Thuốc Adrenalin là thuốc gì? Giá bán, cách dùng và tương tác
Thuốc Adrenalin có tên khác là Epinephin. Thuốc thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị hen phế quản, viêm mũi, tăng cường tác dụng thuốc gây tê khi phối hợp.
Thông tin về thuốc Adrenalin
- Nhóm thuốc: Thuốc cấp cứu và giải độc
- Tên khác: Epinephin
- Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
Đọc thêm: Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Có Những Biến Chứng Nào Thường Gặp Nhất?
Thành phần
Dung dịch tiêm Adrenalin được bào chế bằng hoạt chất Adrenalin và một số thành phần tá dược khác.
Công dụng
Trên hệ tuần hoàn
Thuốc có khả năng kích thích receptor beta 1 ở tim làm tăng sức co bóp của cơ tim, làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim.
Trên mắt
Thuốc Adrenalin có khả năng gây co cơ tia mống mắt. Điều này dẫn đến tình trạng giãn đồng tử, tăng nhãn áp do sự chèn ép lên ống thông dịch nhãn cầu.
Trên huyết áp
Thuốc Adrenalin ít gây ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương nhưng lại làm tăng huyết áp tâm thu. Hơn thế, thuốc có khả năng gây hạ huyết áp do phản xạ.
Trên hệ tiêu hóa
Thuốc Adrenalin có khả năng làm giảm tiết dịch tiêu hóa và làm giãn cơ trơn tiêu hóa.
Trên hô hấp
Thuốc Adrenalin có khả năng làm giãn cơ trơn phế quản, gây kích thích nhẹ hô hấp và làm giảm phù nề niêm mạc.
Trên hệ tiết niệu
Thuốc Adrenalin có khả năng tác động và làm giảm tiết dịch ngoại tiết.
Trên chuyển hóa
Thuốc Adrenalin có khả năng làm tăng tiết glucagon, giảm tiết insulin, và tăng tốc độ phân hủy glycogen nên hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm tăng glucose máu. Thuốc còn có tác dụng tăng chuyển hóa cơ bản lên 20 – 30%, tăng cholesterol máu, tăng tiêu thụ oxy, tăng tạo hormon tuyến thượng thận (cortison) và tăng tạo hormon tuyến yên (ACTH).
Ngoài ra hoạt chất Adrenalin có trong thuốc còn có khả năng làm tăng tác dụng kết dính tiểu cầu.
Dược lực
Thuốc Adrenalin là một trong những loại thuốc kích thích hệ adrenergic. Đây là một loại thuốc có tác dụng tác động và kích thích gián tiếp làm tăng lượng catecholamin được xác định ở synap thần kinh của hệ adrenergic. Hoặc tác dụng trực tiếp trên receptor được xác định nằm tại hệ adrenergic.
Dược động học
- Hấp thu: Hoạt chất Adrenalin ít bị phân hủy và ít được hấp thu tại đường tiêu hóa. Việc tiêm tĩnh mạch sẽ giúp thuốc hấp thu rất nhanh.
- Chuyển hóa: Trong cơ thể các catecholamin và Adrenalin đều bị tác động và chuyển hóa bởi hai loại enzym là MAO và COMT.
- Thải trừ: Hoạt chất Adrenalin khi được đưa vào cơ thể, chúng thải trừ qua nước tiểu và thải trừ phần lớn dưới dạng đã chuyển hóa (acid vanylmandelic liên hợp chủ yếu với acid sulfuric hoặc acid glucuronic.
Chỉ định
- Cấp cứu ngừng tim đột ngột
- Cấp cứu sốc phản vệ
- Điều trị hen phế quản
- Sử dụng tại chỗ trong điều trị viêm mống mắt, cầm máu niêm mạc, viêm mũi dị ứng
- Làm tăng cường tác dụng của thuốc tê khi sử dụng phối hợp cùng với loại thuốc này.
Chống chỉ định
- Mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch nặng.
- Đái tháo đường.
- Xơ vữa động mạch.
- Ngừng tim do rung tâm thất
- Ưu năng tuyến giáp.
- Bí tiểu do tắc nghẽn
- Bị tăng nhãn áp.
Gợi ý: Viêm mũi dị ứng quanh năm: Cách chữa trị nào dứt điểm?
Cách dùng và liều lượng
Cách dùng
Thuốc Adrenalin được sử dụng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da.
Liều lượng
- Liều khuyến cáo: Dùng 1 mg/lần, 2 mg/ngày.
Lưu ý: Liều dùng thuốc Adrenalin có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh.
Bảo quản
Thuốc Adrenalin cần được bảo quản trong bao bì kín. Bên cạnh đó thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
Giá thuốc
Thuốc Adrenalin đang được bán với giá 60.000 VNĐ/ống (1 hộp gồm 10 ống).
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Adrenalin
Khuyến cáo khi dùng
- Cấm tiêm Adrenalin trực tiếp vào tĩnh mạch khi chưa được pha loãng.
- Tuyệt đối không được nhỏ trực tiếp dung dịch vào mắt của những bệnh nhân.
- Việc sử dụng dung dịch Adrenalin nhỏ vào mũi với liều lượng cao có thể khiến bệnh nhân phản ứng sung huyết.
- Thận trọng dùng thuốc đối với những bệnh nhân đang trong quá trình dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc glycosid tim, quinidin.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường, glôcôm góc hẹp không được dùng.
- Thuốc Adrenalin không được tùy tiện sử dụng cho những bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch.
- Không sử dụng thuốc Adrenalin đối với những bệnh nhân quá nhạy cảm với hoạt chất Adrenalin, cường giáp.
Tham khảo thêm: 9 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Đơn Giản
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp
- Rối loạn nhịp tim
- Hồi hộp, lo âu không rõ nguyên nhân
- Đau đầu
- Đổ mồ hôi
- Cơ thể mệt mỏi
- Tăng huyết áp
- Chóng mặt
- Run
- Tiết nhiều nước bọt.
Tác dụng phụ ít gặp
- Rối loạn tim thất
- Buồn nôn và nôn ói
- Kém ăn
- Bồn chồn
- Sợ hãi
- Mất ngủ
- Dễ kích thích
- Bí tiểu, tiểu khó
- Khó thở.
Tác dụng hiếm gặp
- Hoại thư do co mạch
- Xuất huyết não
- Phù phổi do tăng huyết áp
- Tụt huyết áp
- Đau thắt ngực
- Ngất xỉu
- Chóng mặt hoa mắt
- Hoại tử mô do hoạt chất Adrenalin thoát ra ngoài mạch máu khi tiêm
- Ngừng tim
- Rối loạn tâm thần
- Lú lẫn
- Rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là rối loạn chuyển hóa glucose.
Tương tác thuốc
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Có khả năng tác động vào cơ thể làm tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim ở thể nặng.
- Thuốc ức chế beta – adrenergic loại không chọn lọc: Có thể làm tăng huyết áp mạnh dẫn đến tai biến mạch máu não.
- Thuốc gây mê thuộc nhóm halogen: Sự tương tác làm tăng rung tâm thất nặng.
Quá liều và cách xử lý
Triệu chứng
Gây khó chịu, bứt rứt, hồi hộp không rõ nguyên do, đánh trống ngực, run, căng thẳng.
Xử lý
Người bệnh cần dừng ngay việc sử dụng thuốc Adrenalin. Đồng thời có những biện pháp hỗ trợ để điều trị các triệu chứng.
Từ những thông tin này có thể thấy, việc tiêm thuốc cũng như điều trị bệnh với thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi bởi ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra nhiều rủi ro và tác dụng phụ nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm mũi họng (cảm lạnh) – Cách điều trị bệnh hiệu quả
- Thuốc xịt mũi Flixonase – Liều dùng, cách dùng và giá bán
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!