Chữa Nhiệt Miệng Bằng Bột Sắn Dây Có Hiệu Quả Thế Nào?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Chữa nhiệt miệng bằng sắn dây là cách điều trị được nhiều người biết đến và áp dụng do sắn dây là nguyên liệu quen thuộc, tính mát, an toàn, cách sử dụng tương đối đơn giản, dùng được cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Phương pháp dân gian này được áp dụng vô cùng rộng rãi, thế nhưng bột sắn dây có hiệu quả như thế nào trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng thì không phải ai cũng biết.

Vì sao sắn dây được sử dụng để chữa nhiệt miệng? 

Chữa nhiệt miệng bằng sắn dây là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ xa xưa. Sắn dây hay còn gọi là cát căn có vị ngọt, cay, tính bình, quy vào hai kinh là vị và bàng quang. Thường được sử dụng để thoái nhiệt, vị khí, giải cơ, thăng đề, làm thuốc dẫn vào kinh dương minh.

Không chỉ vậy, theo Đông Y, sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ tả, trị sốt nóng khát nước, ban sởi mọc chậm không đều, trị cảm mạo đau mắt, khô mũi, trị sốt nhẹ kèm khát nước, trị khô mũi, nhức đầu, tiểu vàng…

Bột sắn dây nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể
Bột sắn dây nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể

Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là chế độ ăn uống không phù hợp, ăn nhiều đồ nóng, cơ thể sinh nhiệt gây nóng trong. Do đó, để điều trị nhiệt miệng, dân gian thường tăng cường bổ sung các thực phẩm có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.

Sắn dây là một trong những thực phẩm có khả năng giải nhiệt, trị cảm, đặc biệt thích hợp với người bị nhiệt miệng. Không chỉ vậy, sử dụng sắn dây còn giúp làm dịu vết loét, hỗ trợ giảm đau, giảm khó chịu khi bị nhiệt miệng cho cả người lớn và trẻ em. 

Ngoài tác dụng giải nhiệt, bột sắn dây còn giàu chất xơ, chất đạm, canxi, sắt, photpho, Folate, chất chống oxy hóa, các flavonoids như puerarin, genistein, kakkonen, daidzein, formononetin, các triterpenoids như soyasapogenol, sophoradiol… Có tác dụng chống oxy hóa, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ làm lành vết loét nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, bột sắn dây còn có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm nồng độ đường huyết, chống co giật, hạ sốt, chống kết dính tiểu cầu, làm giãn mạch vành, tăng cường hoạt động của nhu động ruột. 

Như vậy, đối với những người bị nhiệt miệng do nóng trong, cơ thể sinh nhiệt, chế độ dinh dưỡng không cân đối, thường xuyên sử dụng thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ uống có tính nóng thì có thể sử dụng bột sắn dây để hỗ trợ điều trị.

Tuy nhiên, việc sử dụng bột sắn dây cần phải lưu ý nhiều vấn đề, không phải đối tượng nào, trường hợp nào cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. 

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây đơn giản, dễ thực hiện 

Bột sắn dây được làm từ rễ củ của cây sắn dây, nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, giải cơ, làm mát cơ thể. Thường được dân gian sử dụng để chữa nhiệt miệng, giảm đau rát khó chịu, làm dịu vết loét trong khoang miệng. Nguyên liệu này vừa có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, vừa giúp làm mát cơ thể, giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng.

Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản mà lại vô cùng tiết kiệm. Sau đây là một số cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây mà bạn có thể tham khảo:

1. Uống nước sắn dây chữa nhiệt miệng

Nước bột sắn dây là thức uống giải nhiệt dân dã, tiết kiệm trong những ngày hè nóng nực. Loại thức uống này có mùi thơm, vị ngọt tự nhiên, rất dễ uống nên có thể dùng được cho cả người lớn lẫn trẻ em. Một số nghiên cứu còn nhận thấy rằng, trong bột sắn dây có hoạt chất có tác dụng giải nhiệt, hạ nhiệt, tiêu viêm, làm giãn cơ, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Trong khi đó, theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng nước sắn dây giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể, cải thiện tình trạng nóng trong từ đó thúc đẩy làm lành vết loét nhiệt miệng nhanh hơn. Uống nước bột sắn dây cũng giúp làm giảm đau rát khó chịu ở vết loét và hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể. Đối với người lớn, do thức uống này đã có sẵn vị ngọt tự nhiên, tương đối dễ uống nên bạn hoàn toàn không cần thêm đường vào để sử dụng.

Uống nước sắn dây là phương pháp chữa nhiệt miệng được áp dụng rộng rãi trong dân gian
Uống nước sắn dây là phương pháp chữa nhiệt miệng được áp dụng rộng rãi trong dân gian

Đối với người lớn

Nguyên liệu:

  • 10 – 20g bột sắn dây
  • Nước sôi để nguội

Cách thực hiện:

  • Cho bột sắn dây đã chuẩn bị vào cốc nước sôi để nguội
  • Khuấy đều cho bột tan và thưởng thức
  • Kiên trì dùng 1 – 2 cốc nước bột sắn dây mỗi ngày để thanh nhiệt, cải thiện nhiệt miệng

Đối với trẻ em

Nguyên liệu:

  • 10g bột sắn dây
  • Nước sôi

Cách thực hiện:

  • Cho bột sắn dây vào ly thủy tinh, đổ một lượng nước sôi vừa đủ vào
  • Dùng muỗng khuấy đều lên để bột với nước có thể hòa tan với nhau
  • Chờ đến khi nước còn hơi ấm thì cho bé sử dụng
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng cho bé.

2. Ăn bột sắn dây chữa nhiệt miệng

Bên cạnh cách uống bột sắn dây, chúng ta có thể ăn loại bột này để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Ăn bột sắn dây cũng có tác dụng giống với việc sử dụng loại thực phẩm này làm thức uống, có thể giảm mụn nhọt, thanh nhiệt, làm mát, giải nhiệt cho cơ thể, làm dịu cảm giác khó chịu do vết loét nhiệt miệng gây ra.

Cách 1: Ăn bột sắn dây chín

Nguyên liệu:

  • 10 – 15g bột sắn dây

Cách thực hiện:

  • Cho bột sắn dây vào bát, thêm lượng nước vừa đủ, khuấy đều cho tan
  • Cho nồi lên bếp, đổ nước bột sắn dây vào, đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều tay 
  • Đến khi bột chuyển sang màu trắng trong thì có thể tắt bếp, để nguội và sử dụng. 

Cách 2: Nấu bột sắn dây với sữa 

Nguyên liệu:

  • 10 – 15g bột sắn dây
  • 200ml nước, sữa hoặc sữa công thức pha loãng tùy độ tuổi trẻ

Cách thực hiện:

  • Cho bột sắn dây vào sữa tươi hoặc sữa công thức đã pha loãng, khuấy đều
  • Cho nồi lên bếp, đổ hỗn hợp bột sắn dây và sữa vào, đun ở lửa vừa
  • Vừa đun vừa khuấy để tránh bột vón cục, khi bột chuyển màu thì tắt bếp
  • Để bột ra bát, để nguội và thưởng thức.

Lưu ý: Trường hợp mẹ sử dụng nước thì có thể thêm một chút đường để bé dễ ăn hơn. Tuy nhiên, không nên thêm quá nhiều vì đường dễ ảnh hưởng đến vết loét nhiệt miệng. 

Cách 3: Nấu bột sắn dây với nước táo

Nguyên liệu:

  • 1 thìa cà phê bột sắn dây
  • 1 cốc nước ép táo hoặc lê

Cách thực hiện:

  • Cho bột sắn dây vào 1/2 cốc nước ép táo lạnh, khuấy đều
  • Cho nồi lên bếp, đổ phần nước ép táo còn lại vào, đun đến khi gần cạn
  • Sau đó đổ hỗn hợp nước sắn dây táo vào đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều tay
  • Đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục khuấy thêm 2 – 3 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra cốc, để nguội và cho bé thưởng thức. 

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây có thật sự hiệu quả không? 

Sử dụng bột sắn dây chữa nhiệt miệng được áp dụng vô cùng phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây có thật sự hiệu quả hay không thì không phải ai cũng biết.

Trả lời vấn đề này, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc Dân Tộc cho biết, nhiệt miệng có thể liên quan đến nhiều yếu tố. Mỗi người có thể bị nhiệt miệng do một nguyên nhân khác nhau như stress căng thẳng kéo dài, sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng không phù hợp, cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng của các bệnh lý về răng miệng, bệnh về tiêu hóa hay do bệnh tuyến giáp, tiểu đường, tác dụng phụ của thuốc…

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây chỉ có tác dụng với một số trường hợp nhất định
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây chỉ có tác dụng với một số trường hợp nhất định

Trong khi đó, sở dĩ bột sắn dây được sử dụng để chữa nhiệt miệng là do có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải cơ, giải khát, làm mát cơ thể, cải thiện tình trạng cơ thể sinh nhiệt, nóng trong.

Ngoài ra, một số thành phần trong loại thực phẩm này cũng có tác dụng chống viêm, cải thiện sức khỏe, bổ sung một số vitamin, khoáng chất cho cơ thể như vitamin B, sắt, canxi…

Việc sử dụng sắn dây chữa nhiệt miệng chỉ thích hợp với các trường hợp sử dụng quá nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, do tỳ vị bị tích nhiệt hay tâm hỏa cang thịnh. 

Sử dụng bột sắn dây chữa nhiệt miệng chỉ thích hợp với một số trường hợp nhất định. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu nào có thể khẳng định, bột sắn dây có hiệu quả tốt trong việc điều trị nhiệt miệng.

Hiệu quả của phương pháp này còn tùy thuộc vào nguyên nhân, cơ địa và cách thực hiện của mỗi người. Đây cũng là lý do mà có người áp dụng thấy cải thiện, có người lại chẳng thấy chuyển biến gì cả. 

Một số lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Bột sắn dây mặc dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, có thể giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giải khát mùa hè nhưng cần thận trọng khi sử dụng. Việc dùng bột sắn dây đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên nếu dùng bừa bãi, không tìm hiểu trước sẽ ảnh hưởng xấu đề cơ thể.

Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng bột sắn dây mà bạn nên biết:

  • Bột sắn dây không thích hợp sử dụng cho những đối tượng như người âm hư hỏa vượng, bị sốt nhưng sợ lạnh, phụ nữ mang thai bị hạ huyết áp, người hay mệt mỏi, uể oải
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, người mắc ung thư vú, người đang dùng thuốc tamoxifen, methotrexate hoặc thuốc điều trị tiểu đường
  • Bột sắn dây là thực phẩm quen thuộc trong dân gian, có thể sử dụng cả cho người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, chỉ dùng với liều lượng thích hợp, tuyệt đối không lạm dụng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  • Phụ nữ mang thai không nên uống nhiều bột sắn dây để tránh đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, hạn chế hấp thu dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Ngoài ra, sử dụng bột sắn dây quá nhiều, liên tục có thể gây co bóp tử cung, động thai, kích thích sinh sớm
  • Không nên uống bột sắn dây sống, khi sử dụng tránh thêm đường vì có thể làm giảm tác dụng của bột sắn dây và làm vết loét nhiệt miệng lâu lành hơn. 
  • Tuyệt đối không kết hợp bột sắn dây và mật ong vì chúng kiêng kỵ nhau. Không dùng cùng hoa bưởi vì sẽ làm giảm tác dụng của bột sắn dây. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây có hiệu quả như thế nào và một số cách sử dụng an toàn, tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo. Bột sắn dây chỉ là thực phẩm, không phải là thuốc nên chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể khi bị nhiệt miệng. Nếu sau một thời gian áp dụng, vết nhiệt miệng của bạn không thấy cải thiện, kéo dài từ 2 – 3 tuần thậm chí lâu hơn thì tốt nhất nên sớm thăm khám bác sĩ vì rất có thể bạn không bị nhiệt miệng mà mắc một căn bệnh khác.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách trị nhiệt miệng tại nhà 12 Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Nhanh Hết Đến Bất Ngờ

Nhiệt miệng còn gọi là loét áp-tơ, một bệnh lý về niêm mạc miệng thường gặp, được xem là căn…

Bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Hồi Phục Được Nhanh?

Nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì giúp nhanh hồi phục, tránh khiến các vết loét nhiệt miệng đau, khó…

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non là mẹo dân gian được nhiều người biết đến Chữa Nhiệt Miệng Bằng Lá Bàng Non Với Cách Dùng Hay Nhất

Bàng không chỉ có tác dụng làm cây che bóng mát mà còn là thảo dược đa công dụng trong…

Thuốc bôi nhiệt miệng Top 10 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Tốt Có Hiệu Quả Nhanh

Dùng thuốc bôi nhiệt miệng là cách đơn giản và đem lại hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện…

Tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng có thể liên quan đến nhiều yếu tố Thường Xuyên Bị Nhiệt Miệng và Giải Pháp Xử Lý Nhanh

Thường xuyên bị nhiệt miệng, các vết loét nhiệt miệng cứ lành rồi lại tái xuất hiện là tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua