Cái ghẻ là con gì? Gây bệnh gì? Thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Cái ghẻ là một dạng ký sinh trùng có kích thước siêu nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng có thể phát triển nhanh chóng và lây từ người sang người thông qua những tiếp xúc trực tiếp hoặc qua vật dụng cá nhân.

Cái ghẻ là con gì
Cái ghẻ hay còn gọi là con ghẻ – một dạng ký sinh trùng trên da người và động vật gây ngứa ngáy

Những điều cần biết về cái ghẻ

Cái ghẻ được tìm ra cách đây hơn 2500 năm. Tên khoa học của cái ghẻ là Sarcoptes scabiei hominis – một loại ký sinh trùng sống ký sinh trên da người và động vật.

Có 3 phức hợp loài chính:

  • Loài S. scabiei var. hominis (ký sinh ở người)
  • Loài S. scabiei var. canis (ký sinh ở chó)
  • Loài S. scabiei var. suis (ký sinh ở mèo). 

Đặc điểm của cái ghẻ

  • Giống các loài chân đốt.
  • Có hình bầu dục và đường kính khoảng 0,25 mm.
  • Di động linh hoạt nhờ 8 chân, hút thức ăn bằng vòi dài ở đầu.
  • Cái ghẻ phát triển ở vị trí cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi, có lông rậm.
  • Nguồn thức ăn là các mô bị phân hủy.
  • Chỉ ký sinh trên da.
  • Cái ghẻ trưởng thành đào hang vào ban đêm và đẻ trứng vào ban ngày.
  • Đẻ trứng liên tục mỗi ngày từ 2 – 5 trứng.
  • Vòng đời kéo dài khoảng 20 – 30 ngày.
  • Trung bình trong ngoài 2 – 3 tháng chúng có thể sinh ra 150 triệu trứng ghẻ.
  • Sau khi đẻ hết thì ghẻ cái chết, xác nằm trong lớp ghét bẩn, tế bào chết.
Cái ghẻ có hình dạng như thế nào
Cái ghẻ có kích thước rất nhỏ chỉ có thể quan sát được qua kính hiển vi

Tham khảo thêm: Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Cơ sở gây bệnh của cái ghẻ lên cơ thể

Cái ghẻ ký sinh trên da, cơn ngứa thường xảy ra khi chúng đào hang và kích thích làn da ngứa ngáy. Cái ghẻ sẽ sinh ra enzyme proteases làm mềm lớp sừng trên da, tạo điều kiện di chuyển trên dễ dàng hơn. 

Những tổn thương trên da chủ yếu hình thành từ hoạt động của ghẻ cái. Chúng thường hoạt động tích cực hơn vào ban đêm, có thể đào hang gấp nhiều lần kích thước của chúng. Mỗi hang dài khoảng 3-5mm. Trong khoảng 3 – 4 ngày trứng ghẻ nở và ấu trùng tiếp tục đào đường hầm.

Đồng thời quá trình phát triển của cái ghẻ có thế kết thúc sớm hoặc kéo dài lâu hơn phụ thuộc vào nhiệt độ và khí hậu 

Cái ghẻ gây ra bệnh gì?

Cái ghẻ gây ra bệnh gì
Cái ghẻ đào hang và tạo thành những đường hầm tại tầng thượng bì và gây ra triệu chứng ngứa ngáy ngoài da

Cái ghẻ là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ghẻ ở người và động vật. Chúng sinh sản và gây ra những triệu chứng ngứa, nổi đỏ trên da, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào. Thông thường phải mất khoảng 3 – 4 tuần thì ký sinh trùng mới hoạt động mạnh mẽ và gây ra tổn thương khó chịu trên da. 

Bệnh ghẻ gây ra những tổn thương lâu dài cho làn da của trẻ. Do làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ non nớt, khi bị cái ghẻ xâm nhập sẽ gây tổn hại cho lớp thượng bì. Trẻ bị ghẻ hay ngứa gãi dẫn đến nhiễm khuẩn, trẻ cũng có thể bị sốt trong một số trường hợp.

Mức độ tổn thương mà cái ghẻ gây ra trên da

  • Vị trí tổn thương như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, các ngấn cổ hoặc ngấn cẳng tay, đầu gối, kẽ nách, khu vực quanh bụng, rốn, mông,…
  • Xuất hiện nhiều mụn nước.
  • Giai đoạn trứng ghẻ nở thành ấu trùng thường gây ngứa dữ dội, tạo thành các vết xước gãi, vết trợt, sẩn ngứa, vùng da bị khô như chàm.
  • Sau khi điều trị vết ngứa dễ để lại sẹo thâm, tồn tại đến tuổi trưởng thành hoặc ở người trưởng thành thì có thể là vĩnh viễn.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ 

Chẩn đoán hình ảnh cái ghẻ
Thông qua các biệt phát xét nghiệm máu hoặc soi tươi giúp đưa ra hình ảnh cái ghẻ hoặc trứng ghẻ trong lớp tế bào da

Phương pháp chẩn đoán bệnh ghẻ

Phương pháp chẩn đoán bệnh ghẻ là lấy mẫu vùng da bị ngứa, cho vào trong nước muối sinh lý và soi dưới kính hiển vi. Nhưng thường sẽ căn cứ vào biểu hiện lâm sàng mà đưa ra hướng phù hợp để điều trị

  • Chẩn đoán bệnh ghẻ bằng phương pháp soi tươi – Thủ thuật nạo tế bào ở luống ghẻ và soi kính hiển vi qua dung dịch KOH 10%, bằng cách này có thể xác định được ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm máu xác định của bệnh ghẻ nếu như kết quả cho thấy chỉ số IgE tăng cao.

Đọc thêm: Dùng nước muối chữa ghẻ giúp cải thiện bệnh 

Những phương pháp dùng tiêu diệt cái ghẻ

điều trị cái ghẻ
Sử dụng thuốc bôi ngoài da là cách điều trị cái ghẻ phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất

Có nhiều phương pháp điều trị ghẻ đáp ứng hiệu quả tốt, có thể điều trị liên tục trong vòng 2 – 7 ngày sẽ thấy cải thiện. Một số nguyên tắc điều trị gồm có:

  • Cần phát hiện triệu chứng sớm và có biện pháp điều trị, kết hợp phòng ngừa.
  • Điều trị ghẻ cho tất cả những người từng tiếp xúc với bệnh nhân. 
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, liều dùng.
  • Điều trị ghẻ bằng thuốc bôi ngoài da kéo dài tối thiểu 2 tuần.
  • Tránh kỳ cọ cào gãi vùng da bị ghẻ.
  • Kết hợp điều trị tại chỗ và vệ sinh không gian sống, vật dụng cá nhân.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Xem thêm: Bệnhghẻ nước có lây không? Lây qua những đường nào?

Thuốc bôi trị cái ghẻ loại nào nên dùng?

thuốc bôi diệt cái ghẻ
Những loại thuốc bôi dạng bột thường được dùng cho những tổn thương lan rộng và nghiêm trọng

Thông thường nhóm thuốc dùng trị ghẻ thường được sử dụng gồm có:

  • Dung dịch DEP: Trẻ em và phụ nữ mang thai không được dùng, đối với người trưởng thành dùng thuốc bôi 2-3 lần/ ngày.
  • Thuốc Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate): Dùng 2 lần/ngày.
  • Thuốc trị ghẻ Lindane: Thuốc được dùng dưới dạng xịt, liều dùng chỉ 2 lần/ngày/tuần. 
  • Thuốc Eurax (crotamintan) 10%: Thuốc trị cái ghẻ có tác dụng an toàn với trẻ sơ sinh, đồng thời thuốc cũng có tác dụng loại trừ các chủng nấm, ký sinh trùng khác.
  • Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite): Dùng thuốc mỗi ngày 2 – 3 lần sau khi vệ sinh cơ thể. 
  • Thuốc Ivermectin: Không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ đang mang thai, cho con bú.
  • Trong trường hợp ghẻ đã hình thành những tổn thương nghiêm trọng sẽ phải được điều trị kết hợp kháng sinh, steroid, nhóm thuốc kháng histamin, dung dịch milian, nhóm vitamin B1, C, nhóm oxit kẽm, tím metyl 1%. 

Cái ghẻ là loại ký sinh trùng tăng trưởng nhanh, vì thế việc ngăn chặn sự phát triển của chúng sẽ tránh gây ra lây lan trong phạm vi rộng hơn. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường trên da, cần đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách chữa ghẻ bằng nước muối tẩy sạch các nốt ghẻ trên da

Chữa ghẻ bằng nước muối là phương pháp dân gian giúp điều trị bệnh khá hiệu quả, tiết kiệm, dễ…

Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh ghẻ nước mặc dù không khó chữa nhưng cũng cần phải điều trị sớm để tránh những biến chứng…

Mẹo chữa ghẻ bằng lá khế Mẹo chữa ghẻ bằng lá khế – Dân gian thường áp dụng

Lá khế vốn là một trong những loài cây dân dã thường được sử dụng để điều trị bệnh ngoài…

Thuốc Eurax trị ghẻ Thuốc Eurax: Công dụng, cách dùng trị ghẻ và lưu ý

Thuốc Eurax là loại thuốc bôi ngoài da dùng đặc trị triệu chứng của ghẻ gây ra. Thuộc nhóm thuốc…

bệnh ghẻ nước có tự khỏi không Bệnh ghẻ nước có tự khỏi không?

Bệnh ghẻ có tự khỏi hay không? Vấn đề này đang được nhiều người quan tâm khi ghẻ nước là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua