Viêm Tủy Răng Có Mủ: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý, Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp, có nguy cơ gây mất răng cao. Viêm tủy răng có mủ là một dạng của viêm tủy răng, xảy ra khi răng nướu bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, tạo nên áp xe quanh chân răng. Tình trạng này cần được nhanh chóng thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây viêm tủy răng có mủ 

Viêm tủy răng có mủ là bệnh xuất hiện khi chúng ta bị viêm tủy răng ở giai đoạn nặng mà không thăm khám, điều trị hoặc có biện pháp can thiệp phù hợp. Tủy răng là thành phần quan trọng trong cấu trúc của răng, có chứa các mô liên kết, mạch máu, bó mạch thần kinh. Có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho răng, đảm nhận vai trò cảm nhận cảm giác, tạo ngà răng bảo vệ mô tủy.

Viêm tủy răng có mủ xảy ra khi bệnh viêm tủy răng không được điều trị kịp thời
Viêm tủy răng có mủ xảy ra khi bệnh viêm tủy răng không được điều trị kịp thời

Viêm tủy răng có mủ là tình trạng răng miệng, đặc biệt là tủy răng bị vi khuẩn tấn công. Gây ra nhiễm trùng và tạo thành các ổ áp xe ở quanh chân răng. Tình trạng này còn được gọi là nhiễm trùng các tế bào quanh răng và mô tủy. Thường gây ra các triệu chứng đau nhức dữ dội, khó chịu ở răng, kèm theo có mủ chảy ra ở chân răng, răng nhạy cảm với thực phẩm lạnh…

Đây là bệnh lý nghiêm trọng, thường xuất phát từ những nguyên nhân sau: 

1. Thói quen chăm sóc răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng thường xảy ra ở người có men răng yếu, sức khỏe kém. Đặc biệt, đa phần những người mắc bệnh lý răng miệng đều là do chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng thiếu khoa học. Thường xuyên dùng tăm, ít đánh răng, không dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng… tạo điều kiện tích tụ mảng bám, vôi răng trên răng. Điều này khiến các vi khuẩn gây bệnh trong miệng phát triển, gây ra các bệnh về răng miệng trong đó có viêm tủy răng.

Ngoài ra, viêm tủy răng còn có thể xảy ra khi chúng ta không đi lấy vô răng mà dùng vật nhọn tự lấy vôi răng tại nhà. Điều này vô tình khiến nướu tổn thương gây viêm nhiễm. Do đó, bạn tốt nhất không nên dùng tăm xỉa răng hay vật nhọn để lấy mảng bám ở nướu răng. Nên thăm khám nha khoa định kỳ và lên lịch cạo vôi răng để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. 

2. Viêm tủy răng có mủ do bệnh về răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng nếu không được sớm thăm khám và điều trị cũng có thể là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của bệnh viêm tủy răng có mủ. Các bệnh này thường là:

  • Sâu răng: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm tủy răng có mủ. Sâu răng xuất hiện do vi khuẩn tấn công và tạo lỗ sâu trên răng. Nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ tấn công ngà răng, vào đến tủy răng và gây ra viêm tủy. 
  • Viêm nha chu: Là tình trạng viêm nhiễm ở tổ chức quanh răng. Viêm nha chu nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến tủy răng, làm suy giảm chức năng nhai, nghiêm trọng hơn còn có thể gây nguy cơ mất răng. 

3. Nguyên nhân khác

Tình trạng viêm tủy răng có mủ đôi khi còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương do thực hiện các thủ thuật nha khoa
  • Thói quen xấu ảnh hưởng đến men răng như ăn nhiều đồ ngọt, đồ chua, đồ lạnh…
  • Do bệnh tiểu đường, nội tiết, đề kháng yếu, tác dụng phụ của thuốc…  

Như vậy, nguyên nhân chính gây viêm tủy răng có mủ là do bệnh viêm tủy răng lâu ngày không được điều trị. Về lâu dài, bệnh gây ra các ổ áp xe ở chân răng và cuống răng, tạo thành các ổ viêm có mủ. Bệnh nếu không được sớm thăm khám, điều trị có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng ở chân răng, có nguy cơ gây mất răng. Thậm chí, nếu các ổ mủ di chuyển vào máu còn có nguy cơ gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Triệu chứng nhận biết viêm tủy răng có mủ 

Ngay khi có các triệu chứng của các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng, viêm tủy răng, viêm tủy răng có mủ, bạn cần nhanh chóng thăm khám nha khoa, bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị. Một số triệu chứng của bệnh viêm tủy răng có mủ có thể kể đến như:

  • Đau nhức răng thường xuyên, đau ở vị trí răng bị viêm và lan tỏa ra các khu vực như hàm, tai, cổ
  • Đau nghiêm trọng hơn về đêm, đặc biệt là khi thức ăn rơi vào vị trí tủy bị viêm 
  • Đau đầu, đau khi nhai thức ăn ở khu vực răng bị viêm tủy
  • Nướu răng sưng, có màu đỏ, ấn vào có cảm giác mềm mềm, rất đau
  • Mặt bên răng có cảm giác sưng lên, nóng nhẹ 
  • Vùng chân răng có mủ, mùi hôi miệng nồng hơn bình thường… 
  • Một số trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng như nổi hạch, sốt cao…
Viêm tủy răng có mủ có thể gây sưng má, nổi hạch
Viêm tủy răng có mủ có thể gây sưng má, nổi hạch ở bên có răng bị viêm

Theo các bác sĩ, các triệu chứng của bệnh viêm tủy răng có mủ thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về răng miệng thông thường. Điều này khiến bệnh nhân chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị, hậu quả là gây ra các biến chứng như hoại tử tủy răng, răng lung lay, nguy cơ mất răng sớm, ổ mủ di chuyển vào máu… 

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tủy răng có mủ 

Như đã đề cập, các triệu chứng của bệnh viêm tủy răng có mủ là những triệu chứng điển hình của các bệnh lý về răng miệng. Rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý nha khoa khác. Do đó, bên cạnh việc thăm khám qua triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết quả chính xác nhất. Phương pháp chẩn đoán viêm tủy răng có mủ như sau:

  • Khai thác các triệu chứng lâm sàng mà bệnh nhân gặp phải
  • Quan sát trực tiếp các tổn thương ở răng miệng
  • Khai thác thói quen, lối sống của bệnh nhân để xác định nguyên nhân
  • Kiểm tra, đánh giá mức độ viêm của tủy răng bằng dụng cụ chuyên dụng
  • Trong trường hợp cần thiết, cần chụp X-quang để kiểm tra tình trạng tủy… 

Biện pháp điều trị viêm tủy răng có mủ 

Nhìn chung, phương pháp điều trị viêm tủy răng và viêm tủy răng có mủ là tương đối giống nhau. Nguyên tắc điều trị là phải cô lập vùng bị viêm nhiễm, làm giảm các triệu chứng khó chịu và loại bỏ ổ viêm nhiễm. Sau đó sẽ tiến hành trị viêm tủy răng bằng cách hàn kín hệ thống ống tủy. Đồng thời, tùy vào tình trạng viêm, khả năng hồi phục mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cách điều trị viêm tủy răng có mủ thường gặp như sau:

1. Điều  trị bằng thủ thuật nha khoa

Viêm tủy răng có mủ là bệnh không thể tự phục hồi, do đó, việc dùng thuốc hay tự điều trị tại nhà chỉ giúp giảm đau, cải thiện triệu chứng, không thể chữa dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy, khi có triệu chứng của bệnh, bạn cần thăm khám bác sĩ, nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Cách loại bỏ ổ viêm nhiễm:

  • Dẫn lưu mủ bằng một vết cắt nhỏ trên vị trí sưng viêm
  • Lấy dị vật nằm trong nướu ra (nếu có)
  • Cạo vôi răng, cao răng để làm sạch chân răng
  • Lấy tủy răng, nhổ răng nếu bệnh nghiêm trọng.
Viêm tủy răng có mủ không thể tự hồi phục mà phải có sự can thiệp chuyên môn
Viêm tủy răng có mủ không thể tự hồi phục mà phải có sự can thiệp chuyên khoa

Phương pháp điều trị với tình trạng tủy không thể hồi phục là:

  • Gây tê ở vị trí tủy tổn thương
  • Khoan tới vị trí tủy răng, bơm rửa sạch hoàn toàn ống tủy, loại bỏ túi viêm
  • Tạo hình ống tủy và tiến hành hàn kín với hệ thống ống tủy theo không gian ba chiều. 

Với tình trạng viêm tủy có mủ có hồi phục, bệnh nhân sẽ được chụp tủy với hydroxit canxi hoặc MTA. Sau đó làm sạch, sửa soạn lại xoang hàn, tiến hành đặt hydroxit canxi để kháng khuẩn, bảo vệ mô tủy, tạo điều kiện để mô tủy phục hồi và dùng các vật liệu phù hợp để trám bít xoang hàn. 

2. Điều trị bằng thuốc 

Trước khi tiến hành các thủ thuật nha khoa, để ngăn ngừa viêm nhiễm, điều trị ổ mủ, các bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc điều trị phù hợp. Có thể kể đến như:

  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại. Thường là doxycylcin, spiramycin, metronidazol…
  • Thuốc chống viêm: Có tác dụng chống viêm, cải thiện tình trạng viêm đau, sưng nóng đỏ ở chân răng. Có thể kể đến như alphachymotrypsin, corticoid… 
  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng giúp kiểm soát tình trạng đau nhức, ê buốt quá mức. Thường là ibuprofen, paracetamol, Efferalgan…
  • Thực phẩm bổ sung: Có tác dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngừa xung huyết nướu và tủy răng. Thường là các thực phẩm bổ sung vitamin C, canxi, magie, rutin… 

Biện pháp phòng ngừa viêm tủy răng có mủ

Để phòng ngừa viêm tủy răng cũng như các bệnh lý về răng miệng khác, bạn cần chú ý hơn trong thói quen chăm sóc răng miệng và ăn uống. Cụ thể:

  • Nên chăm sóc răng miệng cẩn thận, đánh răng ít nhất 2 – 3 lần/ngày
  • Chọn loại kem đánh răng, bàn chải, nước súc miệng phù hợp
  • Không sử dụng tăm xỉa răng, tốt nhất nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi
  • Tăng cường uống nhiều nước, tránh sử dụng các thực phẩm quá cay, quá nóng, quá lạnh
  • Hạn chế sử dụng đồ ngọt, thức ăn nhiều tinh bột, thức uống có cồn, cà phê, thuốc lá… 
  • Nên đi khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.

Một số lưu ý khi bị viêm tủy răng có mủ

Khi bị căn bệnh này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Viêm tủy răng có mủ không phải là bệnh có thể tự phục hồi, tự khỏi. Bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng nếu không được kịp thời phát hiện, có biện pháp can thiệp phù hợp. 
  • Tốt nhất khi bị viêm tủy răng, bạn cần nhanh chóng thăm khám nha khoa, bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý mua thuốc hay áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Trong quá trình điều trị, cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc điều trị. 
  • Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, tránh dùng tăm xỉa răng để không làm tổn thương nướu răng. 

Tóm lại, viêm tủy răng có mủ là tình trạng viêm tủy răng không được điều trị. Dẫn đến sự xuất hiện của các ổ áp xe ở chân răng và cuống răng, từ đó gây ra các ổ viêm có mủ. Đây là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị đúng cách không thể tự điều trị tại nhà được.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nhiễm trùng tủy răng Nhiễm Trùng Tủy Răng Là Thế Nào? Những Ai Dễ Bị Bệnh?
Nhiễm trùng tủy răng là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Bệnh…
Lấy tủy răng là phương pháp điều trị thường được chỉ định cho trường hợp viêm tủy không hồi phục, hoại tử tủy Lấy Tủy Răng Không Sạch: Mối Nguy Hại Cho Răng Miệng

Lấy tủy răng thường được chỉ định cho những trường hợp tủy viêm không hồi phục, tủy hoại tử để…

Phương pháp đặt thuốc diệt tủy răng chỉ thích hợp thực hiện khi bà bầu mang thai 3 tháng giữa Đặt Thuốc Diệt Tủy Răng Khi Mang Thai Có Gây Hại Không?

Đặt thuốc diệt tủy răng là phương pháp điều trị tủy răng được chỉ định cho trường hợp răng chưa…

Viêm chóp răng Viêm Chóp Răng: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán và Chữa Trị

Viêm chóp răng là một trong những bệnh lý răng miệng khá nghiêm trọng dễ bị nhầm lẫn với sâu…

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Viêm Tủy Răng Có Thật Sự Tốt?

Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng là một trong những giải pháp trị bệnh được áp dụng…

Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh viêm tủy răng không hồi phục Tuỷ Răng Bị Hoại Tử Là Do Đâu? Cách Kiểm Tra và Điều Trị

Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nặng của bệnh viêm tủy răng, khi người bệnh mắc viêm tủy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua