Thuốc Ức Chế Bơm Proton Là Gì? Tác Dụng Và Thận Trọng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc ức chế bơm proton là loại thuốc có tác dụng giảm sản xuất acid dạ dày trong thời gian dài. Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong điều trị và dự phòng tái phát một số bệnh lý ở cơ quan tiêu hóa trên như viêm loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison, trào ngược dạ dày thực quản,…

Thuốc ức chế bơm proton là gì?

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về dạ dày. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm sản xuất acid dạ dày kéo dài có phục hồi.

thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton là loại thuốc có tác dụng giảm sản xuất axit dạ dày

Tìm hiểu thêm: Axit dạ dày là gì? Vai trò của axit dạ dày trong hệ tiêu hóa

Tác dụng và chỉ định của thuốc ức chế bơm proton

Với khả năng làm giảm acid dạ dày, thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm các triệu chứng như khó nuốt, đau thượng vị, ợ nóng, ợ chua, ho do trào ngược dạ dày, ngăn ngừa hình thành vết loét ở dạ dày,…

Nhóm thuốc này được chỉ định trong điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm:

tác dụng của thuốc ức chế bơm proton
Nhóm thuốc PPIs thường được dùng để điều trị các chứng bệnh do tăng tiết acid dạ dày gây ra

Ngoài ra, ở các loại thuốc cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho những trường hợp không được đề cập ở trên. Cần lưu ý rằng, thuốc ức chế bơm proton không có khả năng giảm triệu chứng tức thì nên thường được dùng phối hợp với những loại thuốc điều trị khác.

Tìm hiểu thêm: 11+ Thuốc Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Nhất

Thận trọng khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton

Tuyệt đối không sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton với những trường hợp có tiền sử dị ứng với thuốc. Ngoài ra những người đã từng quá mẫn với một loại thuốc thuộc nhóm PPIs, cần thông báo với bác sĩ để tránh tình trạng dị ứng chéo với thuốc cùng nhóm.

Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton khiến acid dạ dày giảm mạnh, do đó có thể làm tăng số lượng vi khuẩn có hại trong dạ dày. Với những trường hợp xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp hoặc đang có nhiễm trùng tiêu hóa cấp, cần sử dụng đồng thời với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng nhóm thuốc này trong điều trị dài hạn. Bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng nhóm thuốc PPIs có thể che lấp các dấu hiệu của ung thư dạ dày. Vì vậy cần đánh giá mức độ lành tính của vết loét dạ dày trước khi sử dụng thuốc.

Không tự ý dùng thuốc khi có một số biểu hiện như phân đen, có lẫn máu, sụt cân bất thường, ợ nóng kéo dài trên 3 tháng, nôn ra máu/ bã cà phê, vướng và đau khi nuốt,…

thuốc ức chế bơm proton cho phụ nữ mang thai
Chỉ sử dụng thuốc ức chế bơm proton cho phụ nữ mang thai trong trường hợp thật sự cần thiết

Nhóm thuốc PPIs chỉ sử dụng trong thai kỳ khi thực sự cần thiết vì chưa có đủ cơ sở chứng minh mức độ an toàn của thuốc đối với sản phụ.

Sử dụng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ gãy xương. Nguy cơ này thường xảy ra với người cao tuổi và người dùng thuốc trong điều trị dài hạn. Vì vậy những đối tượng có nguy cơ gãy xương cao (mật độ khoáng xương thấp, loãng xương) nên chủ động thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc ức chế bơm proton có thể tương tác với loại thuốc nào?

Tương tác thuốc là hiện tượng hoạt chất trong các loại thuốc có phản ứng qua lại, gây giảm/ tăng mức độ chuyển hóa và bài tiết. Tương tác có thể làm giảm tác dụng điều trị hoặc gây ra một số rủi ro, vì vậy bạn cần chủ động phòng ngừa tình trạng này.

Thuốc ức chế bơm proton có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Thuốc tác dụng cục bộ dạ dày (Nhôm hydroxid, magnesi hydroxid,…): Nhóm thuốc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc ức chế bơm proton, do đó nên sử dụng cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Phenytoin, warfarin, diazepam: PPIs làm chậm quá trình bài tiết những loại thuốc này. Nếu sử dụng đồng thời, nên giảm liều lượng để dự phòng rủi ro.
  • Ampicillin (biệt dược: Unasyn, Principen)
  • Clopidogrel (biệt dược: Plavix)
  • Digoxin (biệt dược: Lanoxicaps và Lanoxin)
  • Viên uống chứa sắt (biệt dược: Femiron, Fergon,…)
  • Tacrolimus (biệt dược: Prograf)
  • Ketoconazole (biệt dược: Nizoral)
  • Thuốc điều trị HIV/ AIDS như nelfinavir (Viracept), atazanavir (Reyataz),…
  • Kháng sinh Cyclosporine (biệt dược: Neoral, Gengraf, Sandimmune,…)

Để biết đầy đủ những loại thuốc có khả năng tương tác với thuốc ức chế bơm proton, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton

Khi sử dụng nhóm thuốc PPIs, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton
Thuốc ức chế bơm proton có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng

Với trường hợp có dấu hiệu quá mẫn (sưng họng/ lưỡi/ môi, khó thở, phát ban,…) hoặc có biểu hiện suy giảm nồng độ magie (nhầm lẫn, co giật, tiêu chảy có máu, chóng mặt, nhịp tim không đều, yếu cơ, co giật, nghẹt thở, ho, chuột rút,…) cần thông báo với nhân viên y tế trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêmĐau dạ dày là đau bên nào? Vị trí đau giúp chẩn đoán đúng bệnh

Các loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến

Thuốc ức chế bơm proton có nhiều loại. Đang được sử dụng phổ biến nhất là những thuốc sau:

1. Omeprazol

Omeprazol là một trong những loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến. Ngoài các bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp, loại thuốc này còn được dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa, u tuyến nội tiết, u tế bào hệ thống,…

Ngoài ra, Omeprazol cũng có thể được sử dụng phối hợp với kháng sinh trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori ở người trưởng thành.

Các biệt dược của Omeprazol, bao gồm:

  • Omez
  • Omeplus
  • Mepraz
  • Omepraz
  • Lomac,…

2. Esomeprazol

Esomeprazol có thể được sử dụng để điều trị loét dạ dày do sử dụng NSAID và phòng ngừa loét ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Ngoài ra loại thuốc này còn được dùng trong trường hợp viêm xước thực quản do trào ngược và dự phòng tái phát trào ngược dạ dày.

Mặc dù có cùng cơ chế hoạt động với những loại thuốc ức chế bơm proton, tuy nhiên Esomeprazol có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

thuốc ức chế bơm proton
Esomeprazol là một trong những hoạt chất ức chế bơm proton được sử dụng

Tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm: Đau khớp, viêm thận kẽ, trầm cảm, viêm gan, rối loạn vị giác, kích động, viêm da, ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, vàng da, giảm tiểu cầu và bạch cầu.

Các biệt dược có chứa hoạt chất Esomeprazol bao gồm:

  • Mepilori
  • Esoflar
  • Nexium
  • Ritazol
  • Gasgood
  • Esomeprazol US.

3. Lansoprazol

Lansoprazol thường được sử dụng ngắn hạn khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và được dùng trong điều trị dài hạn các bệnh lý như tăng dưỡng bào hệ thống, hội chứng Zollinger – Ellison, u đa tuyến nội tiết,…

Các biệt dược có chứa Lansoprazol bao gồm:

  • Lansoprazol stada
  • Nefian.

4. Rabeprazol

Rabeprazol được chỉ định trong điều trị loét tá tràng lành tính và tiến triển, trào ngược dạ dày dạng bào mòn, loét miệng nối, hội chứng Zollinger – Ellison,… Loại thuốc này có thể được dùng khi đói hoặc no.

Các biệt dược có chứa hoạt chất chống bơm proton Rabeprazol bao gồm:

  • Pariet
  • Rabemac
  • Rabewell
  • Rabeto,…

5. Pantoprazol

Pantoprazol ít phổ biến hơn những loại thuốc chống bơm proton khác. Thuốc được sử dụng trong những trường hợp tăng tiết acid dạ dày quá mức như trào ngược dạ dày thực quản, dự phòng loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm không steroid, loét dạ dày lành tính, loét tá tràng,…

thuốc ức chế bơm proton mạnh nhất
Chỉ nên dùng thuốc ức chế bơm proton Pantoprazol (biệt dược: Pantoloc) cho bệnh nhân cao tuổi và người suy thận với liều lượng 40ml/ngày

Khi sử dụng loại thuốc này cho người suy thận và bệnh nhân cao tuổi, chỉ nên dùng tối đa 40ml/ ngày. Nếu phát sinh các triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ biết.

Một số biệt dược có chứa hoạt chất này gồm có:

  • Pantoloc
  • Pantocap Stada
  • Quapanto,…

Thuốc ức chế bơm proton là một trong những nhóm thuốc được dùng phổ biến trong điều trị các vấn đề ở dạ dày. Tuy nhiên việc tùy tiện sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy nếu có ý định dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
thực đơn cho người đau dạ dày Thực Đơn Hàng Ngày Cho Người Đau Dạ Dày Nhanh Khỏi

Chế độ ăn uống không lành mạnh thường là nguyên nhân chính gây đau bao tử và làm trầm trọng…

Bác Thành chia sẻ về hành trình điều trị viêm đau dạ dày tại Thuốc dân tộc Quên đi nỗi lo viêm dạ dày sau hơn 10 năm chạy chữa nhờ thuốc Đông y

Viêm dạ dày đang ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Mỗi…

Sơ can bình vị tán Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Hiệu Quả Thực Tế? Chuyên Gia Nói Gì?

Trên thị trường hiện nay có đến cả trăm bài thuốc chữa bệnh dạ dày, trong đó lựa chọn Đông…

Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị

Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nên ăn gì? Theo khuyến cáo, người bệnh ăn những thực phẩm dễ…

Chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung Chữa Viêm Loét Dạ Dày Bằng Quả Sung Dễ Dùng Tại Nhà

Chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng quả sung là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua