Lấy Tủy Răng Có Chích Thuốc Tê Không? Nha Sĩ Giải Đáp
Lấy tủy răng là một trong những phương pháp thường được chỉ định trong điều trị tủy răng. Khi điều trị tủy răng, nhiều người hay băn khoăn không biết lất tủy răng có chích thuốc tê không, khi nào không được chích thuốc tê khi lấy tủy. Các thắc mắc về việc sử dụng thuốc tê trong điều trị tủy răng sẽ được các bác sĩ của Trung tâm Thuốc Dân Tộc giải đáp trong bài viết dưới đây.
Lấy tủy răng có chích thuốc tê không?
Lấy tủy răng là phương pháp thường dùng trong điều trị tủy răng nhằm loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tủy răng tùy vào tình trạng viêm tủy răng. Với trường hợp viêm tủy răng có thể hồi phục, bác sĩ chỉ lấy đi phần tủy bị viêm rồi che tủy và hồi phục phần tủy còn lại.
Đối với trường hợp viêm tủy răng không hồi phục và tủy răng bị hoại tử thì bắt buộc phải lấy tủy hoàn toàn để ngăn ngừa ổ nhiễm trùng lan rộng, bảo tồn răng và tránh làm ảnh hưởng đến các răng khác.
Lấy tủy răng là thủ thuật nha khoa tương đối phức tạp, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra răng, chụp x-quang nhằm xác định mức độ viêm, hướng điều trị.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ làm sạch răng, tiến hành gây tê giảm đau, đặt đế cao su và thực hiện kỹ thuật diệt tủy răng với dụng cụ chuyên dụng. Sau đó sẽ chụp x-quang để kiểm tra lại lần nữa nhằm đảm bảo quá trình lấy tủy không có gì sai sót rồi mới trám bít ống tủy với vật liệu nha khoa chuyên dụng.
Như vậy, với thắc mắc, lấy tủy răng có chích thuốc tê không thì câu trả lời chính là có. Theo quy trình lấy tủy răng chuẩn nha khoa, gây tê giảm đau là bước thứ 2 được thực hiện trong quy trình này.
Đa số các trường hợp lấy tủy răng điều được chỉ định gây tê để giảm ê buốt, khó chịu, đau nhức cho người bệnh trong suốt quá trình trường hợp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt người bệnh sẽ không cần hoặc không thể gây tê khi lấy tủy.
Tham khảo thêm: Thuốc diệt tủy răng: Nên dùng khi nào? Làm gì khi nuốt phải?
Lấy tủy răng khi nào không được chích thuốc tê?
Việc lấy tủy răng có chích thuốc tê hay không phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của bác sĩ sau khi thăm khám, tìm hiểu sức khỏe, tiền sử bệnh án, dị ứng thuốc của bệnh nhân. Do đó, để xác định chắc chắn câu trả lời cho thắc mắc lấy tủy răng có chích thuốc tê không thì bạn phải thăm khám bác sĩ.
Trường hợp cần tiêm thuốc tê khi lấy tủy
Đa phần các trường hợp được chỉ định lấy tủy răng đều được chích thuốc tê giảm giảm đau nhức, khó chịu, giúp quá trình lấy tủy được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn. Lấy tủy răng sẽ thường được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Tủy răng chưa bị viêm, hoại tử hoàn toàn, các dây thần kinh cảm thụ và dẫn truyền cảm giác vẫn còn hoạt động. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức, khó chịu khi bị viêm tủy răng. Tiêm thuốc tê là cần thiết cho trường hợp này vì quá trình lấy tủy rất phức tạp, sẽ gây ra đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
- Các trường hợp người bệnh có sức khỏe bình thường, không mắc bệnh lý khác, không sử dụng loại thuốc điều trị khác có thể tương tác với thuốc tê và không có tiền sử dụng ứng sẽ được chỉ định tiêm thuốc tê để giảm đau.
Như vậy, tiêm thuốc gây tê giảm đau có thể áp dụng cho người sức khỏe bình thường, không dị ứng thuốc. Với trường hợp người bệnh từng có tiền sử dị ứng hoặc có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng, đang dùng thuốc điều trị thì nên thông báo với bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp, đảm bảo an toàn cho bản thân. Sau 5 – 10 phút chích thuốc, thuốc gây tê sẽ phát huy tác dụng, điều này giúp bạn không còn đau nhức trong suốt quá trình lấy tủy răng.
Trường hợp nào không thể tiêm thuốc tê khi lấy tủy
Bên cạnh những trường hợp đã đề cập, thuốc gây tê sẽ không thật sự cần thiết hoặc không được sử dụng khi:
- Người bệnh đã bị hoại tử tủy, chết tủy hoàn toàn, không còn cảm giác được đau nhức khó chịu. Đối với trường hợp này, việc gây tê có thể không thật sự cần thiết nên bác sĩ sẽ lấy tủy trực tiếp mà không dùng đến thuốc tê.
- Đối với những trường hợp bị dị ứng thuốc tê, chưa chết tủy hoàn toàn thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc diệt tủy răng để điều trị. Thuốc diệt tủy răng có chứa thành phần chính là Asen (thạch tín), được chỉ định cho trường hợp răng chưa chết tủy hoặc chết tủy một phần mà dị ứng thuốc tê.
- Ngoài ra, thuốc gây tê không được sử dụng cho trường hợp mang thai, rối loạn đông máu, mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý khác.
Chích thuốc tê răng khi lấy tủy có đau không?
Nhìn chung, đa phần các trường hợp đều sẽ được gây tê trước khi lấy tủy, chỉ trừ những trường hợp dị ứng thuốc tê, mắc bệnh lý. Đây cũng là lý do khiến nhiều người thắc mắc chích thuốc tê răng có đau không. Hẳn bạn đã biết, tủy răng được mệnh danh là nguồn sống của răng, có chứa nhiều dây thần kinh, mạch máu, đóng vai trò nuôi dưỡng răng và dẫn truyền cảm giác.
Đối với trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử, để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành mở một đường trên thân răng bằng cách khoan nhằm tiếp cận với mô tủy bị viêm. Tiếp đó sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để hút hết tủy viêm ra ngoài.
Nếu không được gây tê, các dây thần kinh vẫn còn hoạt động thì cảm giác đau nhức sẽ vô cùng nghiêm trọng. Gây tê không chỉ giúp giảm đau, tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân mà còn giúp quá trình điều trị được suôn sẻ hơn.
Thuốc gây tê sẽ được chích vào vùng lợi ở vị trí gần nhất với răng được lấy tủy, làm mất cảm giác đau ở vị trí này. Tác dụng của thuốc thường kéo dài lên đến 2 giờ nên bạn không cần lo rằng thuốc sẽ hết tác dụng trong quá trình lấy tủy.
Với thắc mắc tiêm thuốc tê cho răng có đau không thì câu trả lời là hơi nhói một tí, tuy nhiên, cơn đau từ kim tiêm chỉ bằng 1/1000 cơn đau viêm tủy răng. Quá trình tiêm gây tê diễn ra rất nhanh, chỉ như một con kiến, con muỗi đốt mà thôi, sau 5 phút là thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng.
Tham khảo thêm: Đặt Thuốc Diệt Tủy Răng Khi Mang Thai Có Gây Hại Không?
Các rủi ro có thể xảy ra khi chích thuốc tê trước khi lấy tủy răng
Như vậy, với thắc mắc lấy tủy răng có chích thuốc tê không thì câu trả lời là có nếu sức khỏe bạn bình thường, không bị dị ứng thuốc tê, không có tiền sử tương tác thuốc và không mắc bệnh lý tiểu đường, rối loạn đông máu hay mắc bệnh tim mạch. Đa phần các trường hợp được chỉ định tiêm thuốc gây tê trước khi lấy tủy răng điều bình thường, sức khỏe ổn định, không có bất thường gì xảy ra.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh không khai báo chi tiết tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc, các loại thuốc đang sử dụng. Cơ sở nha khoa không đảm bảo chất lượng, sử dụng thuốc tê không có nguồn gốc rõ ràng, tay nghề người tiêm thuốc không đảm bảo thì có thể gặp phải một số rủi ro sau:
- Dị ứng thuốc tê: Dị ứng thuốc tê rất hiếm gặp, chủ yếu là ngộ độc thuốc tê do loại thuốc sử dụng không đảm bảo. Lúc này, cơ thể sẽ sinh ra các biểu hiện lâm sàng như nổi mề đay, da nổi mẩn đỏ, đau bụng, người mệt mỏi, khó thở, đau đầu, chóng mặt, sốt cao, có cảm giác nóng rang người… Nếu ngộ độc thuốc tê, người bệnh sẽ bị khó thở, suy hô hấp, huyết áp giảm, nhịp tim không ổn định, tê quanh môi và đầu lưỡi…
- Sốc phản vệ: Là phản ứng nghiêm trọng nhất của dị ứng thuốc tê, xảy ra khi hệ miễn dịch mẫn cảm với thành phần của thuốc. Sốc phản vệ rất nguy hiểm, có rất nhiều trường hợp bị sốc phản vệ do dị ứng thuốc đe dọa đến tính mạng thậm chí gây tử vong. Do đó, bạn cần chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy để điều trị tủy răng.
- Sưng đau mô nướu: Sưng đau nướu cũng là một trường hợp có thể xảy ra khi tiêm thuốc tê, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Gãy kim tiêm: Gãy kim tiêm trong quá trình chích thuốc tê có thể xảy ra, lý do là do tay nghề người tiêu thuốc yếu kém, bệnh nhân cử động mạnh, đột ngột hoặc kim kém chất lượng, bị luộc hấp nhiều lần… Hướng xử lý là dùng kẹp gắp đầu kim tim ra, nếu gãy bên trong mô nướu thì phải rạch lợi để lấy ra ngoài.
Thực tế, các rủi ro có thể xảy ra khi chích thuốc gây tê tương đối hiếm, các trường hợp dị ứng đa phần đã được sàng lọc cẩn thận trong quá trình thăm khám. Tuy nhiên, nếu bạn thăm khám, lấy tủy ở một cơ sở nha khoa kém chất lượng, không đảm bảo thì nguy cơ gặp phải các vấn đề này là rất cao. Hơn nữa, bạn cũng dễ bị tổn thương răng hoặc đau nhức nghiêm trọng hơn do lấy tủy răng không sạch.
Một số lưu ý sau khi lấy tủy răng
Với thắc mắc lấy tủy răng có chích thuốc tê không, hẳn bạn đã xác định được câu trả lời phù hợp cho mình. Hầu hết các trường hợp lấy tủy răng đều sẽ được chích thuốc tê. Ngoài ra, khi có ý định lấy tủy răng và sau khi điều trị tủy răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng của con người tăng cao, kéo theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt trung tâm nha khoa. Báo chí đã phản ánh rất nhiều trung tâm nha khoa “rởm”, kém chất lượng, làm hỏng răng của khách hàng. Do đó, bạn cần đặc biệt thận trọng khi lựa chọn địa chỉ điều trị tủy răng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.
- Trong quá trình thăm khám, nên trao đổi chi tiết với bác sĩ về tình trạng sức khỏe răng miệng, các bất thường về răng, về sức khỏe. Liệt kê càng chi tiết tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, dị ứng thuốc, các loại thuốc điều trị đang sử dụng càng tốt. Đặc biệt, nếu đang mang thai thì cần thông báo với bác sĩ để tránh chụp x-quang, gây tê ảnh hưởng đến thai nhi.
- Sau khi lấy tủy, cần tái khám theo lịch của bác sĩ, đặc biệt khi có các vấn đề bất thường về sức khỏe răng miệng như nướu răng bị sưng, tủy răng vẫn còn đau nhức và có xu hướng ngày một nghiêm trọng hơn.
- Răng sau khi lấy tủy có tuổi thọ giảm đi đáng kể, dễ bị nứt vỡ do tác động lực, do đó, cần chăm sóc cẩn thận, chú ý chải răng đều đặn mỗi ngày. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, dùng các thức ăn mềm, thực phẩm dễ nuốt, tránh nhai thức ăn dai, cứng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh…
Tóm lại, với thắc mắc lấy tủy răng có chích thuốc tê không thì câu trả lời là đa phần các trường hợp đều được chích thuốc tê, trừ khi bạn bị dị ứng thuốc, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu hoặc mang thai thì sẽ không thể tiêm thuốc. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích và có giá trị với bạn.
Có thể bạn quan tâm:
- Lấy tủy răng không sạch: Mối nguy hại cho răng miệng
- Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu? Kéo dài thế nào?
- Răng ngả màu sau lấy tủy do đâu? Cải thiện thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!