Đau xương ức trái – phải là bị gì? Nhận biết & điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau xương ức trái và phải hoặc khó chịu ở vùng ngực có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến cơ bắp, xương, phổi và dạ dày. Bên cạnh đó, đôi khi một cơn đau nghiêm trọng ở xương ức có thể là dấu hiệu cho các vấn đề và bệnh lý nguy hiểm, bao gồm đau tim.

đau sưng xương ức
Tình trạng đau xương ức có thể liên quan đến các vấn đề ở các cơ quan bên dưới xương ức

Đau xương ức là gì?

Xương ức hoặc xương đòn là phần xương kết nối hai bên của lồng sườn với nhau. Xương ức có nhiệm vụ bảo vệ nhiều cơ quan chính bên trong lòng ngực bao gồm tim, phổi, dạ dày và ruột. Do đó, tình trạng đau xương ức bên phải hoặc trái có thể là dấu hiệu bệnh lý ở các cơ quan bên dưới.

Hầu hết mọi người khi bị đau xương ức, đặc biệt là các cơn đau dữ dội thường cho rằng nguyên nhân có liên quan đến tim. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đau xương ức hoặc đau ngực không liên quan đến sức khỏe của tim. Tuy nhiên, nếu người bệnh trên 40 tuổi hoặc có có tiền sử bệnh tim, tốt nhất nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây đau xương ức bên trái – phải

Đau xương ức thường được gây ra bởi các vấn đề ở các cơ và xương gần xương ức. Các nguyên nhân và bệnh lý phổ biến có thể bao gồm:

1. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn hay còn gọi là viêm khớp sụn sườn là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau xương ức. Tình trạng này xảy ra khi sụn nối xương sườn và xương ức ở người bệnh bị viêm hoặc kích thích.

viêm xương ức
Viêm khớp sụn sườn là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau xương sườn và xương ức

Các triệu chứng viêm sụn khớp phổ biến thường bao gồm:

  • Đau nhói hoặc đau ở cạnh bên xương ức trái hoặc phải phụ thuộc vào vị trí viêm.
  • Khó chịu hoặc đau xương sườn. Một số người bệnh có thể bị đau nhiều xương sườn cùng một lúc.
  • Đau hoặc khó chịu trở nên nghiêm trọng khi người bệnh hít thở sâu hoặc ho.

Mặc dù rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể gây viêm sụn sườn. Tuy nhiên, chấn thương ngực, áp lực do các hoạt động thể chất hoặc các bệnh lý liên quan đến xương khớp có thể làm tăng nguy cơ viêm sụn sườn.

Trong hầu hết các trường hợp viêm sụn sườn không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện nếu các cơn đau kéo dài hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Chấn thương xương đòn

Xương đòn là phần xương kết nối trực tiếp với xương ức. Do đó, chấn thương xương đòn có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng xương ức. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Đau dữ dội khi nâng tay lên cao
  • Vai lệch hoặc một bên vai có vị trí bất thường
  • Khớp vai đau hoặc có âm thanh ở các khớp
  • Bầm tím hoặc bị sưng ở vùng ngực

3. Chấn thương các khớp xương

Khớp xương ức có nhiệm vụ nối đỉnh xương ức với xương đòn. Do đó, tổn thương khớp xương này có thể dẫn đến tình trạng đau và khó chịu ở xương ức và khu vực ngực.

Các triệu chứng chấn thương khớp xương ức thường bao gồm:

  • Cảm thấy đau nhẹ hoặc sưng xung quanh vùng ngực ngay phía trên xương đòn.
  • Nghe thấy âm thanh ở các khớp hoặc khu vực xương ức.
  • Cảm thấy cứng khớp hoặc không thể cử động linh hoạt khớp vai.

4. Gãy xương ức

Gãy xương ức là một tình trạng nghiêm trọng và gây đau đớn dữ dội. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến gãy xương ức thường liên quan đến tai nạn giao thông, va chạm khi chơi thể thao hoặc các hoạt động thể chất khác.

sáng ngủ dậy bị đau xương ức
Gãy xương ức có thể dẫn đến đau nhức nghiêm trọng ở giữa ngực

Triệu chứng phổ biến khi gãy xương ức bao gồm:

  • Đau xương ức, các cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh ho hoặc hít sâu.
  • Khó thở.
  • Xuất hiện tiếng ồn khi di chuyển cánh tay.
  • Xương ức sưng, vùng da bên ngoài căng, đỏ.

5. Căng cơ ngực

Tình trạng kéo căng cơ ngực cũng có thể dẫn đến tình trạng đau xương ức. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Đau xung quanh các cơ ở ngực
  • Khó chịu khi sử dụng tay, vai hoặc cơ ngực
  • Cơ ngực, vai hoặc khu vực ảnh hưởng bị bầm tím hoặc căng da

6. Thoát vị cơ hoành

Thoát vị cơ hoành cũng có thể gây đau xương ngực. Tình trạng này thường xảy ra khi một cơ quan bị đẩy hoặc kéo khỏi vị trí ban đầu và gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.

đau nhức xương ức bên trái
Thoát vị cơ hoành có thể gây đau, khó chịu ở ngực và dẫn đến tình trạng đầy hơi

Các triệu chứng nhận biết thoát vị cơ hoành phổ biến thường bao gồm:

  • Ợ hoặc ợ nóng thường xuyên
  • Nôn ra máu
  • Khó nuốt
  • Có cảm giác nghẹn họng hoặc đầy hơi
  • Phân có màu đen

Những người có dấu hiệu thoát vị cơ hoành kèm theo các cơn đau ở khu vực xương ức, nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị đúng phương pháp.

7. Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản

Chứng ợ nóng xảy ra khi axit từ dạ dày rò rỉ vào thực quản và gây đau vùng ngực. Tình trạng này phổ biến ngay sau khi ăn, đặc biệt là các bữa ăn lớn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hôn khi người bệnh cúi về phía trước hoặc khi nằm xuống.

Tương tự như chứng ợ nóng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng xảy ra khi axit (hoặc thực ăn) từ dạ dày rò rỉ vào thực quản.

đau nhói giữa ức
Chứng ợ nóng hoặc tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau hoặc khó chịu vùng xương ức

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Nóng ở ngực
  • Có vị đắng bất thường trong miệng
  • Khó nuốt
  • Ho
  • Đau họng, viêm họng hoặc khàn giọng
  • Có cảm giác như có khối u trong cổ họng

8. Viêm màng phổi

Màng phổi được tạo thành từ các mô trong khoang ngực và xung quanh phổi. Trong một số trường hợp, các chất lỏng dư thừa có thể tích tụ xung quanh các mô này. Điều này có thể gây viêm hoặc tràn dịch màng phổi.

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Đau nhói ở xương ức khi hít vào, ho hoặc hắt hơi
  • Ho bất thường
  • Có cảm giác bị thiếu hụt không khí khi thở
  • Sốt (hiếm khi xảy ra)

9. Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng xảy ra khi các ống phế quản đưa không khí vào phổi bị viêm. Tình trạng này thường xảy ra sau khi người bệnh bị cảm lạnh hoặc cúm.

Viêm phế quản cũng có thể dẫn đến tình trạng đau hoặc khó chịu ở xương ức. Các cơn đau thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh hít thở.

đau xương ngực
Viêm phế quản có thể dẫn đến đau xương ngực

Các triệu chứng khác của viêm phế quản thường bao gồm:

  • Ho có đờm
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Đau hoặc khó chịu ở xương ngực

10. Các vấn đề tim mạch

Các cơn đau xương ức đôi khi có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc một số bệnh lý liên quan đến tim. Tình trạng này thường không phổ biến, đặc biệt là khi người bệnh dưới 40 tuổi và có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nếu người bệnh trên 40 tuổi hoặc có tiền sử bệnh tim, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp lúc.

Một cơn đau tim đột ngột có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ tình trạng đau xương ức có liên quan đến sức khỏe tim, người bệnh nên đến bệnh viện để làm rõ các nguyên nhân, đặc biệt là khi có tiền sử bệnh tim.

đau xương ức bên phải
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng đau xương ức có thể là dấu hiệu đau tim

Các triệu chứng khác của một cơn đau tim thường bao gồm:

  • Đau ở giữa xương ngực hoặc đau xương ức bên trái
  • Khó chịu ở phần thân trên bao gồm cả cánh tay, vai và hàm
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn hoặc nôn

Đau xương ức khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Mặc dù đau xương ức thường không nguy hiểm nhưng một số nguyên nhân có thể cần chăm sóc y tế. Một người bị đau xương ức nên đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu nếu:

  • Đau xương ngực mà không rõ nguyên nhân.
  • Đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt, buồn nôn mà không rõ nguyên nhân.
  • Tức ngực hoặc khó thở.
  • Cơn đau lan từ xương ức khắp ngực hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra, nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày hoặc lặp lại thường xuyên, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán hợp lý.

Biện pháp điều trị tình trạng đau xương ức

Các biện pháp điều trị đau nhức xương ức thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

1. Thay đổi lối sống

Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi các thói quen sống có hại cho các khớp, tình trạng sức khỏe để giảm nguy cơ đau xương ức. Một số bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ hoặc nâng tạ nhẹ có thể được đề nghị.

Đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị các biện pháp như:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Thực hiện vật lý trị liệu
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm căng thẳng ở xương ức
đau xương ức bên trái
Danh thời gian nghỉ ngơi hoặc luyện tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng

2. Sử dụng thuốc điều trị

Hầu hết các trường hợp đau khu vực xương ức không nguy hiểm. Đôi khi bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc chống viêm không Steroid như Ibuprofen hoặc Naproxen.  
  • Các loại thuốc giảm đau theo toa khác, bao gồm thuốc có khả năng gây nghiện.
  • Thuốc chống trầm cảm vòng ba như Amitriptyline.
  • Thuốc Steroid đường uống hoặc tiêm Steroid vào khu vực đau.

Bác sĩ có thể đánh giá khả năng phục hồi của người bệnh và đưa ra các giải pháp phù hợp hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần phẫu thuật tim hoặc đường tiêu hóa để cải thiện tình trạng. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Ngày đăng 11:15 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 17:47 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Quốc dược Phục cốt khang – Bí quyết ĐẶC TRỊ vôi hóa cột sống, PHỤC HỒI xương khớp chắc khỏe

Người bệnh bị vôi hóa cột sống thường bị hành hạ bởi những cơn đau nhức, gặp khó khăn trong…

Bệnh lao xương là gì, có lây không? Cách điều trị & ăn uống

Bệnh lao xương xảy ra khi trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis xâm nhập và gây nhiễm khuẩn xương. Bệnh rất…

Người bị vôi hóa cột sống kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia xương khớp, khi điều trị xương khớp, ngoài việc dùng thuốc, kiêng ăn gì cũng là…

10+ thuốc bổ và TPCN tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Thuốc bổ cho người thoát vị đĩa đệm được sử dụng để giảm đau, cải thiện chức năng, giảm viêm,…

3 loại thuốc trị gout của Pháp tốt nhất hiện nay 3 loại thuốc trị gout của Pháp tốt nhất hiện nay

Sử dụng thuốc trị gout của Pháp mang đến tác dụng tích cực trong việc kiểm soát các triệu chứng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua