Dị ứng là gì? Các loại bệnh dị ứng thường gặp

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng là phản ứng quá mẫn cảm của cơ thể đối với một số yếu tố bên ngoài môi trường. Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho biết có khoảng 30 – 40% trẻ em ở nước này có dấu hiệu mắc bệnh lý này. Có nhiều loại dị ứng, nguyên nhân gây ra cũng khác nhau.

Dị ứng là gì?

Hiểu đơn giản thì dị ứng là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch đối với các chất có trong môi trường. Những chất gây phản ứng thường vô hại như phấn hoa hoặc mạt bụi có trong không khí. Triệu chứng được tìm thấy ở nhiều cơ quan khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là ở da và niêm mạc.

dị ứng
Dị ứng là một tình trạng khá phổ biến gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể không giống nhau giữa các cá nhân. Mặc dù đa số các trường hợp thường vô hại, nhưng đôi khi có thể khiến người bệnh khó thở, sốc phản vệ và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đối tượng dễ bị dị ứng

Một kháng thể đặc biệt trong cơ thể gọi là histamine có thể phản ứng và gây ra các triệu chứng bệnh. Khi kháng thể này được giải phóng, chúng sẽ chống lại các chất lạ xâm nhập hoặc chạm vào cơ thể tạo nên phản ứng. Các đối tượng dễ mắc phải tình trạng này là:

  • Trong gia đình có bệnh nhân dị ứng hoặc hen suyễn.
  • Mắc bệnh hen suyễn
  • Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Sinh bằng phương pháp mổ
  • Trẻ em

Tham khảo thêm: Da nổi sần không ngứa – Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản

Các loại bệnh dị ứng thường gặp

Đây là một trường hợp bệnh lý khá phổ biến, nhưng không phải tất cả các loại dị ứng đều giống nhau. Dưới đây là một số dạng thường gặp nhất hiện nay.

Dị ứng phấn hoa

Phấn hoa là một phần hạt mịn của nhiều loại thực vật khác nhau với số lượng rất nhiều trong không khí. Dị ứng phấn hoa thường xảy ra vào mùa xuân, mùa mùa hè thậm chí là mùa thu.

Thời điểm này các loại cây, cỏ, hoa đều phát triển tươi tốt. Do đó chúng cũng giải phóng khá nhiều phấn hoa vào môi trường.  

dị ứng phấn hoa
Dị ứng phấn hoa phổ biến vào mùa xuân và mùa hè

Người dị ứng phấn hoa có thể được cải thiện các triệu chứng bằng cách hạn chế ra ngoài khi không cần thiết. Bên cạnh đó hãy đóng kín cửa sổ và không treo quần áo ở ngoài trời để hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh.

Dị ứng mạt bụi

Mạt bụi là những con bọ siêu nhỏ thuộc họ hàng của ve và nhện. Chúng có kích thước khoảng 1/4 mm, mắt thường của con người không thể trông thấy được. Chúng phát triển mạnh ở vùng khí hậu ẩm ướt và ấm áp ví dụ như ghế dài, thảm, giường, chăn gối…

Đối với những người bị dị ứng mạt bụi, hãy lắp máy hút ẩm trong phòng để hút bớt độ ẩm. Độ ẩm thích hợp là khoảng 30 – 50%. Cân nhắc loại bỏ thảm chân hoặc bất kỳ một đồ vật nào có khả năng chứa mạt bụi. Thường xuyên giặt khăn trải giường, chăn, vỏ gối, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.

Tham khảo thêm: Gợi ý 10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả nên thử

Dị ứng nọc độc côn trùng

Nọc độc hoặc một số chất sinh học trong cơ thể côn trùng có thể gây ra tình trạng dị ứng. Một số trường hợp nghiêm trọng, vết cắn của côn trùng có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Để đề phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra, người bị dị ứng với côn trùng nên mang theo chai xịt côn trùng và thuốc chống dị ứng tại chỗ. Nếu tình trạng sốc phản vệ xảy ra, hãy liên hệ với cấp cứu ngay lập tức.

nọc độc côn trùng
Nên mang theo chai xịt côn trùng hoặc thuốc úng phó để tránh bị côn trùng tấn công và gây dị ứng

Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc có thể xảy ra ở một số cá nhân có cơ địa mẫn cảm. Các loại thuốc dễ gây dị ứng bao gồm Penicillin và Aspirin, thuốc động kinh, thuốc kháng sinh…

Một số người có thể gặp tình trạng sốc phản vệ nếu uống phải thuốc dị ứng. Hãy gọi cho cấp cứu nếu tình trạng sốc phản vệ xảy ra.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với các loại thức ăn. Các loại thực phẩm dễ gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Sữa
  • Trứng
  • Đậu phộng
  • Hạt dẻ
  • Đậu nành
  • Lúa mì
  • Động vật giáp xác

Ngoài ra, một số người có thể gặp tình trạng không dung nạp thực phẩm. Điều này sẽ làm một lượng lớn thức ăn tích tụ trong cơ thể và gây nên phản ứng.

ăn hải sản bị kích ứng
Dị ứng hải sản là tình trạng dị ứng phổ biến hiện nay

Tham khảo thêm: Ngứa Mũi Ngứa Mắt – Có Phải Do Dị Ứng Hay không?

Dị ứng nấm mốc

Dị ứng nấm mốc xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các bào tử nấm mốc. Nấm mốc có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, thường xảy ra vào đầu tháng 7 đến hết mùa thu. Các triệu chứng bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Ho
  • Khó thở
  • Hen suyễn

Dị ứng nhựa mủ

Nhựa mủ cao su thường có trong các sản phẩm hàng ngày như:

  • Bong bóng
  • Dây thun
  • Bao cao su và màng ngăn âm đạo
  • Găng tay cao su

Đối với một số trường hợp hệ thống miễn dịch của cơ thể cho rằng nhựa mủ là chất có hại và phản ứng để bảo vệ cơ thể. Nếu bạn có dấu hiệu phản ứng với nhựa mủ, hãy tránh xa nó.

Dị ứng thú cưng

Dị ứng với vật nuôi có lông cũng là một vấn đề khá phổ biến. Tại Hoa Kỳ có 3/10 người bị dị ứng với lông chó hoặc mèo.

Lông của động vật chứa nhiều vi khuẩn và các tạp chất lạ, các tạp chất này chính là nguyên nhân gây ra dị ứng. Nước bọt, nước tiểu và phân của thú cưng cũng có thể gây ra tình trạng này. Triệu chứng thường giống với dị ứng phấn hoa và mạt bụi.

lông thú
Lông, nước bọt, nước tiểu của thú cưng có thể gây ra tình trạng dị ứng

Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này là không nuôi thú cưng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nuôi thú cưng thì hãy giữ chúng ở trong nhà, giữ lông của chúng sạch sẽ. Không để thú cưng đi vào phòng ngủ, vệ sinh không khí trong lành.

Tham khảo thêm: Viêm Da Dị Ứng Tiếp Xúc Có Lây Không? Cách Trị Dứt Điểm

Dị ứng tiếp xúc da

Viêm da tiếp xúc là một loại viêm da xảy ra khi cơ thể dị ứng với một chất hoặc vật nào đó có trong môi trường. Tác nhân dị ứng có thể bao gồm nhựa mủ, côn trùng hoặc lông thú cưng.

Viêm da dị ứng tiếp xúc thường gây phát ban đỏ, ngứa ở nơi tiếp xúc trong vòng 12 – 24 giờ. Bạn có thể hạn chế các triệu chứng bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Sử dụng các chất sát trùng
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng

Dị ứng là một tình trạng khá phổ biến và đôi khi nó có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh hãy chủ động kiểm soát môi trường, tránh xa các tác nhân gây dị ứng và tìm đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:32 - 22/04/2024 - Cập nhật lúc: 22:08 - 26/05/2024
Chia sẻ:
5 địa chỉ khám – xét nghiệm dị ứng tốt nhất hiện nay ở TP HCM

Khi bị dị ứng, cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân, từ đó có phương pháp chữa…

Mặt tự nhiên nổi nhiều mụn đỏ là bị gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Tình trạng da mặt tự nhiên nổi nhiều mụn đỏ có thể là dấu hiệu của việc dị ứng mỹ…

Dị ứng sau sinh – Hiện tượng thường gặp và cách xử lý

Dị ứng sau sinh là hiện tượng da liễu khá phổ biến, nguyên nhân gây ra tình trạng này là…

9 cách giảm ngứa khi bị dị ứng cho hiệu quả nhanh nên áp dụng

Có rất nhiều cách giảm ngứa khi bị dị ứng tại nhà mang lại kết quả điều trị khả quan.…

Thử kem trước khi sử dụng giúp giảm thiểu tối đa các tổn thương ở vùng da Hướng dẫn cách thử kem xem có bị dị ứng không trước khi dùng

Dị ứng mỹ phẩm, các loại kem phấn là tình trạng phổ biến thường là do loại da phản ứng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua