Viêm mũi dị ứng thời tiết – Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một dạng dị ứng phổ biến của bệnh viêm mũi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng cũng gây nhiều phiền toái bởi những biểu hiện của bệnh.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?
Viêm mũi dị ứng thời tiết – Nỗi lo lắng của nhiều người mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột

Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có liên quan đến sự thay đổi của thời tiết và các mùa trong năm.

Khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể của người bệnh sẽ tự động tạo ra các kháng thể chống lại các kháng nguyên gây bệnh. 

Đọc thêm: 9 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Hiệu Quả

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thời tiết

Đối với người bị viêm mũi dị ứng thời tiết, đặc biệt là người có cơ địa dị ứng thì niêm mạc mũi rất nhạy cảm với thời tiết. Nguyên nhân chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với thời tiết thay đổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

  • Người bị viêm mũi dị ứng
  • Viêm da dị ứng
  • Mề đay mạn tính
  • Tổ đĩa
  • Ezcema
  • Hen suyễn
  • Người có cơ địa bị dị ứng

Biểu hiện viêm mũi dị ứng thời tiết

Người bệnh thường có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, thấy cay cay trong mũi, ngứa mũi, cáy mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt liên tục. Sau đó là hiện tượng chảy nước mũi nhiều và trong.

Biểu hiện viêm mũi dị ứng thời tiết
Hắt hơi và chảy nước mũi là triệu chứng nhận biết viêm mũi dị ứng thời tiết đầu tiên ở người mắc bệnh

Tiếp đến, bệnh nhân sẽ có cảm giác rát bỏng vòm hầu họng. Vào ban ngày, các cơn bỏng rát sẽ xuất hiện nhiều hơn, nhưng khi tối đến thì sẽ dịu đi.

Gợi ý: Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Chữa như thế nào?

Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

1. Điều trị bằng thuốc

+ Thuốc kháng histamine

Thuốc này có tác dụng ngăn cản cơ thể sản sinh ra histamine gây ra triệu chứng viêm mũi dị ứng. Một số thuốc kháng histamine thường gặp:

  • Desloratadine (Clarinex)
  • Fexofenadine (Allegra)
  • Levocetirizine (Xyzal)
  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Etirizine (Zyrtec)
  • Loratadine (Claritin)

+ Thuốc có chứa decongestant

Thuốc có tác dụng làm thông mũi xoang và giải trừ nghẹt mũi. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân dùng như:

  • Pseudoephedrine
  • Oxymetazoline (thuốc xịt mũi)
  • Cetirizine
  • Phenylephrine
Điều trị bằng thuốc
Điều trị triệu chứng bệnh bằng thuốc kháng histamine hoặc decongestant

Tham khảo thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính: Nguyên nhân và cách trị 

3. Điều trị bằng biện pháp dân gian

+ Nghệ

Nghệ có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm và chống khuẩn tốt. Do đó, chúng có tác dụng quản lý triệu chứng bệnh.

+ Cách làm và sử dụng như:

  • Sử dụng 6 muỗng mật ong và 6 muỗng bột nghê, trộn đều và cho vào hộp kín.
  • Mỗi ngày uống 1 muỗng cà phê.

+ Giấm táo

Giấm táo có chứa chất kháng histamine. Bên cạnh đó, chúng còn có đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, giúp giảm triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi và đau đầu.

+ Cách thực hiện đơn giản sau đây:

  • Sử dụng 2 muỗng cà phê giấm táo hòa tan với 1 ly nước ấm
  • Sau đó thêm vào một ít mật ong và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh

+ Cách dùng:

Chia hỗn hợp nước giấm táo làm 3 phần và uống trong ngày sau khi ăn 30 phút. 

Điều trị bằng biện pháp dân gian
Giấm táo giúp kiểm soát triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

+ Gừng

Gừng có đặc tính kháng viêm, chúng giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút xâm nhập sâu gây viêm xoang. 

+ Cách thực hiện đơn giản sau:

  • Gừng tươi đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và giã nát.
  • Sau đó cho vào ấm đun sôi cùng với 1 chén nước, một ít đinh hương và quế.
  • Sau 5 phút đun sôi, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc và thêm một ít chanh và mật ong, hòa tan đều.

+ Tỏi

Hoạt chất quercetin có trong tỏi được xem như một chất kháng histamine tự nhiên. Người bệnh có thể quản lý nghẹt mũi, hắt hơi hoặc chảy nước mũi bằng cách ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày. Hoặc đơn giản hơn, bệnh nhân thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày, giúp tăng hệ miễn dịch.

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi và tay chân mỗi khi thời tiết thay đổi.
  • Chú ý vệ sinh tai mũi họng đúng cách.
  • Nên vệ sinh nơi ở sạch sẽ.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất.
  • Nên thăm khám khi thấy dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
  • Không nên tự ý dùng thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Viêm mũi dị ứng thời tiết thường xảy ra theo mùa. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc phòng và điều trị bệnh ngay từ đầu để tránh trường hợp bệnh chuyển nặng, làm tăng nguy cơ biến chứng. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Thuốc xịt mũi Xisat 75ml cho trẻ em và điều cần biết

Thuốc xịt mũi Xisat 75ml cho trẻ em được bào chế từ nước muối biển sâu kết hợp với tinh…

Viêm Mũi Dị Ứng Quanh Năm Và Cách Chữa Trị Ngăn Tái Phát

Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng quanh năm có thể nguyên nhân là do bạn dị ứng với yếu…

Thuốc Desloratadine – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Desloratadine là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2 (F.T.Pharma). Thuốc có tác dụng ức chế…

bệnh viêm mũi dị ứng có lây không [Giải đáp] Viêm mũi dị ứng có lây không? Có di truyền không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Có thể di truyền từ bố mẹ sang con không? Là vấn…

Bác sĩ Nhuần trực tiếp thăm khám, bắt mạch cho người bệnh Top 3 Bác Sĩ Chữa Viêm Xoang, Viêm Mũi Dị Ứng Giỏi Nhất Tại Thuốc Dân Tộc

Với trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi và sự tận tâm, nhiệt tình, hết lòng vì bệnh nhân,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua