Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em – Triệu chứng và cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Theo các chuyên gia, bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em thường xảy ra do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa được phát triển hoàn chỉnh. Mặt khác da trẻ cũng nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng.

Dị ứng thời tiết ở trẻ em
Nổi mẩn đỏ, phát ban và ngứa ngáy khắp người là triệu chứng của dị ứng thời tiết ở trẻ em.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ em

Dị ứng thời tiết có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Đặc biệt, bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ thể phản ứng với sự thay đổi thất thường của thời tiết. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng có thể là do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như

  • Mạt bụi
  • Phấn hoa
  • Độ ẩm tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh mẽ
  • Áp suất khí quyết thay đổi, giảm đột ngột
  • Nhiệt độ tăng hoặc giảm thất thường

Triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ em

Thông thường, trẻ bị dị ứng thời tiết đều gặp phải biểu hiện đặc trưng đó là phát ban. Ban đầu da của trẻ sẽ xuất hiện các đốm ban đỏ nhỏ, có giới hạn rõ rệt và khi ấn vào sẽ có cảm giác căng cứng.

Các vết sẩn, nốt phát ban thường tập trung chủ yếu ở những vùng da không hoặc ít được che chắn như cổ, mặt, tay và chân. Ngoài ra còn có triệu chứng ngứa ngáy và nóng rát. Ngứa có thể xuất hiện và biến mất ngay sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp ngứa da kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần đưa con đến chuyên khoa.

Bên cạnh các triệu chứng nêu trên, khi bị dị ứng thời tiết, trẻ em còn gặp phải các biểu hiện như:

  • Da đỏ ửng và sưng nhiều chỗ. Đồng thời, có dấu hiệu khô ráp, nứt nẻ và bong tróc vảy khô trên da
  • Trẻ bị sốt
  • Cơ thể mất nước, mất chất cân bằng điện giải dẫn đến tình trạng chán ăn, kém tập trung và lười vận động
  • Viêm mũi dị ứng thời tiết với các biểu hiện nổi bật như chảy nước mũi, hắt xì hơi liên tục hoặc khó thở do đường thở bị tắc nghẽn.

XEM THÊM: Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Bị Dị Ứng Thời Tiết Và Cách Chữa

Dị ứng thời tiết ở trẻ em có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết ở trẻ em thường không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Trong một số trường hợp, các phản ứng dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây biến chứng sau:

Cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em

Những cách dưới đây có thể giúp chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em:

Tránh tác nhân gây dị ứng

Để kiểm soát và khắc phục tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng… Đồng thời đóng tất cả các cửa sổ trong nhà để phòng ngừa phấn hoa theo gió lùa vào.

Trong trường hợp thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, cha mẹ nên giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng mặc quần áo giữ nhiệt. Hoặc cũng có thể mở lò sưởi hay điều chỉnh nhiệt độ trong phòng xuống mức phù hợp.

Cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em
Chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em bằng cách không cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

Vệ sinh cơ thể và dưỡng ẩm

Cha mẹ cũng nên vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ mỗi ngày bằng cách tắm nước ấm. Tuy nhiên, thời gian tắm không kéo dài quá 15 – 20 phút và nước tắm không được quá nóng hay quá lạnh.

Sau khi tắm cho trẻ xong, phụ huynh nên lau khô người bé và thoa đều một lớp kem dưỡng ẩm. Cách làm này giúp duy trì độ ẩm trên da, ngăn ngừa tình trạng da bị khô ráp, nứt nẻ do thời tiết khô hanh.

Song song đó, cha mẹ cần cắt ngắn móng tay và duy trì cho trẻ một giấc ngủ đủ, giúp tránh stress và hạn chế tình trạng gãi ngứa gây tổn thương da.

Mặc quần áo thoải mái

Cho trẻ mặc những bồ quần áo rộng rãi, thoải mái với chất liệu vải mềm, không thô ráp và có tính thấm hút mồ hôi tốt. Bởi quần áo chật sẽ gây cọ xát với vết thương dẫn đến tình trạng da bị viêm nhiễm nặng.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Phụ huynh cũng có thể khắc phục bệnh ở con bằng cách cho con uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng sau đây:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh tấn công. Một số thực phẩm giàu vitamin C như cam, cà chua, ớt chuông, dứa,…
  • Sữa chua: Theo các nhà nghiên cứu, sữa chua giúp cung cấp một lượng lớn hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp kích thích hệ tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó, giúp làm dịu triệu chứng ngứa ngáy ở trẻ em do dị ứng thời tiết gây ra.
  • Thực phẩm giàu chất kháng viêm và kháng khuẩn: Ăn món ăn có chứa nghệ, tỏi và gừng

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, cha mẹ nên hạn chế cho con ăn các đồ ăn, thức uống lạnh như kem hoặc nước đá. Bởi chúng chính là nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch, là tác nhân kích hoạt dị ứng.

Dị ứng thời tiết ở trẻ em tuy không khó chữa nhưng nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh lý về đường hô hấp, cha mẹ nên hết sức chú ý. Tốt nhất nên đưa con thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của chuyên viên y tế.

ĐỌC NGAY:

Chia sẻ:
Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không? Dị ứng thời tiết có tự khỏi được không?
Do bệnh gây nhiều khó chịu nên nhiều người không khỏi thắc mắc dị ứng thời tiết có tự khỏi được không. Đây là tình trạng bệnh lý có liên…
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết và những điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết thường gặp vào những thời điểm chuyển mùa. Nguyên nhân là do…

Dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên

Tìm hiểu bệnh dị ứng da mặt và cách khắc phục hiệu quả hoàn toàn từ thiên nhiên có thể…

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua lấy lại làn da mịn màng

Trị dị ứng da mặt bằng sữa chua đơn giản, hiệu quả với tính chất làm dịu, giảm viêm, dưỡng…

Cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong đơn giản 3 ngày khỏi bệnh

Trị dị ứng da mặt bằng mật ong là một phương pháp tự nhiên và hiệu quả. Phương này giúp…

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi?

Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như cơ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua