thuốc từ thảo dược được ứng dụng trong điều trị chứng lùng bùng lỗ tai. Để tình trạng sớm được cải thiện, bạn hãy thực hiện những cách điều trị ù tai tại nhà được gợi ý bên trên.

Theo các chuyên gia, một số cây thuốc trị ù tai được sử dụng nhiều nhất trong dân gian hiện nay như kinh giới cay (Oregano), dầu dừa, hoa lạc tiên, gừng hay cây cối xay… Đây đều là những vị thảo dược có tính chống sưng viêm, chữa viêm tai giữa hiệu quả.

Khi điều trị bằng thảo dược, mặc dù kết quả không đảm bảo mang tính tuyệt đối nhưng phần nào có thể đảm bảo được chức năng thận được bảo vệ. Tăng cường lưu thông khí huyết, từ đó đảm bảo tăng cường các dưỡng chất đến nuôi dưỡng thần kinh tai và hỗ trợ bệnh nhân giảm đau, chống viêm trong trường hợp có viêm nhiễm xảy ra bên trong tai.

Điều trị lùng bùng lỗ tai bằng thuốc Tây

Những loại thuốc dùng điều trị lùng bùng lỗ tai, ù tai không tìm được nguyên nhân như etidronate hoặc sodium fluoride, alprazolam,… được dùng dưới dạng thuốc kê đơn. Đối với nhóm thuốc uống, bệnh nhân có thể dùng thuốc bổ sung kẽm, etidronate hoặc sodium fluoride, an thần carbamazepine, hoặc kết hợp cùng với vitamin.

Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết?
Sử dụng thuốc nhỏ chuyên dụng hoặc nước muối vệ sinh tai hàng ngày

Ngoài ra alprazolam cũng được chỉ định dùng chữa bệnh về tai vì thuốc có thể tác động lên não và dây thần kinh nằm trong hệ thống thần kinh trung ương. Bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe, tuổi tác của từng bệnh nhân mà tăng hoặc giảm liều dùng. Trường hợp cần sử dụng thuốc nhỏ lỗ tai sẽ dùng xuyên suốt trong thời gian chỉ định của bác sĩ.

Bài tập giảm lùng bùng lỗ tai

Với bài tập này, người bệnh có thể thực hiện tại nhà hàng ngày để tránh sự khó chịu mỗi khi lỗ tai lùng bùng có tiếng. Thực hiện các động tác đơn giản như hướng dẫn sau:

Cách 1:

  • Áp hai lòng bàn tay lên hai tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn đến khi bạn có cảm giác tai bắt đầu nóng lên. 
  • Tiếp tục đưa ngón tay vào lỗ tai và kéo ra nhanh, làm nhanh lặp đi lặp lại khoảng 50 lần. 

Cách 2:

  • Hoặc bạn có thể gõ trống tai bằng cách úp lòng bàn tay vào 2 bên tai, các ngón tay xuôi về phía sau, hơi khum lại, ấn thành nhịp một nặng một nhẹ 30 lần. 
  • Tiếp đó bạn dùng 2 ngón trỏ và giữa gõ vào phía sau tai khoảng 30 lần. 

Cách 3:

  • Trường hợp tình trạng lùng bùng lỗ tai kéo dài thì trị bằng cách rang một ít muối hạt cho vào khăn mỏng, chườm quanh tai khi còn ấm.
  • Chườm muối ấm có tác dụng giảm lùng bùng lỗ tai và giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều

Bài thuốc dân gian chữa lùng bùng lỗ tai

Điều trị lùng bùng lỗ tai thì tùy theo nguyên nhân, và đối tượng. Nếu như bệnh lý nặng cần được điều trị chuyên môn hoặc phẫu thuật.  Ngược lại nếu như bệnh không nghiêm trọng, chủ yếu do cơ địa rối loạn thì người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc nam đơn giản như sau:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10g rau má và lá dâu, 12g tơ hồng xanh và 16g thổ phục linh. Đem các bài thuốc trên đi rửa sạch và cho vào ấm sắc uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần tùy số lượng phân chia khẩu phần, nên uống sau bữa ăn để tăng hiệu quả.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 16g đỗ đen và 12g tất cả các loại hà thủ ô, tơ hồng xanh, dây chiều, hoài sơn. Nên làm sạch kỹ các vị thuốc này và sao vàng, sau đó cho vào ấm sắc cùng lượng nước gấp đôi. Trong vòng 30ph sau lọc lấy nước thuốc để uống.

Bài thuốc 3: Chuẩn bị 12g đỗ đen, 6g cúc hoa, 10g vừng đen, 6g lá tre và 8g rau má, 10g nhân trần. 1 thang thuốc này sắc uống trong 1 ngày. Lượng nước gấp 3 lượng thuốc trong mỗi lần sắc, đun lấy nửa bát, uống thuốc lúc còn ấm, mỗi ngày uống thuốc 2 lần vào buổi sáng, chiều.

Những điều cần lưu ý khi bị lùng bùng lỗ tai

Khi bị lùng bùng lỗ tai, người bệnh nên lưu ý thực hiện các nguyên tắc sau để hạn chế những tổn thương xảy ra. Cụ thể:

Bị lùng bùng lỗ tai là bệnh gì? Làm sao hết?
Tuyệt đối không rái tai bằng tăm bông hay bất kỳ vật dụng nào khác đưa vào trong tai
  • Từ bỏ thói quen dùng tăm bông ngoáy tai, do ống tai tròn có ráy tai nên khi đút tăm bông có thể đút nhầm vào màng nhĩ, đây là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng viêm ống tai ngoài cấp, gây sưng đau tai. 
  • Không dùng bông gòn hay các loại bịt tai có chứa sợi bông, nếu các sợi bông này bám lại trong lỗ tai thường xuyên sẽ làm lông trong ống tai rụng hết, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận âm thanh của ống tai.
  • Vệ sinh lỗ tai bằng nước muối sinh lý trước và sau khi đi ra đường, nhằm loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh tích tụ sâu trong ống tai.
  • Cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh,  khi ngủ hoặc làm việc nên hạn chế để quạt thổi thẳng vào đầu mặt cổ, hạn chế máy lạnh, thường xuyên vệ sinh máy điều hòa.
  • Người bệnh không nên hút thuốc lá, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, ra đường nên đeo khẩu trang, bởi bất kỳ bệnh lý nào ở đường hô hấp cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến tai.

Khi bị ù tai, lùng bùng lỗ tai ở mức nghiêm trọng, hoặc thậm chí là bị điếc tai đột ngột hoặc có tiếng kêu trong tai thì người bệnh cũng cần cảnh giác với bệnh ung thư vòm họng, bệnh ung thư tai hoặc ở bệnh nhân tâm thần hoang tưởng… Vì thế nên khi có bất thường trong tai , người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có hướng điều trị sớm.

Bị lùng bùng lỗ tai là dấu hiệu của nhiều vấn đề, trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm tai giữa. Để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc đúng cách, người bệnh nên thăm khám và kiểm tra càng sớm càng tốt. Việc này giúp bệnh được điều trị triệt để, tránh lây nhiễm vi khuẩn sang những vùng cơ quan lân cận và phòng ngừa nguy cơ điếc xảy ra.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:
Các dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu cần phát hiện sớm

Ung thư thanh quản giai đoạn đầu là giai đoạn ung thư thanh quản ít nghiêm trọng nhất. Ở giai…

Cách trị viêm xoang bằng rau diếp cá hiệu quả nhanh

Cách trị viêm xoang bằng rau diếp cá là cách dân gian được nhiều người áp dụng. Nếu bạn chưa…

Thuốc xịt mũi Xisat người lớn: Công dụng, cách dùng

Thuốc xịt mũi Xisat có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, làm loãng dịch nhầy và cải thiện tình trạng…

Viêm họng cấp ở người lớn – Không điều trị sớm sẽ hối hận

Bệnh viêm họng cấp ở người lớn thường liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu không được điều…

chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam Cách chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam tại nhà

Chữa viêm VA cho bé bằng thuốc nam là một trong những cách được nhiều bậc phụ huynh chọn lựa…

Bình luận (3)

  1. Hương
    Hương says: Trả lời

    Bác sĩ cho em hỏi. Mẹ em bị lùng bùng lỗ tai trong gần tháng nay là bị gì vậy ạ. Dùng thuốc cũng ko thấy hiệu quả

  2. Nguyễn thị thái hồng
    Nguyễn thị thái hồng says: Trả lời

    Cần làm gì để hết bị ù tai ạ?

  3. Nguyễn thị thái hồng
    Nguyễn thị thái hồng says: Trả lời

    Làm gì để hết lùng bùng tai ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua