Đau nửa đầu vai gáy (trái – phải): Nguyên nhân & cách chữa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau nửa đầu vai gáy trái – phải có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hội chứng đau vai gáy hoặc bệnh đau nửa đầu vận mạch. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể khởi phát do chấn thương, căng thẳng kéo dài và ngồi sai tư thế.

triệu chứng đau nửa đầu vai gáy
Đau nửa đầu vai gáy trái – phải do đâu? Cách chữa trị

Triệu chứng đau nửa đầu vai gáy là gì?

Đâu nửa đầu vai gáy là triệu chứng đau nhức phát sinh ở vùng sau đầu và vùng cổ – vai – gáy. Cơn đau có xu hướng lan tỏa ra toàn vùng lưng trên, bả vai, cánh tay hoặc thậm chí lan đến hai bên thái dương và đỉnh đầu.

Đau nửa đầu vai gáy thường có mức độ nhẹ và kéo dài âm ỉ nhưng cũng có thể xảy ra ở mức độ nặng nề. Trong trường hợp này, cơn đau nhói lên từng đợt do cơ co cứng cơ đột ngột, gây ra triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt và suy nhược cơ thể.

đau nửa đầu vai gáy bên trái
Cơn đau nửa đầu vai gáy nặng nề có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể

Triệu chứng này thường gặp ở người cao tuổi, người làm việc nặng nhọc, nhân viên văn phòng và người có các bệnh lý mãn tính ở vùng cổ.

Nguyên nhân gây nửa đầu vai gáy trái, phải

Tình trạng đau nửa đầu vai gáy có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân bệnh lý và yếu tố cơ học, thói quen thiếu lành mạnh.

1. Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý đề cập đến những vấn đề sức khỏe có thể gây ra triệu chứng đau nửa đầu vai gáy ở bên trái hoặc phải, bao gồm:

nguyên nhân đau nửa đầu vai gáy
Chứng đau nửa đầu vận mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng đau nửa đầu vai gáy
  • Hội chứng nhiễm siêu vi: Khi cơ thể bị nhiễm trùng, bạn có thể nhận thấy toàn thân sốt cao và đau nhức. Ngoài ra ở một số trường hợp, nhiễm trùng còn có thể gây đau nửa đầu kèm theo triệu chứng đau mỏi vai gáy.
  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây đau đầu đột ngột, cơn đau khu trú ở vùng phía sau đầu và lan tỏa xuống vùng vai gáy. Ngoài ra, tăng huyết áp còn gây đau ở đỉnh đầu, co cứng các cơ ở vùng gáy, chóng mặt,…
  • Hội chứng đau vai gáy: Đau vai gáy là tình trạng cơn đau phát sinh do cơ ở vùng vai gáy bị rối loạn dẫn đến tình trạng co thắt quá mức hoặc co cứng đột ngột. Điều này không chỉ gây đau ở vùng cổ – vai – gáy mà còn làm gián đoạn tuần hoàn máu lên não bộ, từ đó làm phát sinh cơn đau nửa đầu ở bên trái hoặc phải.
  • Gai cột sống cổ: Gai cột sống là hệ quả của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Sự hình thành gai xương bất thường có thể gây chèn ép cơ, dây thần kinh, dây chằng và làm phát sinh triệu chứng sưng viêm, đau nhức,… Ngoài ra gai xương còn gây cản trở quá trình tuần hoàn máu khiến não bộ thiếu oxy và làm phát sinh triệu chứng đau nửa đầu.
  • Đau nửa đầu Migraine (đau nửa đầu vận mạch): Đau nửa đầu vận mạch là bệnh lý thường gặp ở người từ 25 – 50 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng đau vùng phía sau đầu kèm chóng mặt, buồn nôn, ù tai, đau vai gáy,… Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng hiện tại các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
  • Bệnh lý khác: Ngoài ra đau nửa đầu vai gáy còn khởi phát do u não lành tính, viêm màng não, thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống,…

2. Yếu tố cơ học và thói quen xấu

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, đau nửa đầu vai gáy còn có thể phát sinh do một số yếu tố sau đây:

nguyên nhân đau nửa đầu vai gáy
Stress làm tăng nguy cơ đau nửa đầu vai gáy, bệnh đau dạ dày cơ năng và viêm đại tràng co thắt
  • Duy trì tư thế sai lệch: Tư thế sai lệch khi ngồi, đứng hoặc nằm có thể đè nén lên vùng cơ, dây thần kinh và mạch máu ở cổ. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, bạn có thể bị đau nhức vùng vai gáy lan tỏa ra vùng phía sau đầu.
  • Stress: Stress làm tăng áp lực lên hệ thần kinh trung ương và gây “sai lệch” trong quá trình dẫn truyền tín hiệu. Vì vậy người bị stress kéo dài thường gặp phải tình trạng đau dạ dày cơ năng, viêm đại tràng co thắt hay đau nửa đầu vai gáy.
  • Chấn thương: Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về xương khớp. Tác động từ chấn thương có thể gây hư hại mạch máu, dây chằng, đốt sống và đĩa đệm cổ. Từ đó làm phát sinh triệu chứng đau nhức, giảm lưu lượng máu lên não, gây đau nửa đầu, chóng mặt,…

Cách chữa đau nửa đầu vai gáy trái – phải

Điều trị đau nửa đầu vai gáy chủ yếu là sử dụng thuốc Tây trong giai đoạn cấp và dùng bài thuốc Đông y trong giai đoạn ổn định nhằm cải thiện căn nguyên gây bệnh và hạn chế tình trạng tái phát.

1. Điều trị đau nửa đầu vai gáy bằng thuốc Tây

Thuốc Tây trị đau nửa đầu vai gáy bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc co mạch và nhóm thuốc ức chế sản sinh hoạt chất trung gian ở hệ thần kinh trung ương.

cách chữa đau nửa đầu vai gáy
Thuốc giảm đau, chống viêm, Flunarizin,… thường được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu vai gáy
  • Thuốc giảm đau (Paracetamol): Paracemol có tác dụng ức chế ezyme cyclooxygenase nhằm hạn chế tổng hợp chất trung gian trong phản ứng viêm – prostaglandin tại hệ thần kinh trung ương. Mặc dù có độ an toàn cao nhưng Paracetamol chỉ đem lại cải thiện đối với những trường hợp đau nhẹ đến trung bình. Do đó chỉ có một số ít bệnh nhân đau nửa đầu vai gáy có đáp ứng với loại thuốc này.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn có tác dụng ức chế phản ứng viêm. Nhóm thuốc này giúp cải thiện cơn đau nửa đầu vai gáy chỉ sau 30 phút sử dụng. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng NSAID nếu bạn có vấn đề về dạ dày, gan, thận và tim mạch.
  • Flunarizin: Flunarizin có tác dụng ức chế quá trình tích tụ ion trong tế bào thần kinh trung ương nhằm cải thiện triệu chứng chóng mặt và hạn chế tình trạng đau nửa đầu tái phát.
  • Pizotifen: Pizotifen có khả năng ức chế sản sinh các hoạt chất trung gian như serotonin và bradykinin. Tương tự như Flunarizin, loại thuốc này cũng có khả năng ngăn ngừa triệu chứng đau nửa đầu vai gáy tái phát trong tương lai.
  • Dihydroergotamin: Loại thuốc này có tác ức chế serotonin và cân bằng vận mạnh ở não bộ, giúp phòng ngừa và điều trị chứng đau nửa đầu vai gáy.

Khi sử dụng thuốc Tây Y trị đau nửa đầu vai gáy trái và phải, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu rủi ro và các tác dụng phụ phát sinh.

2. Điều trị đau nửa đầu vai gáy bằng thuốc Đông Y

Thông thường, thuốc Tây Y chỉ được chỉ định trong thời gian bệnh bùng phát mạnh (giai đoạn cấp tính). Khi bệnh chuyển sang giai đoạn duy trì, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn một số bài thuốc Đông Y nhằm lưu thông khí huyết, bồi bổ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tái phát.

cách chữa đau nửa đầu vai gáy
Bài thuốc Đông Y chữa đau nửa đầu vai gáy thường được chỉ định trong giai đoạn bệnh ổn định

Một số bài thuốc Đông Y trị đau nửa đầu vai gáy mà bạn có thể áp dụng:

– Bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang (do huyết ứ)

  • Chuẩn bị: Xuyên khung và cát cánh mỗi vị 4,5g, sinh địa, hồng hoa và đương quy mỗi vị 9g, cam thảo và sài hồ mỗi vị 3g, ngưu tất 10g, xích thược và chỉ xác mỗi vị 6g, đào nahan 12g.
  • Thực hiện Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia nước sắc thành 2 lần uống.
  • Lưu ý: Thận trọng khi sử dụng cho nữ giới có lượng máu kinh ra nhiều.

– Bài thuốc Xuyên khung trà điều tán (do phong hàn)

  • Chuẩn bị: Chích cam thảo, bạch chỉ và khương hoạt mỗi vị 60g, lá bạc hà 240g, phòng phong (bỏ cuống) 45g, kinh giới (chỉ lấy lá) và xuyên khung mỗi vị 120g, hương phụ (sao) 250g.
  • Thực hiện: Cho các dược liệu vào nghiền thành bột mịn rồi bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần sử dụng 6g uống cùng nước trà, nên dùng bài thuốc sau khi ăn.

– Bài thuốc Khương hoạt thắng thấp thang (đau nửa đầu vai gáy kèm đau toàn thân, người sốt cao, sợ lạnh)

  • Chuẩn bị: Phòng phong, chích cam thảo, xuyên khung mỗi vị 1.5g, độc hoạt và khương hoạt mỗi vị 3g, mạn kinh tử 0.9g.
  • Thực hiện: Sắc với 300ml nước còn lại 150ml, dùng uống nóng ngay sau khi ăn.

– Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm (dành cho bệnh nhân cao huyết áp)

  • Chuẩn bị: Xuyên ngưu tất 12g, thạch quyết minh sống/ vỏ hàu (sắc trước) 18g, hoàng cầm, thiên ma, ích mẫu thảo, dạ giao đằng, sơ chi, đỗ trọng, tang ký sinh và chu phục linh mỗi vị 9g, câu đằng (cho sau) 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc cho trường hợp can dương không vượng.

Để đạt được kết quả cao trong quá trình chữa trị, bạn nên tìm gặp thầy thuốc để được bắt mạch, xác định thể bệnh và hướng dẫn bài thuốc tương ứng. Áp dụng bài thuốc không phù hợp với tình trạng sức khỏe có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc thậm chí làm phát sinh các tác dụng không mong muốn.

Đau nửa đầu vai gáy – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp đau nửa đầu vai gáy đều có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như viêm màng não, u não lành tính, cao huyết áp,..

Do đó bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất nếu nhận thấy những triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian cả về mức độ và tần suất
  • Sốt cao
  • Vùng cổ – gáy cứng và khó khăn khi vận động
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau thắt tim
  • Khó thở
  • Rối loạn ý thức
  • Mắt mờ

Phòng ngừa chứng đau nửa đầu vai gáy

Đau nửa đầu vai gáy do bệnh lý mãn tính không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm mức độ và tần suất của triệu chứng nếu xây dựng lối sống khoa học. Đối với trường hợp đau nửa đầu vai gáy do thói quen và yếu tố cơ học, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa với những biện pháp sau:

cách chữa đau nửa đầu vai gáy
Dành thời gian nghỉ ngơi giúp làm giảm căng thẳng thần kinh, hạn chế stress và đau nửa đầu vai gáy
  • Tránh vận động mạnh, lao động quá sức hoặc làm việc quá 8 giờ/ ngày.
  • Nhân viên làm việc văn phòng nên vận động cổ và đi lại sau mỗi 2 giờ làm việc.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, đồng thời nên tránh để nhiệt độ của máy điều hòa quá thấp.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng lên hệ thần kinh trung ương.
  • Thay đổi tư thế khi ngồi, đứng, mang vác vật nặng và tư thế khi ngủ.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho tuần hoàn máu như thịt bò, củ dền, rau dền đỏ, bí đỏ, khoai lang,… Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng nước ngọt có gas, trà đặc, cà phê và rượu bia.
  • Thận trọng khi chơi các bộ môn thể thao có cường độ mạnh và chú ý khi tham gia giao thông nhằm giảm nguy cơ chấn thương vùng cổ.
  • Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Ánh sáng xanh từ những thiết bị này có thể gây căng thẳng thần kinh và kích thích triệu chứng đau nửa đầu vai gáy bùng phát mạnh.

Đau nửa đầu vai gáy là triệu chứng thường gặp ở người trẻ, trung niên và người cao tuổi. Triệu chứng này có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi dành thời nghỉ ngơi, chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…, bạn cần tích cực trong quá trình điều trị các bệnh lý nguyên nhân nhằm kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Chia sẻ:
Thuốc xương khớp Hàn Quốc loại nào tốt và giá bán?

Thuốc xương khớp Hàn Quốc được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh xương khớp ưa chuộng và tin tưởng. Hiện…

Viêm hoạt mạc khớp gối Viêm hoạt mạc khớp gối là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm hoạt mạc khớp gối là một dạng bệnh lý về xương khớp có biểu hiện không rõ ràng và…

Bị thoát vị đĩa đệm có tập Gym (Thể hình) được không?

Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị…

Châm cứu là liệu pháp giảm thiểu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm an toàn. Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm – Liệu pháp an toàn giúp cải thiện bệnh

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh…

Ngải cứu chữa viêm khớp – Hiệu quả hơn dùng thuốc

Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên, ngải cứu được xem như cứu cánh của nhiều bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua