Bị ngứa mũi liên tục là bị gì? Làm sao trị hết?

Bị ngứa mũi liên tục là tình trạng phổ biến gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết bên dưới để hiểu thêm về hiện tượng này.
Nguyên nhân gây ngứa mũi liên tục

1. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng theo mùa là tình trạng dị ứng khởi phát vào một mùa nhất định trong năm. Người bệnh thường nhạy cảm với các dị nguyên hay các tác nhân gây dị ứng.
Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng Histamine dẫn đến các triệu chứng bao gồm ngạt mũi khó thở, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, đau họng,…
Xem thêm: Ngứa Mũi Hắt Xì Liên Tục Là Bị Gì? Có Khắc Phục Được Không?
2. Viêm da dị ứng tiếp xúc mũi
Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng da bị kích thích và viêm sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tình trạng này có thể dẫn đến đỏ mũi, ngứa, đau ở mũi, bong vảy da ở vùng mũi.

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Một số loại thực vật
- Kim loại
- Xà phòng
- Nước hoa
- Mỹ phẩm
- Các chất tẩy rửa
3. Dị ứng mãn tính
Các nhiều hoạt chất và tác nhân có thể gây dị ứng trong và bên ngoài mũi như:
- Nấm mốc
- Phấn hoa
- Nước hoa
- Khói bụi, ô nhiễm môi trường
- Khói công nghiệp
- Lông thú nuôi
4. Khô mũi
Khô mũi có thể dẫn đến kích ứng đường hô hấp gây ngứa bên trong niêm mạc mũi. Khô mũi thường liên quan đến các yếu tố môi trường, như khí hậu khô hoặc gió và điều hòa không khí.
Trong một số trường hợp, cảm lạnh cũng có thể gây khô mũi, suy giảm lượng chất nhầy và gây ngứa mũi.

Gợi ý: Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không? Cách chữa hiệu quả
5. Nhiễm trùng mũi
Nhiễm trùng khoang mũi là tình trạng tương đối phổ biến thường có liên quan đến virus cảm lạnh. Tình trạng viêm có thể dẫn đến ngạt mũi khó thở, chảy nước mũi và thường có xu hướng tự cải thiện trong vài ngày.
Biện pháp điều trị ngứa mũi
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để điều trị bệnh.
1. Mẹo trị hết ngứa mũi tại nhà
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi. Nhỏ nước mũi 2 lần/ngày.
- Uống nhiều nước để tránh làm khô mũi. Cố gắng uống khoảng 2 – 2.5 lít nước/ ngày.
2. Điều trị y tế cho ngứa mũi
Điều trị dị ứng:
Bác sĩ có thể kê toa thuốc dị ứng như thuốc mỡ thoa mũi, thuốc xịt có chứa chất kháng Histamine hoặc thuốc chống dị ứng. Bao gồm:
- Diphenhydramine
- Corticosteroid
- Cetirizine
- Natri Cromolyn
- Thuốc thông mũi

Tham khảo thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Điều trị cảm lạnh:
- Dung dịch muối vô trùng của Natri Clorua.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen.
- Thuốc xịt thông mũi như Afrin, Suphedrine PE, Sudafed
Điều trị kích ứng da:
- Thuốc điều hòa hệ thống miễn dịch.
- Thuốc mỡ không kê đơn có chứa urê hoặc axit lactic.
- Dầu khoáng Atopic có chứa Eramides, Glycerin.
- Kem và thuốc mỡ không kê đơn có chứa Hydrocortisone Steroid.
- Kem Cortisone theo toa.
- Tiêm Cortisone trong các trường hợp nghiêm trọng.
Biện pháp ngăn ngừa ngứa mũi
- Tránh môi trường nhiều khói bụi và các chất gây dị ứng. Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ và đảm bảo luôn che mũi cẩn thận khi ra ngoài.
- Thường xuyên giặt quần áo, chăn màn.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để dưỡng da mỗi ngày.
- Giảm việc tiêu thụ các loại thực phẩm, thức ăn cay.
Thực hiện những biện pháp phòng ngừa đơn giản này, người bệnh có thể tránh khỏi tình trạng ngứa mũi. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa mũi mãn tính, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Bài viết liên quan
- Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là bệnh gì? Cách điều trị
- Lý do Ngứa Mũi Chảy Nước Mũi? Cách Xử Lý Hiệu Quả
