Đau xương sườn bên phải – trái: Nguyên nhân & cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Tình trạng đau xương sườn bên trái hoặc phải có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến các mô và cơ quan xung quanh khu vực này. Các tình trạng phổ biến có thể bao gồm gãy xương sườn hoặc ung thư phổi. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân và bệnh lý liên quan để có biện pháp khắc phục hiệu quả.

đau hạ sườn phải phía trước
Đau xương sườn có thể là dấu hiệu tổn thương hoặc bệnh lý ở một số cơ quan bên dưới lồng ngực

Đau xương sườn trái – phải có nguy hiểm không?

Lồng xương sườn bao gồm 24 cái, 12 cái bên phải và 12 cái bên trái. Chức năng chính của xương sườn là bảo vệ các cơ quan bên dưới xương sườn.

Xương sườn bên trái bao gồm tim, phổi trái, lá lách, tụy, dạ dày và thận trái. Trong khi bên dưới xương sườn phải là các bộ phận của gan, thận phải, phổi phải, tuyến tụy, túi mật, ruột già và ruột non. Do đó, bất cứ tình trạng nhiễm trùng, tổn thương hoặc viêm ở các cơ quan này đều có thể dẫn đến đau xương sườn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơn đau có thể nghiêm trọng, đau nhói hoặc đau âm ỉ. Trong hầu hết các trường hợp, đau xương sườn bên phải và trái không nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân để có biện pháp cải thiện phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây đau xương sườn bên trái

Đau xương sườn bên trái có thể là dấu hiệu các bệnh lý và vấn đề sức khỏe xung như:

1. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn hay viêm khớp sụn sườn là tình trạng viêm sụn kết nối xương sườn với xương ức. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Viêm khớp
  • Các chấn thương vật lý
Viêm sụn sườn có thể dẫn đến các cơn đau nhói ở lồng ngực trái

Viêm sụn sườn thường dẫn đến một cơn đau nhói ở lồng xương sườn bên trái. Cơn đau thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi ho, hắt hơi hoặc khi ấn vào xương sườn.

2. Viêm tụy

Tuyến tụy là tuyến nằm gần ruột non và ở lồng xương sườn bên trái của cơ thể. Tuyến tụy có tác dụng tiết ra các enzym và dịch tiêu hóa để hỗ trợ ruột non tiêu thụ thức ăn. Tình trạng viêm ở tuyến tụy có thể liên quan đến một số vấn đề như:

  • Chấn thương
  • Lạm dụng rượu
  • Ảnh hưởng của sỏi mật

Viêm tụy thường dẫn đến các cơn đau ở xương sườn bên trái. Các cơn đau thường xuất hiện từ từ và trở nên nghiêm trọng dần sau khi ăn. Các triệu chứng viêm tụy khác thường bao gồm buồn nôn, nôn và giảm cân mà không rõ lý do.

3. Vỡ lá lách hoặc nhồi máu lá lách

Lá lách cũng là một bộ phận nằm ở lồng xương sườn bên trái. Nhiệm vụ của lá lách là loại bỏ các tế bào máu cũ hoặc hư hỏng ra khỏi có thể và tạo ra các tế bào máu trắng để chống nhiễm trùng.

Các vấn đề ở lá lách như lá lách to hoặc viêm thường không dẫn đến bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy no dù chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn. Bên cạnh đó, việc vỡ lá lách có thể khiến máu chảy nghiêm trọng, gây đau ở phần sườn và lồng ngực bên trái. Vỡ lá lách là tình trạng nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó đôi khi bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ lá lách.

đau xương sườn bên phải
Vỡ lá lách là tình trạng nghiêm trọng cần điều trị để tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng

Nếu lá lách bị vỡ, người bệnh có thể có các dấu hiệu như:

  • Hạ huyết áp
  • Chóng mắt
  • Tầm nhìn mờ
  • Buồn nôn

Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể bị nhồi máu lá lách. Đây là tình trạng một phần của lá lách bị hoại tử và các mô tế bào đã chết. Tình trạng này tương đối hiếm gặp và có thể dẫn đến việc đau lồng xương sườn bên trái.

4. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày và có thể gây đau xương sườn trái của người bệnh. Các triệu chứng khác thường bao gồm đau rát ở dạ dày và cảm giác khó chịu ở bụng trên. Đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ngay sau khi ăn hoặc khi đánh răng.

đau xương sườn bên trái
Viêm dạ dày gây đau rát ở sườn trái kèm cảm giác đau rát ở dạ dày

Viêm dạ dày thường có liên quan đến một số nguyên nhân như:

  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
  • Lạm dụng rượu
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm không Steroid quá thường xuyên

5. Soi thận hoặc nhiễm trùng thận

Thận là một phần của hệ thống tiết niệu, phân bố ở hai bên cột sống. Tình trạng nhiễm trùng thận trái có thể dẫn đến các cơn đau ở lồng xương sườn bên trái.

Sỏi thận là những cặn canxi và muối cứng tạo thành sỏi. Khi di chuyển ra khỏi thận để tiến về bàng quang, sỏi thận có thể dẫn đến các cơn đau nhói. Ngoài việc dẫn đến đau ở xương sườn bên trái, sỏi thận cũng dẫn đến:

  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu rất ít
  • Nước tiểu có màu đục hoặc có chứa máu
  • Đau ở phần trước của cơ thể

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng thận cũng có thể dẫn đến các cơn đau ở sườn trái. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu có thể ngăn cản dòng nước tiểu và dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng cũng dẫn đến cảm giác buồn nôn, nôn và sốt cao.

6. Viêm màng ngoài tim

Tim được bảo vệ bởi một túi chứa đầy chất lỏng được gọi là màng ngoài tim. Viêm màng ngoài tim có thể gây cọ sát vào tim và gây đau phần xương sườn bên trái. Cơn đau này có thể âm ỉ và đau nghiêm trọng hơn khi nằm xuống.

đau xương sườn phải
Viêm màng ngoài tim có thể gây đau xương sườn bên trái

Các nguyên nhân có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim thường bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương
  • Sử dụng các chất làm loãng máu định kỳ
  • Thường xuyên sử dụng thuốc chống động kinh

7. Viêm màng phổi

Viêm màng phổi là tình trạng các mô bao phủ phổi bị viêm. Bệnh thường xảy ra do vi khuẩn, virus, nấm, chấn thương hoặc nhồi máu phổi. Khi bệnh lý này ảnh hưởng đến phần phổi trái có thể dẫn đến đau lồng xương sườn bên trái.

Các triệu chứng chính thường bao gồm đau nhói ở phổi hoặc đau như có vật đâm vào phổi khi hít thở. Nếu các cơn đau trở nên dữ dội và nghiêm trọng hãy gọi là cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Nguyên nhân gây đau xương sườn bên phải

Tương tự như việc bị đau xương sườn bên trái, đau xương sườn phải có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý ở các cơ quan bên dưới lồng ngực. Một số nguyên nhân phổ biến thường bao gồm:

1. Vấn đề về thận

Các vấn đề về thận như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận hoặc ung thư thận có thể dẫn đến tình trạng đau xương bên phải.

Các triệu chứng kèm theo khác có thể bao gồm:

  • Các cơn đau có thể lan xuống lưng dưới hoặc háng
  • Đau khi đi tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Có máu trong nước tiểu
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn

Nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu bệnh thận, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.

2. Các bệnh lý về đường tiêu hóa

Việc bị đau xương sườn bên phải có thể là dấu hiệu các bệnh về đường tiêu hóa. Các vấn đề phổ biến thường bao gồm chứng khó tiêu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc đau dạ dày.

đau xương sườn
Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến việc đau lồng xương sườn

Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm:

  • Ợ nóng thường xuyên
  • Đau tức ngực
  • Buồn nôn và nôn
  • Có cảm giác đau họng hoặc nóng rát ở cổ họng

Thông thường, các vấn đề về tiêu hóa có thể cải thiện bằng lối sống lành mạnh, tránh các thực phẩm kích thích và dùng thuốc kháng axit để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

3. Các bệnh lý về gan

Các bệnh lý và vấn đề ở gan như viêm gan, áp xe gan hoặc ung thư gan cũng có thể dẫn đến tình trạng đau lồng xương sườn bên phải. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh gan khác có thể bao gồm:

  • Vàng da
  • Đau bụng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Mệt mỏi, sốt
  • Giảm cân mà không rõ lý do

Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh gan, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn, chẩn đoán và có biện pháp khắc phục hiệu quả.

4. Vấn đề về túi mật

Các vấn đề về túi mật, chẳng hạn như sỏi mật hoặc sỏi túi mật, có thể dẫn đến tình trạng đau sườn bên phải. Các cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ và xảy ra sau các bữa ăn lớn hoặc vào buổi tối. Các triệu chứng khác thường bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Nước tiểu đậm hoặc phân có màu sáng
  • Da vàng

Nếu các xuất hiện các dấu hiệu sỏi mật hoặc các bệnh lý khác về túi mật, người bệnh nên đến bệnh viện. Điều trị kịp lúc là cách tốt nhất để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

5. Viêm tụy

Một số bệnh lý về tuyến tụy bao gồm viêm tụy có thể dẫn đến các cơn đau đau xương sườn bên phải. Cơn đây có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Tăng nhịp tim
  • Sốt
  • Đau ở bụng trên
  • Chán ăn

Hầu hết các trường hợp viêm tụy là tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh các biến chứng không mong muốn. Viêm tụy nhẹ có thể được cải thiện trong vòng vài tuần. Tuy nhiên nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cần dùng thuốc hoặc dịch truyền để cải thiện các triệu chứng.

Điều trị tình trạng bị đau xương sườn bên trái – phải

Việc điều trị tình trạng đau xương sườn trái hoặc phải phụ thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng có liên quan đến viêm, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc chống viêm không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Nếu cơn đau xuất phát do các vấn đề xương khớp, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc trị bệnh xương khớp.

Thuốc kháng sinh chống viêm

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để điều trị.

bị đau xương sườn bên trái
Việc điều trị đau xương sườn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh

Cụ thể các biện pháp và thuốc thường được sử dụng để điều trị đau xương sườn bao gồm:

  • Thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen.
  • Thuốc kháng axit để trung hòa axit dạ dày và điều trị tình trạng trào ngược.
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn Axit để làm giảm lượng axit trong dạ dày và ruột.
  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật để loại bỏ tình trạng sỏi mật hoặc điều trị các khối u.
  • Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị hoặc các liệu pháp miễn dịch.

Biện pháp phòng ngừa đau xương sườn

Mặc dù không thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đau xương sườn. Tuy nhiên người bệnh có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh bằng một số lưu ý như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và đậu.
  • Sử dụng các loại chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu cá và tránh các loại thực phẩm chiên, rán.
  • Không sử dụng quá nhiều đường, muối và Carbohydrate tinh chế.
  • Uống nhiều nước để giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung Canxi một cách thận trọng để tránh sỏi thận.
  • Ngừng hút thuốc và tránh hút thuốc lá thụ động.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Tình trạng đau xương sườn có thể là là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp tình trạng này không nguy hiểm và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

 

Đọc ngay:

Chia sẻ:
Cây bìm bịp chữa đau xương khớp hiệu quả Cây bìm bịp chữa xương khớp có thực sự hiệu quả?

Từ lâu cây bìm bịp chữa xương khớp đã là bài thuốc được dân gian sử dụng và mang đến…

Các loại thuốc trị gai cột sống của Mỹ tốt nhất thị trường

Thuốc trị gai cột sống của Mỹ từ lâu đã được biết đến với hiệu quả cao trong việc giảm…

Phác Đồ Điều Trị Bệnh Gút Hoàn Chỉnh Nhất Hiện Nay Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện phác đồ điều trị…

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Hãy trao đổi với bác sĩ để xác định mức…

Bấm huyệt chữa đau vai gáy thư giãn cơ đánh lui cơn đau không cần thuốc

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là phương pháp YHCT, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng cơ và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua