Thuốc diệt tủy răng: Nên dùng khi nào? Làm gì khi nuốt phải?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Sử dụng thuốc diệt tủy răng là một trong những phương pháp điều trị tủy răng được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, đa phần chúng ta còn chưa hiểu hết về loại thuốc này và các trường hợp có thể dùng được thuốc để diệt tủy. Đây cũng chính là lý do mà các chuyên gia thường xuyên nhận được các thắc mắc như “khi nào dùng được thuốc diệt tủy răng, thuốc diệt tủy răng có độc không, phải làm sao khi nuốt phải thuốc diệt tủy“. Các thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về thuốc diệt tủy răng 

Tủy răng được mệnh danh là nguồn sống của răng, là một tổ chức bao gồm các dây thần kinh và hệ thống liên kết mạch máu, được bao bọc bởi men và ngà răng.

Khi tủy răng bị tổn thương, thăm khám và điều trị tủy là điều mà chúng ta bắt buộc phải thực hiện để tránh các cơn đau nhức khó chịu và ngăn ngừa tình trạng ổ viêm nhiễm lan ra các bộ phận khác thậm chí gây hoại tử tủy, mất răng…

Thuốc diệt tủy răng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định khi có chỉ định của bác sĩ
Thuốc diệt tủy răng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định khi có chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc diệt tủy là một trong những phương pháp điều trị tủy răng phổ biến trong nha khoa trước đây. Đây là loại hóa chất chuyên dụng, có thành phần chính là asen (thạch tín), có tác dụng làm chết tủy trong vòng 48 giờ đồng hồ. Được biết, thuốc diệt tủy được chia làm 2 loại chính, thuốc chứa Arsenic (asen) và thuốc không chứa Arsenic. Cụ thể:

  • Thuốc diệt tủy răng có chứa Arsenic: Có thành phần chính là Phenol, anhydrit arsenic, Cocain hydroclorid
  • Thuốc diệt tủy răng không chứa Arsenic: Có thành phần chính là Phenol, Dicain, Dinatri etylen diamin tetraacetate, Paraformaldehyde

Thuốc diệt tủy răng có thành phần chính là thạch tín, do đó ngày càng ít được sử dụng. Thay vì sử dụng thuốc làm chết tủy răng, các bác sĩ thường ưu tiên điều trị tủy bằng kỹ thuật lấy tủy bằng tay hoặc bằng máy để làm sạch một phần hoặc toàn bộ tủy rồi dùng vật liệu nhân tạo để trám bít lại.

Việc dùng thuốc diệt tủy được đánh giá là nguy hiểm và nhiều rủi ro hơn so với kỹ thuật gây tê lấy tủy nội nha. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn được cân nhắc sử dụng trong một số trường hợp nhất định. 

Tham khảo thêm: Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe răng lợi? 

Khi nào được dùng thuốc diệt tủy? 

Như đã đề cập, việc dùng thuốc làm chết tủy răng chỉ được sử dụng cho một số trường hợp nhất định. Thuốc diệt tủy răng thường bị hạn chế dùng do mức độ nguy hiểm cao, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Các trường hợp được chỉ định sử dụng thường là:

  • Khi răng bị chưa chết tủy hoặc chỉ chết tủy một phần, người bệnh vẫn còn cảm nhận được các cơn đau nhức, ê buốt nghiêm trọng ở răng do viêm tủy gây ra
  • Thông thường với tình trạng răng chết tủy một phần hoặc viêm tủy răng chưa chết tủy, các bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy bằng cách gây tê, lấy đi phần tủy bị viêm. Nhưng nếu người bệnh bị dị ứng thuốc tê, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp thì sẽ chỉ định đặt thuốc diệt tủy răng để điều trị tủy. 

Được biết, quy trình đặt thuốc làm chết tủy răng tương đối đơn giản, không quá phức tạp. Thường được tiến hành theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Thăm khám bác sĩ, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
  • Bước 2: Làm sạch răng, mở ống tủy rồi tiến hành đặt thuốc diệt tủy vào bên trong
  • Bước 3: Thực hiện trám bít răng tạm thời để thuốc phát huy tác dụng, ngăn không cho thuốc dây vào khoang miệng
  • Bước 4: Sau 2 – 3 ngày đặt thuốc, bệnh nhân sẽ tái khám theo lịch của bác sĩ để tiến hành lấy tủy, bơm rửa sạch sẽ, nong rộng, tạo hình ống tủy, đặt thuốc sát trùng và theo dõi
  • Bước 5: Tiến hành trám bít răng, tạo hình cho răng để bảo tồn răng, và phục hồi chức năng ăn nhai. 

Đặt thuốc diệt tủy răng bao lâu? 

Đặt thuốc diệt tủy răng bao lâu thì thuốc phát huy hiệu quả, khi nào thì có thể hút tủy được là thắc mắc chung của nhiều người. Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, thời gian để thuốc diệt tủy phát huy tác dụng là 2 – 3 ngày.

Tuy nhiên, tùy vào vị trí răng, mức độ viêm nhiễm tủy, mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ xác định các bước điều trị và thời gian đặt thuốc diệt tủy răng chính xác.

Thời gian để thuốc diệt tủy phát huy tác dụng là khoảng từ 2 - 3 ngày
Thời gian để thuốc diệt tủy phát huy tác dụng là khoảng từ 2 – 3 ngày

Sau khi thăm khám, đặt thuốc làm chết tủy răng, với các răng thông thường, đến ngày thứ 3 bệnh nhân sẽ tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra, lấy tủy triệt để và hàn trám răng.

Nếu như răng có nhiều ống tủy, đặc biệt là răng hàm thì sẽ cần nhiều thời gian để thuốc diệt tủy phát huy tác dụng và hút tủy hơn các răng thông thường. Để hoàn tất quy trình thì thường sẽ mất đến 2 tuần. 

Ngoài ra, thuốc diệt tủy răng chỉ được chỉ định cho trường hợp răng chưa chết tủy hoặc bị chết tủy một phần nhưng phải điều trị tủy mà người bệnh bị dị ứng thuốc tê, bị tiểu đường, cao huyết áp…

Không phù hợp cho trường hợp tủy bị hoại hoàn toàn, viêm tủy răng có khả năng hồi phục, người bị dị ứng với thuốc diệt tủy hoặc răng bị hư hại nghiêm trọng, bắt buộc phải nhổ bỏ mà không thể tiến hành điều trị tủy. 

Tham khảo thêm: Tủy Răng Bị Thối: Biến Chứng, Hướng Xử Lý và Chữa Trị

Thuốc diệt tủy răng có độc không? 

Thuốc diệt tủy răng có độc không cũng là thắc mắc mà chúng tôi thường xuyên nhận được. Theo các chuyên gia, thành phần chính của thuốc làm chết tủy răng là thạch tín, được xếp vào nhóm chất độc hạng A. Vì vậy, với thắc mắc thuốc diệt tủy răng có độc không thì câu trả lời chính là có, loại thuốc này được đánh giá là có độc tính cao, khá nguy hiểm với sức khỏe người sử dụng.

Thế nhưng, trong thực tế các trường hợp nhiễm độc do thuốc là tương đối hy hữu, lý do là thuốc chỉ được chỉ định cho một số trường hợp nhất định. Hơn nữa, việc đặt thuốc chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, có thể kiểm soát tốt liều lượng và quy trình dùng thuốc. Đặc biệt, loại thuốc này cũng có thể sử dụng cho một số trường hợp phụ nữ mang thai cần điều trị tủy răng nhưng không thể lấy tủy do bị bệnh lý hoặc dị ứng với thuốc tê. 

Nhìn chung, thuốc diệt tủy răng chứa asen, đây là loại được xếp vào nhóm chất độc hạng A, rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, chỉ đặt thuốc ở những cơ sở uy tín, bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao khi được chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để dùng hoặc đặt thuốc ở những trung tâm nha khoa kém chất lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chọn phải địa chỉ đặt thuốc làm chết tủy răng ở nha khoa kém chất lượng thì vấn đề an toàn là vô cùng đáng lo ngại. 

Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có sao không? Cách xử lý 

Khi đặt thuốc diệt tủy răng, do sử dụng thuốc trong trường hợp tủy răng vẫn chưa chết nên chúng ta vẫn còn cảm giác đau nhức, ê buốt. Tuy nhiên, mức độ đau không quá nghiêm trọng, không bằng cơn đau do viêm tủy răng gây ra.

Thuốc diệt tủy răng được bào chế ở dạng bột nhão sau đó được đặt trực tiếp vào khoang miệng, tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít tạm thời nhằm ngăn thuốc thấm ra ngoài. Vì thế, tình trạng nuốt phải thuốc diệt tủy răng hầu như rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ.

Nuốt phải thuốc diệt tủy răng rất nguy hiểm, nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp
Nuốt phải thuốc diệt tủy răng rất nguy hiểm, nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp

Nếu thuốc làm chết tủy răng được đặt đúng kỹ thuật, sẽ không xảy ra tình trạng thuốc diệt tình thấm ra ngoài nên sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Thế nhưng, nếu không may thuốc thấm ra ngoài và người bệnh nuốt phải thì tùy vào loại thuốc, lượng thuốc đặt vào tủy răng và lượng thuốc nuốt phải mà ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Thông thường, dưới miếng trám tạm thời sẽ có cục bông gòn nên rất có thể thuốc sẽ được giữ lại bên dưới đó. 

Nếu nuốt phải thuốc diệt tủy răng thì có thể gây ra các vấn đề như:

  • Ở mức độ nhẹ: Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp do thuốc diệt tủy rất độc hại. Khi nuốt phải với liều lượng nhỏ, thuốc ít nhiều sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra các phản ứng kích ứng, dị ứng, đặc trưng bởi tình trạng mô lợi sưng đỏ, phù nề, ngứa ngáy khó chịu, răng ê buốt, đau nhức… 
  • Ở mức độ nặng: Đối với trường hợp nuốt phải thuốc diệt tủy răng có chứa arsenic thì sẽ cực kỳ nguy hiểm, đây là chất cực độc, nếu rơi vào nướu sẽ gây viêm nha chu, viêm quanh chóp, hoại tử nướu hoặc các vấn đề như ung thư, hoại tử mô, hoại tử xương… Đối với thuốc diệt tủy không chứa arsenic có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến bệnh lý ung thư. 

Trong trường hợp miếng trám bị rơi khỏi răng hoặc bong tróc chúng ta cần nhanh chóng quay lại nha khoa để kiểm tra. Nếu chẳng may nuốt phải thuốc diệt tủy bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được kiểm tra chính xác và được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Tuyệt đối không nên chủ quan vì thuốc diệt tủy có độc tính cao, ít nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Tham khảo thêm: Lấy Tủy Răng Có Chích Thuốc Tê Không? Nha Sĩ Giải Đáp

Các nhược điểm của việc đặt thuốc diệt tủy  

Sử dụng thuốc diệt tủy được nhiều người biết đến nhưng không phải là lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị tủy răng. Lý do là phương pháp này kèm theo rất nhiều rủi ro, không còn được đánh giá cao như trước đây. Một số nhược điểm của phương pháp này có thể kể đến như:

  • Đặt thuốc diệt tủy được chỉ định cho trường hợp chết tủy một phần hoặc tủy răng chưa chết. Khi tủy răng còn sống mà đặt thuốc diệt tủy để phá hủy tủy là phản nguyên tắc điều trị khoa học, khiến răng hư tổn nặng rồi mới lấy tủy. 
  • Việc đặt thuốc diệt tủy không thể làm chết tủy ngay mà phải mất 2 – 3 ngày thì thuốc mới phát huy tác dụng. Mặc dù không gây đau đớn nghiêm trọng nhưng trong khoảng thời gian này, người bệnh vẫn phải chịu đau nhức, khó chịu
  • Nếu đặt thuốc diệt tủy ở những địa chỉ không đáng tin cậy, trình độ bác sĩ không cao sẽ dễ làm ảnh hưởng các mô mềm. Trong trường hợp khó trám bít bên hông của răng, trám bít không cẩn thận, thuốc có thể thấm ra ngoài gây hoại tử lưỡi, má, nướu, ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu nuốt phải còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng. 
  • Khi đặt thuốc diệt tủy, trước khi tủy chết thì các mạch máu ở buồng tủy sẽ bị tụ máu, xung huyết chuyển sang màu đỏ hoặc xám đen. Hơn nữa, thời gian hồi phục của việc điều trị bằng thuốc diệt tủy cũng thường kéo dài hơn các phương pháp khác. 

Một số lưu ý khi đặt thuốc diệt tủy răng 

Thuốc diệt tủy răng không phải lúc nào cũng có thể sử dụng mà chỉ được chỉ định cho những trường hợp nhất định. Hơn nữa, loại thuốc này có độc tính, nếu không thận trọng, quy trình đặt thuốc không đảm bảo có thể gây ngộ độc nếu nuốt phải. Khi đặt thuốc diệt tủy răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các loại thuốc làm chết tủy răng đều chứa độc tính, do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Chỉ đặt thuốc sau khi đã thăm khám bác sĩ ở các trung tâm nha khoa, bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ trình độ giỏi, giàu kinh nghiệm. 
  • Sau 3 – 5 ngày đặt thuốc, bệnh nhân sẽ tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm, hoại tử. Trong quá trình đặt thuốc, chúng ta sẽ thường bị đau nhức, ê buốt. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua các thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này, nên sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn các phương pháp giảm đau tại nhà. 
  • Thời gian hồi phục sau khi đặt thuốc thường lâu hơn so với các phương pháp khác, bạn nên chăm sóc răng miệng cẩn thận để răng được hồi phục tốt nhất. 
  • Khi đặt thuốc, cần chải răng nhẹ nhàng nhằm tránh làm bong rớt miếng trám tạm thời. Nếu chẳng may miếng trám bị hở, rớt thì cần nhanh chóng quay lại cơ sở nha khoa để được trám lại. 
  • Nên dùng các thực phẩm mềm, ở dạng lỏng, dễ nhai nuốt như cháo, súp, đồ luộc, đồng thời, cần tránh nhai trực tiếp ở phần răng được đặt thuốc nhằm tránh gây áp lực lên răng. 
  • Đặc biệt, cần chú ý các biểu hiện bất thường trong quá trình đặt thuốc làm chết tủy răng, thông báo ngay với bác sĩ ngay khi phát hiện các vấn đề bất thường. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc khi nào cần đặt thuốc diệt tủy răng, làm gì khi nuốt phải thuốc diệt tủy. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác cho mình. Nhìn chung, việc có nên đặt thuốc diệt tủy hay không phụ thuộc phần lớn vào nhận định của bác sĩ sau khi thăm khám, chúng ta tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc diệt tủy để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tủy răng bị thối là tình trạng viêm nhiễm tủy nghiêm trọng khiến tủy bị hoại tử Tủy Răng Bị Thối: Biến Chứng, Hướng Xử Lý và Chữa Trị
Tủy răng bị thối không hiếm gặp, là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm tủy răng hoặc có…
Viêm tủy răng số 6, số 7 xảy ra khi phần tủy của răng bị tổn thương, viêm nhiễm nghiêm trọng Viêm Tủy Răng Số 6,7: Biểu Hiện và Ảnh Hưởng Gây Ra
Viêm tủy răng số 6, 7 là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đây là 2…
Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh viêm tủy răng không hồi phục Tuỷ Răng Bị Hoại Tử Là Do Đâu? Cách Kiểm Tra và Điều Trị
Tủy răng bị hoại tử là giai đoạn nặng của bệnh viêm tủy răng, khi người bệnh mắc viêm tủy…
Ngả màu răng sau lấy tủy xảy ra rất phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra Răng Ngả Màu Sau Lấy Tủy Do Đâu? Cải Thiện Thế Nào?
Răng ngả màu sau lấy tủy là tình trạng xảy ra rất phổ biến sau khi răng không còn được…
Viêm tủy răng có mủ không thể tự hồi phục mà phải có sự can thiệp chuyên môn Viêm Tủy Răng Có Mủ: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý, Điều Trị

Viêm tủy răng là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp, có nguy cơ gây mất răng…

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không là thắc mắc chung của nhiều người Lấy Tủy Răng Có Chích Thuốc Tê Không? Nha Sĩ Giải Đáp

Lấy tủy răng là một trong những phương pháp thường được chỉ định trong điều trị tủy răng. Khi điều…

Răng chết tủy tồn tại được bao lâu là thắc mắc chung của nhiều người Răng Chết Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Chăm Sóc Thế Nào?

Răng đã chết tủy hoặc được điều trị tủy sẽ bị suy giảm tuổi thọ, chỉ có thể tồn tại…

Chi phí điều trị viêm tủy răng Chi phí điều trị viêm tủy răng bao nhiêu tiền? [Bảng Giá Mới]

Chi phí điều trị viêm tủy răng luôn được nhiều người bệnh quan tâm. Được biết đây là bệnh lý…

Nhiễm trùng tủy răng Nhiễm Trùng Tủy Răng Là Thế Nào? Những Ai Dễ Bị Bệnh?

Nhiễm trùng tủy răng là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng…

Bình luận (1)

  1. Yến Hoàng
    Yến Hoàng says: Trả lời

    Thời gian đợi thuốc giảm đau ngấm vào răng trước khi lấy tuỷ răng là bao lâu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua