Ghẻ xốn: Dấu hiệu nhận biết và cách trị nhanh
Bệnh ghẻ xốn do ký sinh trùng gây ra, vì thế bệnh rất dễ lây nhiễm và tái phát lại nếu như bạn không kịp thời ngăn chặn.
Bệnh ghẻ xốn là gì?
Bệnh ghẻ xốn là căn bệnh do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei gây ra. Cái ghẻ có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1/4 mm, không thể nhìn thấy chúng. Cái ghẻ hoạt động chủ yếu về ban đêm và gây ngứa ngáy nhiều.
Ngoài ra do chúng thường sinh sản nhanh, trứng mà ghẻ cái có thể đẻ là 2 – 3 trứng mỗi ngày, phát triển thành ghẻ trưởng thành trong khoảng 4 ngày. Vì vậy điều trị ghẻ thường mất nhiều thời gian và bệnh dễ tái lại.
Nguyên nhân bệnh ghẻ xốn
- Do nhiễm bệnh từ nguồn lây: Trong gia đình có người bị ghẻ, hoặc sinh hoạt cùng môi trường với người bị ghẻ thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.
- Điều kiện sống vệ sinh kém: Trong điều kiện sinh sống ẩm thấp, mùa mưa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng ghẻ gây bệnh.
- Quan hệ tình dục: Thông qua các tiếp xúc gần gũi mà ghẻ cái hoặc trứng ghẻ có thể lây lan từ người bệnh sang đối phương.
Gợi ý thêm: Bệnh ghẻ phỏng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Triệu chứng của bệnh ghẻ xốn
Bệnh ghẻ xốn có những triệu chứng tương tự như bệnh viêm da thông thường. Điều này khiến người bệnh không xác định đúng bệnh, từ đó sử dụng thuốc điều trị không đúng khiến bệnh không được chữa khỏi.
- Ngứa da
- Vệt đỏ nổi bật trên da.
- Mọc nhiều mụn nước.
- Ngứa nhiều về đêm hoặc thời tiết nóng bức.
- Nốt chốc, lở loét và chảy máu nhẹ
- Có thể mọc những nốt mụn mủ hoặc mụn nhọt.
- Tiết dịch vàng và để lại sẹo, có thể tái phát lan rộng ra các vùng da xung quanh.
Ghẻ xốn chủ yếu chỉ gây ra những tổn thương ngoài da, tuy nhiên tương tự những bệnh da liễu khác thì bệnh nhân cũng có thể đối mặt với biến chứng nếu như không can thiệp điều trị sớm.
Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ xốn
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc trị ghẻ xốn cho người lớn
- Thuốc Pyréthrinoide (Sprégal): Đây là thuốc trị ghẻ xốn dạng xịt toàn thân. Đặt chai xịt cách da một khoảng tối thiểu 20cm. Mỗi ngày nên xịt thuốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Xịt lại thuốc từ 2-3 lần.
- Thuốc Lindane: Mỗi ngày xịt 2 – 3 lần, thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 tuần. Thuốc này có không phù hợp với đối tượng trẻ em và phụ nữ có thai.
- Thuốc D.E.P trị ghẻ xốn: Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần và liên tục trong 7 ngày tiếp theo. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chống chỉ định dùng thuốc này.
- Thuốc Benzoat de benzyl: Mỗi ngày nên bôi thuốc lại 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 8 tiếng.
- Thuốc ivermectine: Đây là loại thuốc uống dùng điều trị toàn thân, thuốc có thể gây tác dụng phụ, nên cần được bác sĩ chẩn đoán chính xác mới cho phép sử dụng.
Thuốc trị ghẻ xốn ở trẻ em
- Thuốc Spregal (esdepallethrin): Trước khi sử dụng thuốc xịt phụ huynh nên vệ sinh cơ thể trẻ thật sạch và lau khô ráo, sau khi xịt thuốc mặc quần áo sạch cho trẻ.
- Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite): Được điều chế dưới dạng dung dịch bôi ngoài da. Nhóm thuốc này an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
- Thuốc Eurax (crotamintan) 10%: Mỗi ngày phụ huynh có thể sử dụng thuốc Eurax bôi lên vùng da bị ghẻ của trẻ 2 – 3 lần, mỗi lần bôi cách nhau 6-10 giờ.
- Thuốc Cephalexine gói bột 125mg: Liều lượng sử dụng được quy chuẩn 50mg/kg, mỗi ngày uống 3 lần. Thời gian uống thuốc thường kéo dài từ 7-10 ngày.
- Thuốc phenergan 0,1%: Dùng điều trị cho những trẻ trên 2 tuổi bị ngứa nhiều. Liều dùng được quy định 0,5mg/kg thể trọng, dùng cho 1 lần uống.
Gợi ý: Bệnh ghẻ nước có lây không? Lây qua đường nào?
Điều trị theo dân gian
Chuối xanh chữa ghẻ xốn
Tác dụng của chuối xanh nằm ở phần nhựa chuối, chất dịch này có tính chống viêm mạnh mẽ nên thường được sử dụng để điều trị bệnh ngoài da.
Hướng dẫn thực hiện:
- 1 quả chuối xanh (mỗi ngày 1 quả) đem rửa sạch và thái thành lát.
- Rửa sạch vùng da bị ghẻ trước bằng nước muối.
- Sau đó dùng một lát chuối xanh chà xát lên vùng da bị ghẻ.
- Mỗi ngày thực hiện 3 lần, sau 20 – 30 phút thì rửa lại.
- Kiên trì trong vòng 2 – 3 tuần.
Dùng lá mướp trị ghẻ ngứa
Bởi vì lá mướp có khả năng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn, thành phần chống viêm, chống sưng của lá mướp cũng có hiệu quả ngăn chặn ký sinh trùng cao.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá mướp tươi, rửa sạch và ngâm nước muối.
- Đem giã nhuyễn cùng với 1 thìa muối đến khi tiết ra nước.
- Vệ sinh vùng da bị bệnh, dùng bã lá mướp chà xát lên.
- Cố định lá mướp bằng gạc trong khoảng 30 phút thì rửa lại.
- Kiên trì trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 2 lần.
Chữa ghẻ xốn bằng lá trầu không
Lá trầu không thường được dùng để tiêu viêm, kháng khuẩn. Vì thế nên lá trầu không thường xuyên góp mặt trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu, ghẻ ngứa, bệnh xương khớp…
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không, rửa sạch và ngâm nước muối 20 phút.
- Giã nhuyễn lá trầu không để tinh dầu tiết ra hết.
- Chuẩn bị nồi nước 2l để đun sôi hỗn hợp lá trầu không trong vòng 20 phút.
- Rửa sạch sẽ vùng da bị ghẻ ngứa, dùng nước lá trầu không rửa lại, kết hợp chà xát bã lá.
- Thực hiện kết hợp 15 – 20 phút, không cần rửa, dùng khăn lau lại là được.
Dùng lá ổi chữa bệnh ghẻ xốn
Lá ổi có thành phần dược tính cao, đồng thời lá ổi cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp vết thương và ghẻ lở nhanh hồi phục.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 100g lá ổi đem đi ngâm muối, sau đó rửa sạch lại.
- Cho lá ổi vào 5 lít nước đun đậy nắp đến khi lá ổi chuyển màu sẫm hơn.
- Đợi cho nước bớt nóng thì đem đi tắm toàn thân, ngâm mình trong nước lá ổi 20 phút.
- Áp dụng 2 – 3 lần trong tuần.
Lá muồng trâu chữa bệnh ghẻ xốn
Thành phần dược tính có trong lá muồng trâu rất mạnh mẽ, vì thế thảo dược này hay được thay thế điều trị trong các bệnh lý da liễu do ký sinh trùng và nấm gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3 lá muồng trâu đem ngâm trong nước muối 15 phút.
- Đem lá đi rửa sạch lần nữa rồi giã nát cùng với muối.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sau đó đắp phần bã lá muồng trâu lên vùng da bị bệnh.
- Cố định thuốc bằng băng gạc trong khoảng 15-30 phút rồi rửa sạch lại.
- Chỉ nên dùng thuốc đắp mỗi ngày khoảng 1 lần/ngày.
Tham khảo thêm: Dùng nước muối chữa ghẻ lành tính, an toàn và hiệu quả
Biện pháp phòng tránh bệnh ghẻ xốn lây lan
Bệnh chỉ khỏi hoàn toàn khi người bệnh không còn trứng ghẻ trên cơ thể, đồng thời không có nguồn lây bệnh xung quanh. Cụ thể những phương pháp tránh bệnh tái phát là:
- Nên sử dụng riêng đồ dùng cá nhân, không ngủ chung giường với người bệnh tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
- Sau khi đem giặt sạch đồ dùng, nên hong khô dưới nắng to để tiêu diệt hết ghẻ cái và trứng.
- Vệ sinh cơ thể, vệ sinh nhà ở.
- Đảm bảo nơi ở thông thoáng, tránh để không gian sống ẩm ướt.
Đối với những biểu hiện nhẹ, bạn có thể dùng các dược liệu để điều trị. Nhưng không xem nhẹ bệnh, nếu nhận thấy các nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách để tránh triệu chứng lan rộng thêm.
Có thể bạn quan tâm:
- Gợi ý 5 cây thuốc nam trị ghẻ theo mẹo dân gian cực hiệu quả
- Ghẻ Ruồi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị phù hợp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!